Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến dành khoảng 1.300 tỷ đồng chăm lo Tết Kỷ Hợi
Tổng kinh phí chăm lo Tết Nguyên đán 2019 dự kiến khoảng 800 tỷ đồng, tăng khoảng 35 tỷ đồng so với Tết Nguyên đán 2018, được trích từ nguồn ngân sách. Cùng với sự chăm lo của chính quyền, là sự chung tay góp sức từ cộng đồng, từ các mạnh thường quân với số tiền khoảng 500 tỷ đồng.
Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh tặng quà Tết cho một hộ nghèo tại huyện Củ Chi. (Ảnh: Tường Duy)
Uỷ ban Nhân dân TP Hồ Chí Minh vừa thông qua mức chăm lo tết trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019.
Theo đó, cán bộ lão thành cách mạng, nhân sĩ trí thức, mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, thương binh nặng hạng đặc biệt, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học suy giảm 81% đặc biệt nặng được Thành phố tặng quà trị giá 3,1 triệu đồng/suất. Trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, mẹ Việt Nam anh hùng đau yếu, các gia đình thương binh, liệt sĩ chiến đấu ở chiến trường Tây Nam… Thành phố sẽ vận động, hỗ trợ thêm.
Các thương binh nặng, bệnh binh, Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động… có phần quà trị giá 1,7 triệu đồng/suất. Các đối tượng chính sách có công khác nhận quà trị giá 1,3 triệu đồng/suất.
Với cán bộ, công chức, viên chức đang công tác trong khu vực hành chính sự nghiệp khối thành phố, quận – huyện và một số cơ quan hành chính sự nghiệp thuộc ngành dọc (kể cả các tổ chức Đảng, đoàn thể và cán bộ phường, xã, thị trấn), được tặng quà trị giá 1,4 triệu đồng/suất.
Các hộ nghèo, cận nghèo, vừa vượt chuẩn nghèo, mỗi hộ 1,15 triệu đồng. Đồng thời, vận động, hỗ trợ thêm mỗi hộ nghèo 100.000 đồng. Các hộ diện bảo trợ xã hội, khuyết tật, người già trên 80 tuổi trở lên, mỗi người được nhận 1,15 triệu đồng/người.
Video đang HOT
Tổng kinh phí chăm lo Tết Kỷ Hợi dự kiến khoảng 800 tỷ đồng, tăng khoảng 35 tỷ đồng so với Tết 2018, được trích từ nguồn ngân sách. Cùng với sự chăm lo của chính quyền, là sự chung tay góp sức từ cộng đồng, từ các mạnh thường quân với số tiền khoảng 500 tỷ đồng. Như vậy, tổng quy mô chăm lo Tết Kỷ Hợi 2019 ước tính khoảng 1.300 tỷ đồng./.
Chi Mai
Theo ĐCSVN
Lao động cuối năm: Tung đủ "chiêu" vẫn khó tuyển
Còn 1 tháng nữa là tới Tết Nguyên đán 2019.Đây là điểm thị trường lao động sôi động nhất trong năm. Dù đã tung đủ "chiêu" tuyển dụng nhưng nhìn chung việc tuyển lao động không hề đơn giản vào thời điểm này.
"Khát" lao động phổ thông
Nhiều tháng trước, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã mở nhiều phiên giao dịch việc làm chuyên đề để kết nối cung - cầu lao động vào những tháng giáp tết. Theo ông Vũ Quang Thành - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội, thường trước tết 1-2 tháng là thời điểm nước rút để doanh nghiệp (DN) chạy tiến độ.
"Nhất là đối với các DN làm dịch vụ thì việc tuyển lao động thời vụ được xem như là việc quyết định sự thành bại của kế hoạch kinh doanh cuối năm. Đơn hàng dù có nhiều cỡ nào nhưng nếu không có lao động thì DN cũng không thể hoàn thành" - ông Thanh nói.
Thời điểm cuối năm, nhu cầu tuyển lao động bán thời gian tăng cao. Ảnh: N.T
Thông thường thời điểm cuối năm nhu cầu tuyển dụng lao động tăng mạnh từ 15-20% so với các tháng trước, chủ yếu ở các ngành dịch vụ sản xuất hàng hoá phục vụ tết. Công việc "khan hiếm" lao động là việc làm bán thời gian như: Đóng gói, tiếp thị, vận chuyển, nhà hàng, khách sạn...
Đặc biệt thời gian gần đây, nhu cầu tuyển dụng nhân viên chăm sóc cây cảnh, giúp việc... đang tăng cao vào dịp cuối năm. Điều này cũng cho thấy bức tranh về thị trường lao động có sự thay đổi đáng kể. Căn cứ vào cơ sở dữ liệu, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đã xử lý số liệu để tổ chức phiên giao dịch việc làm bán thời gian để kết nối cung - cầu.
"Không phải DN nào tuyển dụng là tuyển được lao động, nhiều DN đăng tuyển dụng trên đủ các kênh vẫn không tuyển được. Lao động thường căn cứ vào tính chất công việc, quyền lợi, mức lương, chế độ phúc lợi... Tại Hà Nội, cung lao động không dồi dào, việc làm lại nhiều vì thế lao động có nhiều lựa chọn"- ông Thành nói.
Ông Thành cũng cho biết, các DN tuyển dụng qua trung tâm thường có chế độ, quyền lợi rõ ràng, do vậy người lao động xin việc cũng cũng hạn chế được rủi ro.
Trong ngày 3.1.2019, tại sàn giao dịch vệ tinh của Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội tại huyện Thạch Thất, siêu thị Mediamart đã tuyển được hơn 100 nhân viên bán hàng. Trước đó khoảng 1 tuần, hệ thống siêu thị Vinmart cũng đã tuyển dụng được gần 200 lao động làm tết tại buổi giao dịch việc làm ở Sóc Sơn.
Lương cao vẫn khó tuyển lao động
Hiện nay, mức lương trung bình cho 1 lao động làm bán thời gian hoặc làm các công việc thời vụ vào tết thường dao động trong khoảng 4,5 - 5,5 triệu đồng/tháng. Hiện nay để tuyển dụng, nhiều công ty đã phải tung nhiều "chiêu" để thu hút lao động như: Lương hậu hĩnh, chế độ thưởng doanh thu, thưởng tết, hỗ trợ ăn trưa... Thậm chí với những lao động làm việc tốt, công ty có thể ký hợp đồng làm việc lâu dài.
Anh Nguyễn Văn Tuấn - phụ trách mảng nhân sự của một DN trên địa bàn Hà Nội chuyên cung ứng sản phẩm tết cũng đang phải tất tưởi lo tìm người dịp cuối năm. Anh Tuấn cho hay, với hệ thống cửa hàng, công ty muốn tuyển một số lao động chủ yếu ở mảng kinh doanh và bán hàng, nhưng qua 2 phiên giao dịch việc làm cuối tháng 11 và đầu tháng 12 vừa qua vẫn chưa tuyển đủ.
"Khi tuyển dụng nhiều lao động đều băn khoăn và đòi hỏi các quyền lợi về việc lương thưởng vào dịp cuối năm. Thực tế các bạn ấy chưa vào làm việc cụ thể, chưa thể biết rõ năng lực nên công ty cũng chưa thể hứa hẹn. Tuy nhiên, để phục vụ cho công việc trước mắt, chúng tôi sẽ cố gắng tuyển đủ, sau đó sẽ cùng trao đổi để làm việc lâu dài cùng nhau" - anh Tuấn nói.
Thực tế vào dịp tết, bên cạnh việc các DN đang tuyển dụng lao động còn có các trung tâm giúp việc gia đình. Đặc biệt là việc tuyển lao động để làm thời vụ và lao động ở lại giúp việc gia đình vào dịp tết.
Thông thường, mức thù lao cho một lao động làm các công việc bán thời gian hoặc thời vụ dịp cận tết được đưa ra là từ 20.000 - 30.000 đồng/giờ, 100.000 - 150.000 đồng/ca (4 - 8 giờ làm việc), hoặc 200.000 - 300.000 đồng/ngày, tùy đơn vị tuyển dụng. Tuy mức lương, thu nhập khá nhưng doanh nghiệp vẫn không dễ để tuyển được đủ lao động thời điểm này".
Ông Vũ Quang Thành -
Phó giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội
Vào "tháng củ mật" này, mức lương dành cho người giúp việc được đánh giá khá cao nhưng tìm được người làm lại không dễ. Điển hình là Công ty giúp việc gia đình T.N ở Cầu Giấy (Hà Nội) đăng tuyển dụng lao động không giới hạn. Mức lương tùy thuộc vào từng công việc và vị trí, lao động làm toàn thời gian thường nhận lương từ 3,5 - 5 triệu đồng/tháng, lao động giúp việc theo giờ khoảng 50.000 đồng/giờ. Thậm chí, có những lao động chấp nhận ở lại làm việc vào đúng tết mức lương còn cao hơn, khoảng 600.000- 800.000 đồng/người/ngày. Mặc dù lương cao nhưng không phải lúc nào cũng tuyển được người, nhiều lao động vẫn rất "chảnh", cân đo đong đếm công việc. Có người nhận việc rồi đi làm 3- 4 ngày lại bỏ vì không chịu được áp lực công việc.
Bà Ngô Thị Lan - quản lý công ty giúp việc gia đình T.N cho biết: "Năm nào chúng tôi cũng đăng tuyển lao động từ trước tết cả 2- 3 tháng, thế nhưng không tuyển đủ bởi nhu cầu khách hàng cần dọn nhà cuối năm rất lớn. Lao động làm thời vụ chủ yếu là sinh viên và người ở quê lên thành phố, nhiều khi tay nghề không có, công ty lại mất 2-3 ngày để đào tạo" - bà Lan cho biết.
Chuyện ở Công ty T.N, cũng là thực tế tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội hiện nay. Theo phản ánh của trung tâm, dịp cuối năm số người đăng ký tìm người giúp việc gia đình theo giờ chiếm khoảng 40% tổng số nhu cầu tìm lao động làm việc bán thời gian trong dịp tết. Tuy nhiên, số người đăng ký tìm việc lại giảm, khiến nguồn lao động luôn trong tình trạng khan hiếm.
Theo Danviet
Nhà nông đất Mũi trúng đậm vụ cua cuối năm Theo nhiều nông dân ở Cà Mau, cận Tết là thời điểm giá cua biển tăng cao. Nắm được nhu cầu của thị trường, nhiều người đã chọn thời điểm thả giống để thu hoạch vào đúng dịp cuối năm và hình thức nuôi này đã giúp nhiều hộ có thu nhập khá. Trúng giá mùa cua tết Chỉ còn hơn 1 tháng...