Thành phố Hồ Chí Minh: Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 giảm 0,33%
Trong tháng 5, có 3/11 nhóm giảm gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,41%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,97%; nhóm giao thông giảm 2,29%…
Hàng hóa thiết yếu có nguồn cung dồi dào tại siêu thị Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: TTXVN phát)
Cục Thống kê Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, chỉ số giá tiêu dùng tháng 5 của thành phố giảm 0,33% so với tháng trước, giảm 1,38% so với tháng 12/2019 và tăng 1,4% so với cùng tháng năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng năm 2020 tăng 3,76% so với bình quân cùng kỳ năm 2019.
Theo đó, trong tháng có 3/11 nhóm giảm gồm nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,41%; nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng giảm 0,97%; nhóm giao thông giảm 2,29%. Còn các nhóm khác đều tăng so với tháng trước, chỉ trừ nhóm may mặc, mũ nón, giầy dép và nhóm giáo dục không biến động.
Về diễn biến giá cụ thể một số nhóm ngành hàng so tháng trước, Cục Thống kê Thành phố cho biết, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,41% so với tháng trước; trong đó, nhóm lương thực giảm 0,4%, tập trung vào 2 nhóm là gạo cụ thể gạo tẻ thường giảm 0,47%, gạo tẻ ngon giảm 0,91%, gạo nếp tăng 0,02%; nhóm lương thực chế biến cụ thể nhóm mỳ sợi, mỳ, phở, cháo ăn liền giảm 1,14%.
Nhóm thực phẩm tăng 0,72% so với tháng trước; trong đó, thịt gia súc tươi sống tăng 3,71%, thịt chế biến tăng 0,71%, trứng các loại tăng 0,20%, thủy sản chế biến tăng 0,14%. Tuy nhiên nhóm này có thủy sản tươi sống giảm 0,61%, thịt gia cầm tươi sống giảm 0,25%…
Video đang HOT
Nhóm nhà ở, điện nước, chất đốt, vật liệu xây dựng giảm 0,97% so tháng trước, giá nước sinh hoạt tăng 0,06%, giá điện sinh hoạt giảm 0,07%. Các nhóm khác giảm nhẹ như giá nhà ở thuê giảm 2,11% do các chủ nhà tạo điều kiện cho người thuê nhằm chia sẻ khó khăn trong dịch COVID- 19; vật liệu bảo dưỡng nhà ở giảm 0,61% do nhu cầu của người dân giảm.
Giá gas tăng 11,60%; trong đó, ở thành thị giá gas tăng 34.000 đồng/bình, nông thôn tăng 20.000 đồng/bình; giá dầu hỏa giàm 10,59%, còn lại các mặt hàng khác không biến động.
Nhóm giao thông cũng giảm 2,29% so tháng trước, chủ yếu do tác động của 2 lần điều chỉnh giá xăng dầu vào ngày 28/4/2020 và ngày 13/5/2020. Theo đó, giá xăng, dầu diezel giảm 5,01% so tháng trước. Tuy nhiên, vé tàu hỏa tăng 0,28%.
Chỉ số giá vàng tháng 5/2020 tăng 1,19% so với tháng trước; tăng 16,96% so với tháng 12/2019; tăng 33,38% so với cùng tháng năm trước và bình quân 5 tháng năm 2020 tăng 25,8% so với năm trước.
Chỉ số giá USD tháng 5/2020 giảm 0,49% so với tháng trước; tăng 1,15% so với tháng 12/2019; tăng 0,55% so với cùng tháng năm trước và bình quân 5 tháng năm 2020 tăng 0,71% so với năm trước.
TP.HCM: Gỡ vướng chi trả hỗ trợ đối tượng bị ảnh hưởng dịch COVID-19
Thành phố Hồ Chí Minh mới chi hỗ trợ cho hơn 4.800 người lao động trong các doanh nghiệp bị ảnh hưởng dịch COVID-19, với tổng tố tiền gần 5 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 8%.
Trao quà hỗ trợ cho gia đình thuộc hộ nghèo có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng do dịch COVID-19. (Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN)
Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thành phố Hồ Chí Minh, việc chi trả hỗ trợ các nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 đang gặp nhiều khó khăn làm ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả chi trả hỗ trợ chưa đạt kế hoạch đề ra.
Cụ thể, toàn thành phố mới chi hỗ trợ cho hơn 4.800 người lao động trong các doanh nghiệp phải thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương ở 183 doanh nghiệp với tổng số tiền gần 5 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 8%).
Trong khi đó theo thống kê toàn thành phố có 3.179 doanh nghiệp với tổng số 55.291 người thuộc diện này.
Thành phố cũng chi hỗ trợ cho 547/7.479 người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, với số tiền 547 triệu đồng, đạt hơn 7%; chi trả hỗ trợ 15.000/286.000 người người lao động tự do, không có hợp đồng lao động bị mất việc làm, đạt tỷ lệ 5%.
Ngoài ra, chi hỗ trợ cho 18.455 trong số 25.100 người bán vé số lưu động bị mất việc làm trong tháng 4/2020 từ nguồn tài chính của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số kiến thiết thành phố.
Về hỗ trợ giáo viên, nhân viên trong cơ sở mầm non ngoài công lập, nhóm trẻ, phải nghỉ việc không hưởng lương, Thành phố có gần 2.900 cơ sở mầm non với tổng số giáo viên, nhân viên bị ảnh hưởng là 30.638 người. Trong đó, gần 15.000 người đủ điều kiện nhận hỗ trợ (có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc), nhưng đến nay cũng chỉ mới chi hỗ trợ được gần 6.000 người với số tiền 6 tỷ đồng.
Đối với 15.800 giáo viên, nhân viên không đủ điều kiện hỗ trợ (do chưa tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc), Sở Lao động-Thương binh và Xã hội trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, đề xuất phương án hỗ trợ phù hợp.
Về hỗ trợ hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm phải tạm ngừng hoạt động trong tháng 4/2020, Thành phố đã chi hỗ trợ cho 337/3.956 hộ, với số tiền 337 triệu đồng đạt tỷ lệ hơn 8%.
Đối với người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc cho người lao động, đến thời điểm hiện tại chưa có doanh nghiệp nào đủ điều kiện để được hỗ trợ theo quy định.
Lý giải về việc chi hỗ trợ cho các đối tượng bị ảnh hưởng do dịch COVID-19 đạt kết quả không cao, ông Lê Minh Tấn, Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thành phố cho rằng, do nhiều người sử dụng lao động chậm đối chiếu với cơ quan bảo hiểm xã hội về danh sách người lao động bị ngừng việc, hoãn việc; thậm chí không tham gia đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động... dẫn đến không đủ điều kiện được nhận hỗ trợ.
Theo ông Tấn, nguyên nhân khác là do nhiều lao động tự do, lao động chân tay, trình độ hạn chế nên dù địa phương có hướng dẫn nhưng người lao động làm hồ sơ không đúng quy định, phải điều chỉnh nhiều lần, khiến quá trình giải quyết hồ sơ chậm lại.
Bên cạnh đó, nhiều người lao động tự do từ địa phương khác đến, trong khi để được hưởng chính sách hỗ trợ thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân phường, xã, thị trấn nơi tạm trú về việc không đề nghị hưởng các chính sách theo Nghị quyết số 42/NQ-CP, Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg tại nơi tạm trú hoặc ngược lại.
"Thực tế có 53 doanh nghiệp có nhu cầu trả lương ngừng việc nhưng phải chứng minh không có doanh thu hoặc không còn nguồn tài chính để trả lương thì mới tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Hộ kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm, tương đương dưới 280.000 đồng/ngày thì rất khó để đảm bảo cho cuộc sống ở đô thị lớn này."
Ông Tấn nêu ví dụ người bán phở phải bán dưới 9 tô/ngày, mỗi tô 30.000 đồng thì mới nhận được hỗ trợ...
Từ thực tiễn này, ông Tấn cho biết sẽ tập hợp những vấn đề khó khăn để kiến nghị với Ủy ban nhân dân, Hội đồng nhân dân Thành phố và các Bộ, ngành liên quan tìm giải pháp tháo gỡ, hỗ trợ cụ thể từng nhóm đối tượng nghèo, có hoàn cảnh khó khăn vượt qua dịch bệnh, ổn định cuộc sống.
Theo Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Thành phố, tính đến thời điểm hiện tại, Thành phố đã chi trả hỗ trợ cho toàn bộ 103.535 hộ nghèo, cận nghèo bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 với số tiền hơn 77,6 tỷ đồng, đạt 100%.
Đồng thời, chi trả hỗ trợ mức 500.000 đồng/người/tháng cho gần 32.500 người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng, đạt 99,83% và hơn 124.500 người thuộc diện bảo trợ xã hội đang hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng, đạt 98,95%./.
Tận tâm với người bệnh Những y, bác sĩ - chiến sĩ áo trắng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, dù đối mặt với không ít khó khăn nhưng họ vẫn không lùi bước, luôn tận tâm với người bệnh. Với họ, mỗi lần cứu chữa thành công một ca bệnh là một lần khích lệ để tiếp tục làm tròn bổn phận của một...