Thành phố Hà Nội vận động người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết
Tại Chỉ thị mới nhất của UBND thành phố Hà Nội về tăng cường thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới vận động người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch: Bắt buộc phải khai báo y tế theo quy định; bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài…
Dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến cực kỳ khó lường, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chu Ngọc Anh đã ký ban hành Chỉ thị số 11/CT-UBND về tăng cường thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.
Theo đó Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu toàn bộ hệ thống chính quyền các cấp của thành phố phải xác định nhiệm vụ phòng, chống dịch COVID-19 là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, ưu tiên hàng đầu trong thời gian tới.
Tuyệt đối không lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, huy động toàn bộ hệ thống chính quyền các cấp vào cuộc, đảm bảo kiểm soát hiệu quả, không để dịch lây lan ra diện rộng trên địa bàn thành phố. Mọi trường hợp lơ là, chủ quan, mất cảnh giác, thiếu trách nhiệm, thực hiện không nghiêm các quy định, chỉ đạo về phòng, chống dịch phải được xác định trách nhiệm tập thể và cá nhân để xử lý nghiêm minh theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
Tuyên truyền, vận động người dân không ra khỏi nhà khi không cần thiết và thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch: Bắt buộc phải khai báo y tế theo quy định; bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài; không tập trung đông người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện; giữ khoảng cách tối thiểu 1m khi tiếp xúc; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; khi có dấu hiệu ho, sốt, khó thở hoặc các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19, phải đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, khám, điều trị kịp thời.
Thành phố cũng tổ chức xét nghiệm sàng lọc tại các khu vực có nguy cơ cao, trong đó lưu ý các khu vực có nhiều chuyên gia, khu công nghiệp…, và các đối tượng có nguy cơ (người từ vùng dịch về, người có các biểu hiện ho, sốt, khó thở…) để đánh giá nguy cơ dịch bệnh và đưa ra các giải pháp phòng, chống kịp thời, hiệu quả.
Chỉ thị nêu rõ, dừng hoạt động đối với các quán ăn, uống đường phố, trà đá vỉa hè, cà phê vỉa hè. Các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ khác phải thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn phòng, chống dịch như: Trang bị phòng hộ cho nhân viên, đo thân nhiệt; bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư để rửa tay, sát khuẩn tại cơ sở và bảo đảm giãn cách khi tiếp xúc.
Đối với nhà hàng ăn, uống phục vụ trong nhà, yêu cầu thực hiện công tác vệ sinh khử khuẩn, thực hiện giãn cách tối thiểu 1m giữa người với người hoặc có tấm chắn giữa các vị trí ngồi, không sử dụng đồ chung, khuyến khích bán hàng mang về nhà.
Thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch trong vận chuyển hành khách công cộng: Hành khách và lái xe phải đeo khẩu trang, khai báo y tế, có dung dịch để sát khuẩn tay; lập danh sách hành khách (họ tên, địa chỉ, số điện thoại liên hệ) đối với hoạt động vận chuyển hành khách liên tỉnh; sắp xếp, bố trí hành khách ngồi giãn cách trên xe.
Thực hiện phòng, chống dịch COVID-19 tại hộ gia đình, chung cư, trường học, trụ sở làm việc, hội họp, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích, chợ đầu mối, chợ dân sinh, khu công nghiệp, nhà máy…
Chủ tịch UBND TP Hà Nội yêu cầu tất cả các đơn vị từ thành phố đến quận, huyện, thị xã, xã, phường, thị trấn phải rà soát lại các phương án phòng chống dịch; nâng công suất, năng lực về truy vết, cách ly, xét nghiệm, điều trị… chuẩn bị sẵn sàng trong tình huống dịch bệnh lan rộng.
Chuẩn bị đủ cơ sở cách ly, nâng công suất cách ly đảm bảo đủ chỗ cách ly trong tình huống dịch bệnh lan rộng. Siết chặt quản lý các khu cách ly tập trung, đặc biệt là các khu cách ly tại khách sạn, tuyệt đối không để lây chéo trong khu cách ly tập trung và lây từ khu cách ly ra cộng đồng.
Video đang HOT
Các đơn vị được giao tổ chức cách ly tập trung cần rà soát lại cơ sở vật chất nhằm đảm bảo giám sát chặt chẽ người được cách ly; các khu cách ly phải có đủ camera để giám sát, các camera phải hoạt động liên tục, kết nối với hệ thống giám sát do Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ định. Đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt quy định về việc tổ chức bàn giao, đưa đón và tiếp nhận người đã hoàn thành cách ly tập trung về nơi lưu trú theo quy định.
Người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cơ sở chịu trách nhiệm thực hiện công tác phòng, chống dịch trong cơ quan, đơn vị: Không tổ chức các cuộc họp, hội nghị đông người chưa cần thiết, không tổ chức liên hoan, tiệc mừng; khuyến khích họp trực tuyến và sử dụng công nghệ thông tin, không để đình trệ công việc nhất là các công việc có thời hạn, thời hiệu theo quy định của pháp luật, các dịch vụ công phục vụ người dân và doanh nghiệp.
"Nội bất xuất, ngoại bất nhập" khi phong tỏa Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ 2
Sau khi phong tỏa Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TƯ 2, toàn bộ nhân viên, học viên, bệnh nhân và người nhà tại đây phải xét nghiệm Covid-19 và cách ly tại chỗ từ 5/5 đến khi có thông báo mới.
Chiều nay, 5/5, thành phố Hà Nội đã thống nhất với Bộ Y tế lập tức phong tỏa toàn bộ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương 2 (cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) sau khi phát hiện ca mắc Covid-19 là nam bác sĩ làm việc tại bệnh viện.
Chủ tịch thành phố Hà Nội, ông Chu Ngọc Anh (thứ hai từ phải sang) dẫn đầu đoàn công tác đến làm việc tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh chiều nay.
Khu vực cổng chính bệnh viện đã chính thức đóng cửa và trước đó, Bệnh viện đã ra thông báo ngừng tiếp nhận bệnh nhân.
Giám đốc Bệnh viện đã yêu cầu xét nghiệm Covid-19 cho toàn bộ nhân viên, người lao động, học viên, bệnh nhân và người nhà tại 2 cơ sở (bao gồm cả Khoa khám bệnh tại Giải Phóng, Hà Nội). Đồng thời tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn phòng lây nhiễm chéo trong bệnh viện.
Sau lệnh phong tỏa, trong và ngoài bệnh viện vắng vẻ, không một bóng người qua lại trong khu vực sảnh, sân, cổng và các khu chức năng.
Khu vực sảnh chính khu khám bệnh khoảng nửa giờ mới thấy lác đác 1-2 nhân viên đi qua lại.
Phía cổng phụ, duy nhất chỉ có hình ảnh xe cấp cứu của bệnh viện được phép vào trong.
Phía bên ngoài, nhiều người bệnh đến khám, người nhà đến chăm bệnh nhân không biết thông tin vẫn đến cổng viện, đành phải dừng lại từ xa ngoài khu phong tỏa.
Cổng phụ số 2 của bệnh viện là nơi duy nhất giải quyết các vấn đề liên quan đến bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, đồ tiếp tế cho y bác sĩ đang bị cách ly tại đây. Hàng rào mềm đã được căng trên vỉa hè xung quanh bệnh viện cách ly người dân với khu vực bên trong.
Nhiều người nhà bệnh nhân không nắm được thông tin, đứng chờ ngoài rào phong tỏa cổng số 3, liên tục liên hệ với người thân vì không thể mang thực phẩm, quần áo tiếp tế vào trong.
Toàn bộ các nhu yếu phẩm như quần áo dùng hàng ngày, nước sạch, thực phẩm... được tiếp tế ngay trong chiều nay vào bệnh viện qua rào cách ly.
Lực lượng chức năng phân luồng từ xa, hướng dẫn các phương tiện đi đường khác, tránh đi ngang qua các con đường xung quanh khu vực phong tỏa bệnh viện.
Công tác phun khử khuẩn toàn bộ xe cộ bên ngoài khu vực bệnh viện cũng được thực hiện.
Giám đốc Bệnh viện đã yêu cầu toàn bộ nhân viên, học viên, bệnh nhân và người nhà tại 2 cơ sở thực hiện cách ly tại bệnh viện từ ngày 5/5 đến khi có thông báo mới. An ninh tại các cổng viện được giám sát chặt chẽ.
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương là tuyến đầu điều trị bệnh nhân Covid-19 khu vực phía Bắc. Đã có gần 1.000 bệnh nhân mắc Covid-19 được điều trị tại đây. Kết quả xét nghiệm toàn bệnh viện sẽ sớm được công bố trong chiều nay hoặc sáng mai, 6/5.
Cách ly khép kín, đủ 14 ngày, không có trường hợp đặc biệt Lưu ý về thời gian cách ly y tế tập trung phải đủ 14 ngày, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội quán triệt không có trường hợp đặc biệt, ngoại lệ nào, phải tuân thủ quy định hiện hành. Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Chử Xuân Dũng đến kiểm tra công tác phòng chống dịch tại khách sạn...