Thành phố Hà Nội chỉ đạo xóa sổ tình trạng “băm nát” Công viên Cầu Giấy
Liên quan đến vụ dự án Công viên Cầu Giấy đang ngày đêm bị “ xẻ thịt” làm nơi kinh doanh, trạm trộn bê tông do báo Dân trí phản ánh, UBND TP. Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy kiểm tra, xử lý theo đúng quy định.
Văn bản số 6682/UBND – TNMT đề ngày 12/9/2013, do ông Vũ Hồng Khanh – Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội ký và ban hành gửi huyện Từ Liêm và quận Cầu Giấy nêu rõ:
“Ban Tuyên giáo Thành ủy có văn bản số 443-BC/BTGTU ngày 5/9/2013 báo cáo khái quát báo chí phản ánh các vụ việc bức xúc liên quan đến Hà Nội, trong đó có bài của báo Dân trí ra ngày 30/8/2013: “ Hàng trăm hộ dân “băm nát” Công viên Cầu Giấy làm nhà bất hợp pháp“, phản ánh hàng trăm hộ dân tự chiếm dụng, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp quy hoạch dự án xây dựng Công viên Cầu Giấy sang làm công trình kinh doanh dịch vụ và làm nhà ở nhưng không bị các cơ quan chức năng kiểm tra xử lý.
Về việc này, UBND Thành phố chỉ đạo như sau: “Giao UBND quận Cầu Giấy, UBND huyện Từ Liêm kiểm tra, làm rõ sự việc theo phản ánh của báo Dân trí; tổ chức xử lý vi phạm về trật tự xây dựng, vi phạm về quản lý sử dụng đất tại khu vực quy hoạch xây dựng Công viên Cầu Giấy theo quy định của pháp luật, báo cáo UBND Thành phố và thông tin cho báo Dân tríkết quả thực hiện trước ngày 30/9/2013″.
Văn bản chỉ đạo của UBND TP. Hà Nội
Như thông tin báo Dân trí đã đưa, Công viên Cầu Giấy là dự án xây dựng hồ điều hòa và khu công viên trung tâm trên diện tích rộng 40ha, tiếp giáp với mặt đường Phạm Hùng, giao cắt giữa quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm.
Từ mặt đường Phạm Hùng nhìn vào thì đây là một khu đất trống, cỏ dại um tùm, nhưng thực chất, công viên Cầu Giấy đang bị chiếm dụng trở thành nơi cư trú bất hợp pháp và địa điểm kinh doanh của nhiều hộ dân. Nằm giữa công viên là một con đường đất chạy cắt ngang và điều đáng nói là hai bên đường mọc lên nhiều ngôi nhà tạm, được làm bằng tôn và nhiều ngõ ngách dẫn tới các kho chứa đồng nát.
Những hộ dân này, đang chiếm dụng phần đất của dự án, nhưng dường như họ “nghiễm nhiên” coi đó là đất của cá nhân. Mọi hoạt động kinh doanh cho đến sinh hoạt hàng ngày như trồng rau, nuôi gia súc, gia cầm đều diễn ra một cách công khai, giống như những cụm dân cư khác trên địa bàn.
Vì cơ quan chức năng buông lỏng quản lý, nên các hộ dân “thừa cơ” kéo đến công viên Cầu Giấy làm nhà, “lập ấp” ngày càng đông, mà không hề thấy cơ quan chức năng đến kiểm tra, dẹp bỏ. Điều này khiến nhiều người dân sống ở khu vực lân cận dự án hồ điều hòa và công viên trung tâm luôn cảm thấy bất an về tình hình an ninh – trật tự.
Hàng trăm nghìn m2 đất đang bị “xẻ thịt” làm nơi kinh doanh
Không chỉ làm nhà để ở, những phần “đất vàng” của công viên nằm trên mặt đường Phạm Hùng còn bị “xẻ thịt” thành từng mảng phục vụ kinh doanh như: trông giữ xe, rửa xe, gara ô tô, sân tennis, quán bia….
Video đang HOT
Những hoạt động kinh doanh này diễn ra một cách công khai, vô tư “chềnh ềnh” biển hiệu của một cơ sở lớn như: Bia hơi Hà Nội, gara 3 chuẩn, gara ô tô – xe máy, nhà hàng Thắng xoăn… Không thể biết cụ thể giá trị của bản hợp đồng cho thuê những khu đất này, nhưng chắc chắn để có thể tự do hoạt động trong khoảng thời gian dài trên đất dự án, chủ kinh doanh ở đây đã phải “làm luật” với số tiền không nhỏ thì mới được “vô tư” lấn chiếm đất công đến vậy.
Một tình trạng đáng báo động khác, môi trường của công viên Cầu Giấy rộng 40ha đang bị ô nhiễm bởi phế liệu xây dựng và chất thải từ một số trạm trộn bê tông đang ngày đêm hoạt động.
Trạm trộn bê tông hiên ngang tồn tại suốt nhiều tháng
Để bảo vệ môi trường và an ninh trong khu vực, báo Dân trí đề UBND TP. Hà Nội, Thanh tra TP. Hà Nội vào cuộc kiểm tra, giải quyết những bất cập đang diễn ra tại công viên Cầu Giấy. Ngoài ra, các cơ quan chức năng thuộc hai quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm khẩn trương siết chặt công tác quản lý dân nhập cư trái pháp luật và xóa bỏ tình trạng “xẻ thịt”, chiếm dụng đất bất hợp pháp làm nhà ở và nơi kinh doanh trên phần đất của dự án trên.
Báo Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Theo Dantri
Vàng mắt chờ đất hoang thành đất vàng
Một vùng đất 40 ha xây dựng công viên mà buông lỏng quản lý, để hoang hóa thời gia dài thì vẫn là đất hoang, chỉ khi nào trở thành công viên phục vụ nhân dân mới là đất vàng. Chục năm trời vàng mắt chờ đất đó thành vàng mà không thấy
Dư luận đề nghị UBND TP. Hà Nội làm rõ ai đã "bảo kê"
cho các trạm trộn bê tông khổng lồ này hoạt động liên tục suốt 5 năm qua tại Công viên Cầu Giấy
Công viên Cầu Giấy là dự án xây dựng hồ điều hòa và khu công viên trung tâm rộng 40ha là dự án lớn thuộc khu đô thị mới Cầu Giấy, đang bị hàng trăm hộ dân tự ý "chia năm xẻ bảy" làm nhà ở, địa điểm kinh doanh, kho hàng và thậm chí trở thành bãi rác chuyên chứa phế liệu xây dựng. Ban Bạn đọc báo Dân trí đã đăng tải 2 bài liên tiếp "Hàng trăm hộ dân "băm nát" công viên Cầu Giấy làm nhà bất hợp pháp" và " Vụ Công viên Cầu Giấy bị "băm nát": Thả cửa chiếm đất vàng kinh doanh" nhanh chóng thu hút sự chú ý của công chúng. Đông đảo bạn đọc gửi nhiều bình luận về Tòa soạn thể hiện suy nghĩ và trách nhiệm công dân của mình trước vụ việc trên.
Một số bạn đọc kinh ngạc:
"Giờ mới biết ở đó là công viên. Đi qua cả chục năm mà cứ tưởng bãi đất hoang." vinh nguyễn ngthvinhhvkt@gmail.com
"May mà có báo Dân trí mình mới biết Cầu Giấy có công viên lớn đến thế .. Hài thật." truong ngoc ngocdt8@gmail.com
Những bạn đọc sống ở gần hoặc hay đi qua khu vực công viên này than phiền:
"Tôi mới chuyển về sống ở đây, trung tâm khu đất của Công viên này có trạm nghiền đá của LICOGI 12 nên rất bụi và bẩn. Các quán bia, bãi rửa xe đều được thuê của UBND quận Cầu Giấy..."- HUNGLUONGphanhungluong@gmail.com
"... Việc lấn chiếm công viên Cầu Giấy đã diễn ra từ lâu nhưng đến nay chính quyền vẫn chưa có biện pháp cụ thể. Tôi là một người dân sống ở khu đô thị Yên Hòa, buổi tối không bao giờ dám mở cửa vì àng đêm các máy trộn bê tông hoạt động gây ra tiếng ồn và ánh sáng quá mức quy định, ảnh hưởng đến người dân sống xung quanh. Ngoài ra, Phòng khám đa khoa Yên Hòa ở ngay sát khu vực lấn chiếm, môi trường vệ sinh không an toàn chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến người bệnh đến khám. Rất mong báo Dân trí tiếp tục theo dõi, đưa tin về vụ việc này." Quynh An anchiuq@yahoo.com
"Kinh khủng nhất là các xe trộn bê tông. Đường xá bụi tung mù. Ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường xung quanh. Đề nghị UBND thành phố sớm vào cuộc và trả lời trước dân." Gừng già - ginger.hoang@gmail.com
Bạn đọc đặt câu hỏi:
"Đất vàng Quốc gia được giao cho các bác quản lý sao lại để thế nhỉ? Thế mà cuối năm kiểm điểm vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đấy. chứng tỏ kỷ luật, khen thưởng không có tác dụng gì?" - Hồng Quânhongqun@gmail.com
Và nêu những nghi ngờ:
"Tôi không tin là chính quyền địa phương ở đây không biết, đứng đằng sau những việc lấn chiếm đất như thế này phải có thế lực bảo kê, vì hàng loạt nhà ở, nhà hàng...thậm chí có cả xí nghiệp sản xuất bê tông thì khó hiểu quá, chẳng lẽ chính quyền ở đây "không có mắt"...?" - Minh Ngọcxuyentit@yhoo.com
"Tại sao chính quyền 2 quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm không giải tỏa nhỉ... có vấn đề gì chăng? Nếu không ngăn chặn sớm thì sau này giải tỏa lại đền bù, mà đền bù không thỏa đáng lại dẫn đến tình trạng mất an ninh trật tự và kèm theo nhiều hệ lụy khác. Tôi thấy mấy cán bộ địa chính Phường, Quận thấy nhà dân nào sửa chữa, cải tạo nhỏ thôi nhưng không giấy phép là lập tức đến phạt, trong khi đó họ chiếm đất đai công khai thế mà không biết và có ý kiến gì. Lạ quá...?" Minh Ngọc xuyentit@yahoo,com.vn
"Tôi là công dân sống ở gần ĐH Thương mại, đã có thư gửi ông Chủ tịch UBNDTP HÀ NỘI về việc này từ tháng 9/2012 nhưng chả thấy có gì thay đổi ở khu vực này. Bài viết phản ánh rất đúng. Việc này cả quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm phải chịu trách nhiệm."- Pham Duyduynhatpham1009@gmail.com
Bạn đọc xót xa về sự buông lỏng quản lý để lãng phí đất công trong thành phố lâu năm như vậy:
"Thật là lãng phí. Trong khi trường học, bệnh viện, sân chơi của trẻ em còn thiếu mà đất để lãng phí quá, thật là một tội lớn. Không biết nói thế nào nữa, trông thấy mà ngao ngán lòng." Hoàng Tuyết hoangtuyet59@yahoo.com
"Vậy thì còn đầu tư xây dựng làm cái gì nữa chứ, phí tiền đầu tư mà lại để như vậy. Trong khi đó hàng bao nhiêu công trình khác cần đến vốn. Quản lý như vậy thì có xứng đáng không?"- Hoàng Văn Trọng hoangtrong886@gmail.com
Liên hệ với tình trạng tương tự chính quyền Hà Nội để xẩy ra ở một số công viên khác, bạn đọc lo lắng:
"Cần rút kinh nghiệm đã xảy ra: việc lấn chiếm công viên hồ Đống Đa đã phá vỡ hoàn toàn quy hoạch công viên này: lẽ ra đã là một công viên rất đẹp nằm giữa phố Hoàng Cầu mới, Láng Hạ, Thái Hà và có hồ Đống Đa bên trong. Vì vậy, tôi thấy báo Dân trí và dư luận cần vào cuộc để đề nghị UBND TP Hà Nội chỉ đạo xử lý, chấm dứt việc lấn chiếm công viên Cầu Giấy. Nếu không xử lý ngay thì số phận công viên Cầu Giấy sẽ không khác gì công viên hồ Đống Đa." Nguyễn Quốc Anh nqanh2004@gmail.com
"Giống tình trạng Công viên Tuổi trẻ ngày trước. Để lâu là "cứt trâu hóa bùn" đấy. Ai chịu trách nhiệm đây? Chỉ có quyền lợi của dân bị mất!"- Phu Luong phuclv@gmail.com
Và nhiều bạn đọc kiến nghị:
"Đề nghị cơ quan chức năng điều tra cho rõ ràng, sai phạm từ đâu, xử phạt tới đó, từ cấp trên cho tới cấp dưới, tình trạng này diễn ra từ rất lâu rồi, mà không có cơ quan chức năng nào vào cuộc thì thật khó hiểu quá? Thế này thì nhân dân còn biết tin vào ai? chính quyền ở đâu, pháp luật ở đâu?" Lê Đức Trung trungstar91@gmail.com
"... Để bảo vệ môi trường và an ninh trong khu vực, đề nghị UBND TP. Hà Nội, Thanh tra TP. Hà Nội vào cuộc kiểm tra, giải quyết những bất cập đang diễn ra tại công viên Cầu Giấy. Ngoài ra, các cơ quan chức năng thuộc hai quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm khẩn trương siết chặt công tác quản lý dân nhập cư trái pháp luật và xóa bỏ tình trạng "xẻ thịt", chiếm dụng đất bất hợp pháp làm nhà ở và nơi kinh doanh trên phần đất của dự án trên." thevinh thevinh@yahoo.com
"Tôi nghĩ nên có hướng xử lý xử dụng miếng đất vàng có hiệu quả trong thời gian không biết đến bao giờ mới có vốn để tiếp tục làm công viên, hãy quản lý xã hội hóa miếng đất vàng mà có kinh phí thực hiện dự án.?! có trách nên trách những nhà chuyên môn lập dự án để treo hàng chục năm trời để hoang hóa ấy, không có người sử dụng thì lâu dần cũng dễ biến thành tụ điểm tệ nạn của xã hội? Nên chăng tận dụng khi biết rằng còn rất lâu nữa mới có tiền thi công dự án đó, đừng để các dự án mọc lên trên khắp cả nước rồi để hoang hóa hoang tàn, mọi người dân thì mất ruộng chẳng biết làm việc gì mà kiếm ăn trong thời buổi khó khăn này?!?" pham minh hưngspendor.sp100@gmail.com
Một vùng đất 40 ha đã có dự án xây dựng công viên mà buông lỏng quản lý, để hoang hóa thời gian dài phát sinh nhiều hệ lụy thì vẫn là đất hoang, chỉ khi nào nó trở thành hồ điều hòa và công viên phục vụ nhân dân mới là đất vàng. Chục năm trời vàng mắt chờ đất hoang thành đất vàng mà không thấy, bạn đọc bức xúc:
"Trả lại ngay công viên cho nhân dân vui chơi." Tuyết Lêyeu_nui_doi@yahoo.com.vn
Theo Dantri
Hàng trăm hộ dân "băm nát" công viên Cầu Giấy làm nhà bất hợp pháp Công viên Cầu Giấy rộng 40ha là dự án lớn thuộc khu đô thị mới Cầu Giấy, nhưng công viên này đang bị hàng trăm hộ dân tự ý "chia năm xẻ bảy" làm nhà ở, địa điểm kinh doanh, kho hàng và thậm chí trở thành bãi rác chuyên chứa phế liệu xây dựng. Công viên Cầu Giấy là dự án xây...