Thành phố Fuji mất hơn một tháng mùa Đông mỗi năm do biến đổi khí hậu
Nghiên cứu được tổ chức Climate Central có trụ sở tại Mỹ công bố ngày 29/12 cho thấy một thành phố nằm dưới chân núi Phú Sĩ ở Nhật Bản đã mất đi hơn 1 tháng mùa Đông mỗi năm trong thập kỷ qua do tác động của biến đổi khí hậu.
Núi Phú Sĩ ở Nhật Bản đón đợt tuyết rơ.i đầ.u tiên trong mùa. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Cụ thể, trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2023, thành phố Fuji ở tỉnh Shizuoka mỗi năm lại ghi nhận trung bình 35 ngày mùa Đông có nhiệt độ trên 0 độ C. Thành phố này đứng đầu trong tổng số 901 thành phố ở Bắc bán cầu được phân tích về mức độ mất mùa Đông.
Báo cáo trên được đưa ra trong bối cảnh núi Phú Sĩ đón nhận đợt tuyết đầu mùa vào ngày 7/11 vừa qua, muộn nhất kể từ khi bắt đầu công tác thống kê vào năm 1894. Không chỉ Fuji, hơn 50% trong số 57 thành phố của Nhật Bản được phân tích có mùa Đông ấm lên, với ít nhất 14 ngày mùa Đông mỗi năm có nhiệt độ trên 0 độ C. Trong đó, Nagaoka ở tỉnh Niigata và Kyoto lần lượt ghi nhận thêm 23 ngày và 21 ngày.
Các nhà khoa học đã so sánh nhiệt độ quan sát được từ tháng 12 đến tháng 2 hằng năm trong 10 năm qua với nhiệt độ dự kiến nếu không có biến đổi khí hậu do con người gây ra. Kết quả cho thấy khoảng 44% trong số 901 thành phố được phân tích đã mất trung bình 7 ngày mùa Đông mỗi năm do Trái Đất ấm lên. Ngoài ra, có tới 19 quốc gia, chủ yếu ở châu Âu, đã mất hơn 14 ngày. Châu Âu cũng là lục địa ấm lên nhanh nhất, ghi nhận tốc độ tăng nhiệt gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu kể từ những năm 1980.
Các nhà khoa học cảnh báo rằng mùa Đông ấm lên có thể dẫn đến tình trạng thiếu nước do giảm lượng tuyết tích tụ trên núi. Ngoài ra, khí hậu ấm áp cũng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài côn trùng truyền bệnh như muỗi hay gây mất cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến các loài động, thực vật sống phụ thuộc vào mùa Đông lạnh giá.
Climate Central nhấn mạnh rằng xu hướng ấm lên này là hậu quả trực tiếp của biến đổi khí hậu do con người gây ra, đặc biệt là từ việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch như dầu mỏ và than đá.
Tổ chức này kêu gọi các quốc gia trên thế giới nhanh chóng giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để bảo vệ hệ sinh thái và các lợi ích mà mùa Đông mang lại.
2024 sẽ trở thành năm nóng nhất lịch sử
Các nhà khoa học Liên minh châu Âu (EU) cho biết năm 2024 sẽ là năm nóng nhất kể từ khi bắt đầu ghi chép dữ liệu, với mức nhiệt cao bất thường dự kiến sẽ tiếp tục kéo dài đến đầu năm 2025.
Theo Reuters ngày 9.12 dẫn dữ liệu nhiệt độ từ tháng 1 đến tháng 11 của Cơ quan Biến đổi khí hậu Copernicus EU (C3S), năm 2024 chắc chắn là năm nóng nhất được ghi nhận. Đây cũng là năm đầu tiên nhiệt độ trung bình toàn cầu vượt quá 1,5 độ C so với thời kỳ tiề.n công nghiệp từ năm 1850 - 1900.
Người dân đi bộ trên một lòng sông khô cạn tại bang Para (Brazil) ngày 10.10.2024. ẢNH: REUTERS
Tháng 11.2024 cũng được ghi nhận là tháng nóng thứ 2 sau tháng 11.2023. Năm nóng nhất được ghi nhận trước đó là năm 2023.
Thông tin trên được công bố 2 tuần sau khi Hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đạt được thỏa thuận trị giá 300 tỉ USD để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Theo Reuters, thỏa thuận trên bị ch.ỉ tríc.h là không đủ để trang trải chi phí tăng cao và thách thức khổng lồ do các thảm họa liên quan khí hậu gây ra.
Thời tiết khắc nghiệt hoành hành khắp thế giới vào năm 2024 như hạn hán nghiêm trọng tấ.n côn.g Ý và Nam Mỹ; lũ lụt chế.t người ở Nepal, Sudan và châu Âu; nắng nóng gay gắt ở Mexico, Mali và Ả Rập Xê Út; bão lũ thảm khốc càn quét Mỹ và Philippines.
Người dân lội qua con đường ngập lụt sau trận mưa lớn do bão Gaemi gây ra tại thành phố Marikina (Philippines) ngày 24.7.2024. ẢNH: REUTERS
Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng sự biến đổi khí hậu phức tạp ngày nay một phần là do con người gây ra. Khí thải CO 2 từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính gây ra biến đổi khí hậu.
Việc cắt giảm lượng khí thải xuống mức bằng 0 - điều mà nhiều chính phủ cam kết thực hiện sẽ ngăn chặn tình trạng nóng lên toàn cầu trở nên tồi tệ hơn. Tuy nhiên, bất chấp những cam kết xanh này, lượng khí thải CO 2 toàn cầu sẽ đạt mức cao kỷ lục trong năm nay.
Kim chi Hàn Quốc bị đ.e dọ.a bởi biến đổi khí hậu tại quê nhà
Nhà nghiên cứu khí hậu Copernicus Julien Nicolas chia sẻ với Reuters rằng: "Chúng ta vẫn đang ở gần mức nhiệt độ toàn cầu cao kỷ lục và tình trạng này có thể sẽ duy trì ít nhất trong vài tháng tới".
Bà Friederike Otto, giảng viên tại Đại học Hoàng gia London (Anh) đán.h giá: "Mặc dù năm 2025 có thể mát hơn một chút so với năm 2024, nhưng nếu hiện tượng La Nina xảy ra, điều này không có nghĩa là nhiệt độ sẽ an toàn hoặc bình thường. Chúng ta vẫn sẽ phải trải qua nhiệt độ cao, gây ra các đợt nắng nóng nguy hiểm, hạn hán, cháy rừng và xoáy thuận nhiệt đới"
Qatar rót 1,3 tỷ USD đầu tư vào công nghệ khí hậu tại Anh Trong một bước đi chiến lược nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực công nghệ thân thiện với khí hậu, Qatar cam kết đầu tư 1 tỷ bảng Anh (1,3 tỷ USD) vào các công nghệ khí hậu tại Anh. Vua Charles III (phải) cùng Quốc vương Qatar Sheikh Tamim bin Hamad Al Thani trong một buổi tiệc chiêu đãi cấp nhà...