‘Thành phố dự phòng’ chống thảm họa ở Philippines
Dù thuộc khu vực chịu nhiều thiên tai, New Clark City được kỳ vọng luôn trụ vững trong mọi trường hợp, đồng thời hướng tới mô hình thành phố xanh.
Bản phác thảo thành phố New Clark City. Ảnh: CNN.
Philippines đã khởi công dự án xây dựng một thành phố “ dự phòng”, nơi các văn phòng chính phủ vẫn có thể hoạt động trong trường hợp thủ đô Manila không thể chống chịu được thảm họa tự nhiên như động đất, CNN đưa tin hôm 23/7.
Khu đô thị được đề xuất nằm cách Manila 100 km về phía bắc, có tên là New Clark City. Với diện tích dự kiến gần 9.450 ha, thành phố này sẽ lớn hơn quận Manhattan ở New York, Mỹ, và có sức chứa lên tới 1,2 triệu người.
Tên của New Clark City ám chỉ vị trí của nó trong đặc khu kinh tế tự do Clark, trước đây là khu quân sự của lực lượng Mỹ và Philippines.
Thảm họa thiên nhiên
Vị trí là thế mạnh lớn nhất của New Clark City trong việc đối phó thảm họa. Thành phố nằm cao hơn nhiều so với Manila nên ít bị ngập lụt hơn, theo Vivencio Dizon, chủ tịch Cơ quan Phát triển và Chuyển đổi Cơ sở (BCDA) thuộc chính phủ, đơn vị dẫn đầu dự án.
Thành phố cũng sẽ tiếp tục triển khai những hệ thống thoát nước quy mô lớn và các “khu vực không xây dựng” để giảm thiểu nguy cơ lụt. Thêm vào đó, bao quanh thành phố là một dãy núi, giúp bảo vệ khỏi các cơn bão.
Trong khi Manila dễ bị ảnh hưởng bởi động đất do nằm trên vết đứt gãy lớn của Trái Đất, các chuyên gia xác nhận rằng New Clark City không nằm gần bất kỳ đường đứt gãy nào.
Tuy nhiên, Kelvin Rodolfo, giáo sư về Trái Đất và Khoa học Môi trường của Đại học Illinois, Mỹ, cảnh báo toàn bộ Philippines đều có nguy cơ động đất. “Việc cho rằng chỉ những khu vực gần đứt gãy mới có nguy cơ là quan niệm sai lầm nghiêm trọng”, ông nói.
Việc New Clark City chỉ cách núi lửa Pinatubo chưa đầy 40 km có thể là nguyên nhân gây lo ngại. Pinatubo nổi tiếng với vụ phun trào thảm khốc vào năm 1991, vụ phun trào núi lửa lớn thứ hai trong thế kỷ 20. Tuy nhiên, các chuyên gia dự báo sẽ không có vụ phun trào lớn nào trong hàng trăm năm tới.
Video đang HOT
Vị trí của New Clark City, thủ đô Manila và núi lửa Pinatubo. Đồ họa: CNN.
Thành phố xanh
Ngoài khả năng chịu được bão, lũ lụt và động đất, thiên tai mà quốc gia nằm trên Vành đai lửa Thái Bình Dương không thể tránh khỏi, New Clark City còn hướng tới mục tiêu trở thành thành phố xanh.
Dizon cho biết một trong những điều quan trọng nhất cần làm là giảm thiểu ô nhiễm giao thông. Nhiều khu vực rộng lớn được thiết kế dành cho người đi bộ, đồng thời một lối đi bộ qua sông sẽ chạy xuyên suốt thành phố. Kế hoạch di chuyển công cộng cũng sẽ được triển khai nhằm giảm số lượng phương tiện.
“Chúng tôi xây thành phố này cho con người, không phải cho ôtô. Đó là sự khác biệt lớn”, Dizon giải thích. Ông cho biết các công trình công cộng sẽ sử dụng nguồn năng lượng xanh như năng lượng mặt trời, khí tự nhiên hóa lỏng và năng lượng từ rác thải. Các tòa nhà được thiết kế sao cho tốn ít năng lượng. Các nhà quy hoạch cũng mong muốn bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của khu vực, giữ lại con sông và tránh chặt nhiều cây.
Các khu vực rộng lớn tại New Clark City thiết kế dành cho người đi bộ. Ảnh: CNN.
Chất liệu chính tạo nên cơ sở hạ tầng của New Clark City là bùn đá, loại vật liệu xây dựng nguồn gốc địa phương, giúp các công trình vững chắc hơn. Dòng bùn đá sinh ra sau các vụ phun trào núi lửa, khi đất đá bở trên sườn núi kết hợp với nước mưa. Vật liệu này gồm đá, các mảnh vụn và tro, xuất hiện tại nhiều khu vực xung quanh núi lửa Pinatubo.
Dizon cho biết bùn đá sẽ được trộn với bê tông để xây dựng tất cả tòa nhà trong thành phố. Kiến trúc sư Hà Lan Matthijs Bouw, người được đề nghị xem xét phiên bản quy hoạch đầu tiên của thành phố, nói rằng việc sản xuất bê tông có thể tốn rất nhiều năng lượng và nước, đồng thời tạo ra nhiều khí thải gây ô nhiễm.
Tuy nhiên, ông lưu ý rằng việc dùng bùn đá thay cho một phần bê tông không đồng nghĩa với giảm tác động lên môi trường. Kế hoạch thành phố xanh của New Clark City sẽ cần thời gian để đánh giá mức độ ô nhiễm “khác biệt đáng kể và thấp hơn nhiều” so với các thành phố châu Á khác.
Chính phủ và các nhà tài trợ sẽ tốn gần 2 tỷ USD trong giai đoạn xây dựng đầu tiên, Dizon cho biết, nói thêm rằng sẽ có ít nhất 5 giai đoạn. Việc thi công đã bắt đầu với một khu phức hợp thể thao, các tòa nhà chính phủ và nhà ở cho các nhân viên nhà nước, dự kiến khánh thành vào Đại hội thể thao Đông Nam Á được tổ chức tại Philippines vào tháng 12/2019.
Giai đoạn đầu tiên dự kiến hoàn thành vào năm 2022, nhưng sẽ mất ít nhất 30 năm để xây xong toàn bộ thành phố. Dù đây là một dự án khổng lồ, Dizon tin rằng tham vọng của New Clark City không quá lớn.
Ánh Ngọc
Theo Vnexpress
Bé gái 14 tuổi có chị em sinh đôi "mọc" ra từ ngực
Cô bé Veronica Cominguez, 14 tuổi, từ thành phố Iligan ở Philippines được sinh ra với chân tay và một thân hình thuôn dài phát triển thêm từ ngực.
Cô bé cuối cùng cũng nhận được sự giúp đỡ y tế sau 14 năm sống với cơ thể kỳ lạ khác người.
Tay và chân thừa là phần cơ thể của người em song sinh với Veronica không được thành hình bình thường như bao đứa trẻ khác, nhưng chúng vẫn tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển của Veronica.
Cô bé 14 tuổi thậm chí còn "tắm" và cắt móng chân móng tay luôn cho người em song sinh của mình nữa.
Sau 14 năm, đến nay cô bé đặc biệt sẽ có thể sống một cuộc sống bình thường, khi chính quyền địa phương gây quỹ cho em bay đến Thái Lan phẫu thuật.
Veronica đang "làm vệ sinh" cho người chị em song sinh của mình
"Khi cháu còn nhỏ, cháu nghĩ đó chỉ là một cái chân thôi. Nhưng cháu lớn lên nó cũng to hơn, và nặng, nó hạn chế cử động của cháu, nó cứ lủng lẳng, váy của cháu thường xuyên bị ướt", Veronica nói.
Mẹ của Veronica cho biết gia đình có truyền thống sinh đôi. Bà không có điều kiện đi khám bác sĩ khi mang thai dù biết đó là thai đôi. Mẹ của Veronica thậm chí đã nghĩ ra 2 cái tên để đặt cho các con. Thật không may một trong hai đứa đã phát triển không bình thường.
Bà mẹ cũng cho biết rốn của Veronica luôn ướt vì chất lỏng chảy ra từ đó, đôi khi chất lỏng lẫn cả máu, mùi hôi giống như mùi chất bài tiết của người.
Bác sĩ của Veronica thông báo rằng các chi phụ có thể được loại bỏ dễ dàng bằng phẫu thuật.
Tiến sĩ Beda Espineda chuyên khoa Phẫu thuật Nhi tại Trung tâm Y tế trẻ em Philipline, người cũng xử lý cho trường hiwpj của Veronica cho biết, hầu hết các trường hợp này đều có thể loại bỏ, vì thông thường, các bộ phận tay chân không đến mức ảnh hưởng đến tính mạng, hầu hết chúng chỉ gắn liền với cơ thể nhờ kết nối da và xương, không khó khăn cho bác sĩ phẫu thuật.
Veronica hiện đang chờ được loại bỏ người em song sinh của mình đang sống trên người như một dạng ký sinh.
Chính quyền địa phương trong ngôi làng Veronica đang sống và được chăm sóc sức khỏe cho biết cô bé sẽ bay đến Thái Lan trong những tuần tới để làm thủ tục điều trị.
Một phát ngôn viên từ hội đồng Barangay của Kabacsanan cho biết hôm thứ Sáu tuần trước 27/07: "Lịch mổ cho Veronica đã được sắp xếp, chúng tôi hy vọng rằng sau này cô bé sẽ được sống một cuộc sống bình thường, khỏe mạnh. Dù cuộc sống hiện tại không dễ dàng nhưng Veronica là một cô bé rất thông minh, khéo léo và trưởng thành. Cô bé là một học sinh tuyệt vời. Mọi người đều rất yêu quý Veronica và hy vọng rằng cô bé có thể sớm được phẫu thuật".
Veronica là một cô bé ngoan và có thành tích tốt ở trường.
Huyền Anh
Theo Dân trí
Chế hẳn ghế điện mini để xử... gián, nhà điêu khắc hứng gạch đá từ dư luận Nhà điêu khắc Gabriel Tuazon ở Philippines đã bị chỉ trích vì ngược đãi động vật sau khi "hành quyết" một con gián bằng cách cho nó lên ngồi ghế điện mini. Tấm ảnh khiến Gabriel bị chỉ trích nặng nề Gabriel bắt được con gián khi nó bay qua cửa sổ vào nhà ông ở Pasig. Sau đó Gabriel đã dành cả...