Thành phố đầu tiên trên thế giới đặt tên, phân loại nắng nóng
Seville ( Tây Ban Nha) áp dụng biện pháp này trong bối cảnh thời tiết nóng diễn ra thường xuyên hơn.
Seville đặt tên và phân loại các đợt nắng nóng, tương tự cách phân loại bão nhiệt đới và lốc xoáy. Ảnh: AFP/Getty Images
Theo báo Anh Guardian, Seville – ở miền Nam Tây Ban Nha – trở thành thành phố đầu tiên trên thế giới áp dụng biện pháp đặt tên và phân cấp các đợt nắng nóng, tương tự cách phân cấp bão nhiệt đới và lốc xoáy, nhằm bảo vệ người dân trong bối cảnh nắng nóng khắc nghiệt diễn ra thường xuyên hơn.
Dự án thí điểm này sẽ được triển khai 1 năm tại Seville – một trong những thành phố có nhiệt độ cao nhất Tây Ban Nha. Tại đây, các đợt nắng nóng sẽ được phân loại thành 3 mức độ. Một thuật toán sẽ dự báo các đợt nắng nóng trước 5 ngày và xếp hạng chúng dựa theo nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng. Đối với từng mức độ dự báo, chính quyền địa phương sẽ có những biện pháp hỗ trợ riêng biệt cho người dân như mở cửa bể bơi công cộng hay bố trí nhân viên chăm sóc y tế cho người cao tuổi.
Ông Antonio Muoz, Thị trưởng thành phố, cho biết sáng kiến này là một phần của nhóm các biện pháp bao gồm giảm thiểu khí thải và carbon nhằm đối phó với biến đổi khí hậu.
“Seville là thành phố đầu tiên trên thế giới sử dụng phương thức này để ứng phó với tình hình thời tiết bất thường, đặc biệt là bảo vệ các đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất bởi nhiệt độ cao,” nhà chức trách cho biết.
Video đang HOT
Giới chức thanh phố đã nhanh chóng áp dụng hình thức phân loại nắng nóng này sau khi Tây Ban Nha trải qua đợt nắng nóng tới sớm kỉ lục. Theo đài khí tượng quốc gia Aemet, tháng 5 vừa qua, nước này ghi nhận nhiệt độ trung bình cao nhất trong vòng 58 năm, và tần suất các đợt nắng nóng diễn ra cũng tăng gấp đôi so với các thập kỉ trước.
Sáng kiến này là một sản phẩm kết hợp giữa chính quyền thành phố Seville và Trung tâm Ứng phó Adrienne Arsht-Rockefeller – một đơn vị nghiên cứu các hành động giảm thiểu và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bà Kathy Baughman McLeod, đại diện Arsht-Rock, cho biết mục tiêu của chương trình là nâng cao nhận thức về những tác động nghiêm trọng của tình trạng biến đối khí hậu và bảo vệ tính mạng người dân.
Bà Baughman McLeod nhận xét: “Nắng nóng được biết tới như ‘kẻ giết người thầm lặng’. Thời tiết nắng nóng khắc nghiệt ảnh hưởng xấu tới nền kinh tế và cướp đi nhiều sinh mạng hơn bất cứ thiên tai nào, nhưng cộng đồng thường đánh giá thấp và hiểu sai những nguy cơ này”.
Nắng nóng đỉnh điểm ở Mỹ, hàng trăm người vô gia cư tử vong
Tại Mỹ, số người chết vì nắng nóng hàng năm là khoảng 1.500 ca, một nửa trong số đó là người vô gia cư.
Một người vô gia cư ngồi giữa một ngã tư ở Phoenix. Ảnh: AP
Đợt nắng nóng vào đầu tháng 6 đã khiến nhiệt độ tại thành phố Phoenix (bang Arizona) lên tới 45,5 độ C mặc dù thời điểm này mới chỉ là đầu Hè. Năm ngoái, nhiệt độ cao nhất được ghi nhận là 47,7 độ C.
Chris Medlock, một người đàn ông vô gia cư ở Phoenix, cho biết: "Khi đêm xuống, rất khó tìm được một chỗ đủ mát mẻ để ngủ mà không bị cảnh sát xua đuổi. Nếu như có ai đó tốt bụng ngỏ lời mời vào trong nhà ngủ, thì đã có thể có nhiều người được sống hơn".
Theo hãng tin AP, số người tử vong do thời tiết nắng nóng tại Mỹ cao hơn tổng số ca tử vong do bão, lũ lụt và lốc xoáy cộng lại.
Hiện tượng ấm lên toàn cầu kết hợp với hạn hán đã khiến các đợt nắng nóng gay gắt hơn, thường xuyên và kéo dài hơn. Mùa Hè năm 2021 là một trong những thời điểm nóng nhất được ghi nhận.
Chỉ tính riêng thành phố Phoenix, trong năm 2021, ít nhất 130 người vô gia cư đã tử vong vì các nguyên nhân liên quan đến nắng nóng.
Theo một bản đồ mùa của các nhà khí hậu học tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Đại học Columbia, mùa Hè này có thể sẽ chứng kiến nhiệt độ tăng cao trên mức bình thường. Mùa hè năm ngoái, một đợt nắng nóng đã khiến nền nhiệt tăng cao ở Tây Bắc nước Mỹ. Bang Seattle ghi nhận một số ca vô gia cư tử vong. Tại bang Oregon, giới chức phải mở các trung tâm điều hòa 24/7 để người vô gia cư vào nghỉ ngơi tránh nóng.
Tuy nhiên, nắng nóng không phải là vấn đề của riêng nước Mỹ. Theo một báo cáo tổng hợp của viện khí hậu Đại học Columbia, nắng nóng cực điểm đã ảnh hưởng đến khoảng 1/4 dân số thế giới.
Chưa bước vào Hè, một đợt nắng nóng khắc nghiệt đã bao trùm phần lớn Pakistan và Ấn Độ - hai quốc gia có nhiều người vô gia cư do nạn phân biệt đối xử và không đủ nhà ở. Nhiệt độ cao nhất ghi nhận ở Jacobabad, Pakistan gần biên giới với Ấn Độ đạt 50 độ C vào tháng 5.
Tiến sĩ Dileep Mavalankar, Giám đốc Viện Y tế Công cộng Ấn Độ ở thành phố Gandhinagar, miền Tây Ấn Độ, cho biết báo cáo sơ sài khiến chính phủ không nắm rõ số liệu có bao nhiêu người tử vong vì nhiệt độ cao.
Tại châu Âu, hàng loạt trung tâm điều hòa đã được xây dựng cho người vô gia cư, người cao tuổi và nhóm dân dễ bị tổn thương. Năm 2003, một đợt nóng đã khiển 70.000 người châu Âu thiệt mạng. Cứ đến mỗi mùa Hè lại có khoảng 1.300 người, phần lớn là người già, tử vong tại Tây Ban Nha do các vấn đề sức khỏe liên quan đến nắng nóng.
Cuối tuần qua, Tây Ban Nha và miền Nam nước Pháp đã chứng kiến đợt nóng bất thường, có một số nơi nhiệt độ lên tới 40 độ C.
Pháp cấm tổ chức hoạt động ngoài trời vì nắng nóng Nhiều khu vực ở Pháp đã quyết định cấm tổ chức các sự kiện cộng đồng ngoài trời trong bối cảnh đợt nắng nóng kỷ lục đang quét qua châu Âu. Ảnh minh họa: THX/TTXVN Theo đài truyền hình BBC, các buổi hòa nhạc và sự kiện tập trung đông người đều đã bị hoãn lại từ 14h chiều 17/6 cho đến khi...