Thành phố đáng sống Đà Nẵng phải đủ sức hút người tài, người giàu
Đà Nẵng hoàn toàn có thể trở thành thành phố (TP) đáng sống tầm cỡ thế giới, song điều này phụ thuộc trước hết vào chiến lược phát triển hạ tầng đô thị xứng tầm. Trong đó, quan trọng là thu hút được người giàu, người tài đến làm việc, tận hưởng và cống hiến.
Đặt mình trong cuộc đua tranh quốc tế
Tại Hội thảo “Phát triển Đà Nẵng xứng danh thành phố đáng đến và đáng sống” ngày 27/6 vừa qua, các chuyên gia cho rằng, cần đặt Đà Nẵng trong cuộc đua tranh quốc tế để trở thành điểm đến đáng sống hàng đầu.
Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, Đà Nẵng đã là một nơi đáng đến nhưng để thành một nơi đáng sống, thu hút nhân sự tài năng đến làm việc và cống hiến, Đà Nẵng phải luôn đặt trong vị thế đua tranh quốc tế, với định vị như một trung tâm hàng đầu về công nghệ số. Như vậy mới bứt phá trong tương lai.
PGS.TS Trần Đình Thiên khẳng định Đà Nẵng cần tiến về phía trước, đặt trong cuộc đua mang tính toàn cầu.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh cho rằng: Đà Nẵng mới chỉ được đánh giá là TP đáng đến chứ chưa phải là TP đáng sống.
“Để là nơi đáng sống, phải bắt nguồn từ những yếu tố rất đời thường và tinh tế. Trong đó, phải đảm bảo phát triển đô thị xanh, thông minh, bền vững, an toàn; hệ sinh thái y tế, giáo dục, dịch vụ công tốt. Người dân mến khách, trung thực; môi trường kinh doanh không chỉ thuận lợi mà còn phát huy được sự sáng tạo. Những yếu tố trên phải có tính lan toả, tạo sự ganh đua, cạnh tranh của các địa phương khác và cả ở tầm quốc tế”, ông Thành phân tích. Vị chuyên gia nhấn mạnh, quan trọng là thu hút giới siêu giàu, nhân lực chất lượng cao, kỹ năng cao đến sống, làm việc. Đấy là tiêu chí rất quan trọng để đánh giá nơi đáng sống vì họ là những người tiên phong, bám theo xu thế, tất nhiên sẽ đưa ra đòi hỏi cao.
Chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành cho rằng Đà Nẵng cần thu hút giới siêu giàu, nhân lực chất lượng cao đến sống và làm việc.
Video đang HOT
Đồng quan điểm, bà Đặng Phương Hằng, Tổng Giám đốc CBRE Việt Nam cho rằng, Đà Nẵng cần đặt trong tương quan so sánh với các TP đáng sống hàng đầu thế giới. Chẳng hạn như Melbourne (Úc) nhiều năm giữ ngôi đầu bảng trong danh sách các TP đáng sống nhất thế giới. Đây là TP tuyệt vời, môi trường cực kỳ trong lành, kinh tế phát triển mạnh, là thủ phủ của kinh tế, du lịch, văn hóa nghệ thuật, công nghiệp thương mại, đô thị. Nhiều công ty lớn của Úc, và nhiều liên doanh đa quốc gia đã đặt trụ sở tại Melbourne. Đây cũng là nơi có hải cảng lớn bậc nhất của Úc, có nhiều ngành công nghiệp tự động, hệ thống hạ tầng giao thông, y tế, giáo dục, các khu đô thị đáng sống được đầu tư bài bản…
Nhìn lại Đà Nẵng, bà Hằng chia sẻ: “Gần đây, tôi tình cờ làm việc với 5 đoàn đầu tư rất lớn ở nước ngoài về khu công nghiệp, logicstic, và đầu tư BĐS. Câu hỏi mà họ đưa ra là nguồn nhân sự Đà Nẵng như thế nào? Nếu muốn mời các “đại bàng” về BĐS, công nghiệp, logicstic… đầu tư tại Đà Nẵng thì yêu cầu của họ rất cao, đặc biệt là nguồn nhân lực. Vì vậy, Đà Nẵng phải làm sao thu hút được nguồn nhân lực cao cấp về đây làm việc lâu dài”, bà Hằng chia sẻ.
Nâng tầm chất lượng sống, hoàn thiện hệ sinh thái cho giới siêu giàu
Cũng theo chuyên gia, để thu hút giới siêu giàu, nhân lực cấp cao đến an cư, phục vụ sự phát triển của Đà Nẵng, cần tạo ra hệ sinh thái đáp ứng yêu cầu khắt khe của họ.
KTS. Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch Phát triển Đô thị Việt Nam đưa ra tiêu chí về TP đáng sống, là ở đó có những công dân toàn cầu: “Sự đáng sống ấy nhắm tới những người giàu có, hay nói cách khác, để doanh nhân và tỉ phú thế giới muốn sở hữu căn hộ hay biệt thự, và mang du thuyền sang đây sống thì Đà Nẵng phải đáp ứng được những gì?”
Chuyên gia quy hoạch Trần Ngọc Chính nhấn mạnh: Đà Nẵng cần có trung tâm thương mại, dịch vụ, tài chính và trung tâm văn hóa như Châu Âu, Paris hay các TP lớn khác…
Hệ sinh thái cho giới siêu giàu gồm những gì? Đầu tiên phải thu hút khách sang đến Đà Nẵng bằng những dịch vụ du lịch hạng sang. “Đưa thêm nhiều dịch vụ sang trọng hơn nữa, trong đó có du thuyền. Đà Nẵng phải sản xuất được du thuyền, phải có trung tâm du thuyền để đáp ứng nhu cầu của giới nhà giàu”, ông Cao Trí Dũng – Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẵng nhấn mạnh.
Một khách giàu chi tiêu bằng hàng trăm khách thường. Vì vậy Đà Nẵng cần dịch vụ mua sắm, thương mại đẳng cấp, với những khu town-house thượng lưu, hay các trung tâm thương mại quy tụ những nhãn hàng cao cấp nhất thế giới, rồi trung tâm tài chính, vừa phục vụ du khách vừa phục vụ người dân.
Tiếp theo là kiến tạo không gian sống xứng tầm. “Khi các chủ đầu tư phát triển những dự án đô thị mới, cần chăm chút làm sao kiến tạo những KĐT văn minh, cao cấp để mọi người tới sống lâu dài, khác với nghỉ ngơi ngắn hạn. Chuỗi dịch vụ tiện ích đi kèm cũng phải xứng tầm”, bà Đặng Phương Hằng lưu ý.
Các chuyên gia cho rằng, Đà Nẵng cần phát huy mọi tiềm năng, lợi thế vốn có để tạo bản sắc riêng. “Đó là bản sắc của một đô thị biển, có núi, có rừng, có sông xen kẽ nhau. Do đó, quy hoạch đô thị Đà Nẵng nên bám vào những dòng sông, kiến tạo nên những đô thị ven sông cao cấp, giàu bản sắc, phát huy thế mạnh thiên nhiên”, ông Trần Ngọc Chính nói.
Hành trình kiến tạo hệ sinh thái cho giới thượng lưu tại Đà Nẵng đang rất được quan tâm với sự xuất hiện của Sun Property – thương hiệu BĐS cao cấp của Sun Group. Sau 2 thương hiệu Sun World, Sun Hospitality Group đã thành danh tại Đà Nẵng, mới đây Sun Group chính thức đưa Sun Property đến Đà Thành. Đây là “chân kiềng” thứ 3 trong hệ sinh thái 3S nổi tiếng của Sun Group.
Bà Nguyễn Ngọc Thúy Linh – TGĐ Sun Property cho biết, Sun Group sẽ bổ sung những mảnh ghép còn thiếu, góp phần đưa Đà Nẵng xứng danh TP đáng sống vươn tầm quốc tế.
Chia sẻ về chiến lược đầu tư tại Đà Nẵng, bà Nguyễn Ngọc Thúy Linh – TGĐ Sun Property cho biết: “Mang theo sứ mệnh góp phần đưa Đà Nẵng xứng danh vị thế TP đáng sống tầm cỡ quốc tế, chúng tôi sẽ kiến tạo những KĐT ven sông hướng tới giới thượng lưu. Đây là cách để người tài, người giàu có chọn Đà Nẵng làm nơi hưởng thụ cuộc sống an nhiên trong cộng đồng tinh hoa, an toàn, đầy đủ tiện nghi cao cấp. Sắp tới, ngoài dự án KĐT sang trọng ven sông, chúng tôi sẽ ra mắt các khu phố thương mại giải trí đẳng cấp quốc tế phù hợp để phát triển mô hình kinh doanh hiện đại, cũng như các BĐS phù hợp để cho thuê. Định hướng của chúng tôi, là nhìn đến những thiếu hụt của Đà Nẵng, nhìn đến nhu cầu của khách hàng để phát triển, phục vụ tối đa nhu cầu tận hưởng cuộc sống và làm việc tại Đà Nẵng”.
Tổng kết lại, các chuyên gia đánh giá, TP đáng sống phải là nơi để tận hưởng được cái hay, cái đẹp, để khám phá, đủ sức hấp dẫn cả những người tài, người giàu đến trải nghiệm, sáng tạo và cống hiến. “Nằm trong cuộc đua mang tính toàn cầu, cần rất nhiều cố gắng nhưng chúng ta tin rằng Đà Nẵng sẽ làm được. Trong hành trình đó, cần có những DN lớn đồng hành để dựng xây”, PGS.TS Trần Đình Thiên khẳng định.
Giá bán nhà ở xã hội tại TP.HCM cao nhất là 20 triệu đồng/m2
Báo cáo Bí thư Thành ủy TP.HCM, Sở Xây dựng TP.HCM cho biết giá bán nhà ở xã hội khoảng 14-20 triệu đồng/m2.
Giám đốc Sở Xây dựng TP.HCM Trần Hoàng Quân vừa báo cáo Bí thư Thành ủy TP.HCM về tình hình thực hiện các dự án nhà ở xã hội (NƠXH) trên địa bàn.
Theo đó, từ tháng 10/2020 đến nay thành phố triển khai 10 dự án NƠXH và nhà lưu trú công nhân. Trong đó, 1 dự án NƠXH đã đưa vào sử dụng tại TP Thủ Đức với quy mô 260 căn, 7 dự án NƠXH đang thi công (4 dự án độc lập và 3 dự án sử dụng quỹ đất 20% tại các dự án nhà ở thương mại) với quy mô 4.167 căn, 2 dự án nhà cho công nhân thuê với quy mô 1.400 căn.
Theo Sở Xây dựng, giá bán NƠXH khoảng 14-20 triệu đồng/m2.
Khởi công xây dựng dự án NƠXH tại phường Long Trường, TP Thủ Đức vào tháng 4-2022.
Sở Xây dựng cho rằng công tác bồi thường giải phóng mặt bằng tại một số dự án NƠXH rất khó khăn, kéo dài, tiến độ thực hiện dự án chậm, thậm chí không thực hiện được.
Đối với các dự án nhà ở thương mại có quy mô sử dụng đất trên 10 ha, tuy đã xác định quỹ đất 20% xây dựng NƠXH nhưng chủ đầu tư dự án chậm triển khai bồi thường giải phóng mặt bằng hoặc chưa đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật nên chưa thực hiện đầu tư xây dựng NƠXH.
Chưa có quy định pháp luật hướng dẫn việc hoàn trả chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng và chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho chủ đầu tư trong trường hợp chủ đầu tư bàn giao lại cho Nhà nước quỹ đất ở 20% để xây dựng NƠXH.
Nguồn vốn dài hạn với lãi suất ưu đãi để hỗ trợ các chủ đầu tư vay thực hiện đầu tư dự án NƠXH, cho các đối tượng được hưởng chính sách NƠXH vay mua nhà chưa ổn định.
Theo quy định, các dự án nhà ở xã hội phải dành tối thiểu 20% số căn hộ của dự án để cho thuê, sau 5 năm mới được bán. Việc này làm chậm thu hồi vốn, dẫn đến kém hấp dẫn đối với các nhà đầu tư.
Các bước thủ tục đầu tư dự án NƠXH còn phức tạp do đó chưa thu hút nhà đầu tư tham gia.
Khu lưu trú công nhân tại Khu chế xuất Linh Trung II (TP Thủ Đức) vừa được khởi công giai đoạn 2
.Về giải pháp trong thời gian tới, Sở Xây dựng cho rằng cần cải cách thủ tục hành chính, minh bạch, rõ ràng, công khai trong giải quyết hồ sơ NƠXH; rút ngắn tối đa thời gian thực hiện thủ tục đầu tư xây dựng dự án.
Thành phố có 33 dự án dành quỹ đất trong dự án để đầu tư xây dựng NƠXH với tổng diện tích đất khoảng 112 ha, quy mô khoảng 70.000 căn. Trong đó, 14 dự án đã hoàn tất công tác bồi thường và đầu tư hạ tầng kỹ thuật với diện tích đất xây dựng NƠXH khoảng 34 ha, quy mô khoảng 15.000 căn hộ.
Vì vậy, thành phố cần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về thủ tục đầu tư đối với các dự án nhà ở thương mại có dành một phần quỹ đất để xây dựng NƠXH trong dự án theo hướng tăng cường phối hợp và tăng tính trách nhiệm của các sở ngành đối với từng thủ tục đầu tư của dự án.
Ngoài ra, thành phố cần bố trí vốn ngân sách để đầu tư xây dựng NƠXH thuộc sở hữu Nhà nước để giải quyết cho các hộ gia đình đặc biệt khó khăn về nhà ở, không thể thuê NƠXH do doanh nghiệp đầu tư xây dựng.
Vì sao sốt đất nền "hạ nhiệt" mạnh nhưng giá vẫn neo đỉnh Trong 6 tháng đầu năm, mức độ quan tâm đất nền trên cả nước đều giảm, trong đó Hà Nội giảm 23% còn TP.HCM giảm 11%. Tuy nhiên, mặt bằng giá rao bán đất ở nhiều khu vực của Hà Nội và TP.HCM đều tăng mạnh. Ảnh minh họa. Trải qua 2 năm dịch bệnh kéo dài, thị trường nhà đất, vàng, chứng...