Thành phố cổ dưới lòng hồ ngàn đảo
Hồ Qiandao hay còn gọi là Hồ Ngàn đảo ở Chiết Giang, Trung Quốc, cách thành phố Hàng Châu 150km, là một hồ nước nhân tạo, hình thành sau khi hoàn thành các trạm thủy điện sông Xín An.
Năm 1959, để chứa nước phục vụ cho công trình thủy điện Xín An, người ta đã dẫn nước chảy ngập thung lũng Xín An tạo thành một hồ chứa rộng 573km2 với dung tích lưu trữ là 17,8 km3. Hồ được gọi như vậy vì rải rác khắp hồ là 1.078 hòn đảo lớn và vài nghìn hòn đảo nhỏ.
Hồ Qiandao, nổi tiếng với nước sạch, nước hồ được sử dụng để sản xuất thương hiệu nước khoáng nổi tiếng Nongfu. 90% diện tích hồ được phủ bởi rừng cây tươi tốt và những hòn đảo kỳ lạ. Thời gian gần đây, nó được biến thành một điểm du lịch với chủ đề quần đảo bao gồm: đảo chim, đảo rắn, đảo khỉ, đảo khóa, và các đảo gợi lại thời thơ ấu của bạn.
Rải rác khắp mặt hồ là hàng ngàn đảo lớn, nhỏ
Nhưng những gì nằm bên dưới hồ có lẽ còn thú vị hơn.
Video đang HOT
Trước khi thung lũng bị ngập nước, tọa lạc dưới chân núi Shi Wu là hai thành phố cổ tuyệt đẹp, Shi Cheng và Ông Cheng. Shi Cheng được xây dựng hơn 1300 năm trước vào năm 621 sau công nguyên, trong triều đại nhà Đường (618-907 sau công nguyên) và đã từng là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa. Ông Cheng thậm chí còn lớn hơn, được thành lập vào năm 208 sau công nguyên dưới triều đại nhà Hán (25-200 sau công nguyên) như một trung tâm kinh doanh dọc theo sông Xín An.
Cả hai thành phống Ông Cheng và Shi Cheng đều bị nhấn chìm trong nước vào tháng 9/1959 sau khi chính phủ Trung Quốc quyết định cần phải có một trạm thủy điện để cung cấp điện cho thành phố Hàng Châu đông dân đang ngày càng phát triển.
Thành phố Shi Cheng dưới nước
Cùng với hai thành phố cổ xưa, 27 thị trấn, 1.377 làng mạc, gần 50.000ha đất nông nghiệp và hàng ngàn ngôi nhà bị ngập nước. Khoảng 290.000 người đã được di dời cho dự án.
Ông Cheng và Shin Cheng bị lãng quên cho 40 năm cho tới năm 2001, khi Qiu Feng, một quan chức địa phương về du lịch, thảo luận cách để cung cấp dịch vụ giải trí trên hồ Qiandao với câu lạc bộ lặn tại Bắc Kinh. Qiu Feng và các cộng sự nghĩ đến việc lặn xuống dưới hồ để quan sát những gì còn lại dưới đó.
Vào ngày 18/9/2001, sau những nỗ lực đầu tiên, họ đã nhìn thấy thị trấn. “Chúng tôi đã may mắn. Ngay khi chúng tôi nhảy xuống hồ, chúng tôi thấy các bức tường bên ngoài của một thị trấn và thậm chí đã nhặt một vài viên gạch”, ông Qiu nói trong một cuộc phỏng vấn. Ông Qiu nhanh chóng báo cáo phát hiện của mình cho chính quyền địa phương. Nhiều cuộc nghiên cứu sau đó đã được thực hiện và người ta đã phát hiện ra toàn bộ thị trấn ngập trong nước nhiều thập kỷ vẫn còn nguyên vẹn, ngay cả những đồ gỗ và cầu thang.
Năm 2005, ngành du lịch địa phương đã phát hiện thêm 3 thành phố cổ trong lòng hồ. Ngày 07/01/2011, các thành phố cổ được công nhận là di tích cấp tỉnh. Trong các tháng tiếp theo, tạp chí Địa lý Quốc gia Trung Quốc in hình ảnh của thành phố. Chính quyền địa phương rất vui mừng nhưng vấn đề lớn được đặt ra đó là làm sao để bảo tồn được các thành phố cổ này.
Hoa văn chạm khắc tinh sảo được tìm thấy trên tường các tòa nh
Một số đề nghị xây dựng một bức tường bảo vệ và bơm nước ra khỏi thành phố. Tuy nhiên, cách này rất tốn kém và các bức tường không thể chịu được áp lực.
Sau đó có ý kiến cho rằng nên mở tour du lịch tham quan các thị trấn bị ngập nước. Một tàu ngầm dài 23,6m, cao 3,8m với 48 chỗ ngồi được sản xuất với chi phí 40 triệu nhân dân tệ (6.360.000$) để tham quan dưới nước. Nhưng kể từ khi nó hoàn thành năm 2004, chiếc tàu ngầm này chưa bao giờ được sử dụng.
Hình ảnh phục hồi thành phố Shi Cheng ở tỉnh Chiết Giang, phía đông Trung Quốc
Các quan chức địa phương cho biết, pháp luật không cho phép tàu ngầm lặn trong vùng nước nội địa. Hơn nữa, không có quy định điều khiển tàu ngầm dân sự. Ngay cả khi chính thức được phê duyệt, các tàu ngầm có thể gây ra dòng chảy mạnh dưới nước và có thể làm hỏng các tòa nhà.
Theo 24h
Trung Quốc hứng chịu mùa hè nóng nhất trong nửa thế kỷ
Mùa hè nắng như đổ lửa của năm 2013 đã lập kỷ lục là mùa hè nóng nhất tại Trung Quốc trong nửa thế kỷ qua. Riêng ở miền nam Trung Quốc, nhiệt độ cao bất thường đã khiến ít nhất 40 người tử vong.
Một cậu bé đang thể hiện màn rán trứng và tôm dưới tiết trời nắng nóng tại tỉnh Sơn Đông, miền đông Trung Quốc, hôm 31/7.
Tờ China Daily ngày 14/8 dẫn thông tin được Trung tâm khí tượng quốc gia (NMC) công bố hồi đầu tuần cho biết nhiệt độ tại 8 tỉnh và thành phố đã đạt hoặc vượt 35 độ C trung bình trong hơn 25 ngày kể từ ngày 1/7, đánh dấu nhiều ngày nắng nóng nhất trong cùng giai đoạn kể từ năm 1961.
Nắng nóng bất thường đã khiến ít nhất 40 người tử vong ở miền nam Trung Quốc, theo báo cáo của các chính phủ địa phương. Hơn 10 người cũng tử vong do say nắng ở Thượng Hải.
Các lao động ngoài trời như các công nhân vệ sinh là những người bị ảnh hưởng nhất bởi nắng nóng. Tại tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung Quốc, 3 công nhân vệ sinh đã thiệt mạng vì say nắng chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng. Một công nhân đô thị tại thành phố Hàng Châu, phía đông Trung Quốc, cũng tử vong trong khi đang trở về nhà sau một ngày làm việc dưới tiết trời oi bức.
Giới chức đã lần đầu tiên ban bố nắng nóng là tình trạng thời tiết khẩn cấp cấp độ 2, một cảnh báo vốn thường chỉ được dùng cho các trận bão lũ. Hôm 13/8, NMC cũng đã đưa ra cảnh báo nắng nóng cấp độ 2 trong 20 ngày tiếp theo.
Tại thành phố Trùng Khánh ở tây nam Trung Quốc, nhiệt độ cao và lượng mưa thấp đã khiến muỗi chết hết, theo một cư dân địa phương họ Lei.
Trung tâm kiểm soát dịch bệnh thành phố cho hay mật độ muỗi trong khu vực vào tháng 6 đã giảm 57,1% so với năm trước đó.
Tại các khu vực nông thôn ở miền nam Trung Quốc, hạn hán nghiêm trọng do nắng nóng kéo dài đã gây ảnh hưởng tới nông nghiệp và khiến nguồn nước sạch ngày càng cạn kiệt.
Một báo cáo từ chính quyền tỉnh Hồ Nam hôm 13/8 cho hay 3,06 triệu người đã phải chịu cảnh thiếu nước và hạn hán ảnh hưởng tới 85,6% các ngôi làng của tỉnh.
Tại tỉnh Hồ Bắc lân cận, tình trạng khan hiếm nước sạch cũng ảnh hưởng tới 1,17 triệu người. Giới chức tại tỉnh này dự báo rằng sẽ không có mưa cho tới tận ngày 22/8.
Nhiệt độ cao nhất tại Trung Quốc đã được ghi nhận tại thành phố Fenghua ở tỉnh Chiết Giang, nơi có nhiệt độ kỷ lục lên tới 43 độ C trong vài ngày qua.
Nắng nóng cũng gây ra những tai nạn bất ngờ. Một tấm biển quảng cáo tại tỉnh Chiết Giang đã bất ngờ bốc cháy giữa trời nắng, trong khi 236 lốp ôtô bị nổ.
NMA hôm qua cho biết phạm vi và cường độ của nắng nóng sẽ giảm bớt trong 3 ngày tới, mặc dù nhiệt độ trên 35 độ C vẫn còn tiếp diễn tại một số khu vực.
Hôm 12/8, Phó thủ tướng Uông Dương đã kêu gọi các nỗ lực lớn hơn nữa nhằm đối phó với hạn hán và đảm bảo lương thực cho những người bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
Chính phủ Trung Quốc đã chi 460 triệu nhân dân tệ (74,6 triệu USD) cho các nỗ lực khắc phục hậu quả hạn hán và ngăn chặn lũ lụt.
Theo Dantri
Trung Quốc: Nước sông ô nhiễm khiến hải sản cũng biến mất Bộ bảo vệ môi trường Trung Quốc khẳng định hơn 80% diện tích nước tại khu vực biển Hoa Đông gần tỉnh Chiết Giang bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp từ các dòng sông đổ ra. Ô nhiễm nước khiến ngư dân điêu đứng bởi hải sản hầu như biến mất. Ngư dân Yueqing đánh bắt được toàn... rác thải công...