Thành phố Bà Rịa làm điểm sinh hoạt “Ngày Pháp luật”
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, sáng 5-11, Ban CHQS TP Bà Rịa tổ chức sinh hoạt “Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” năm 2020. Đây là đơn vị làm điểm cho Bộ CHQS tỉnh để rút kinh nghiệm tổ chức tại các cơ quan, đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh.
Buổi sinh hoạt được thực hiện dưới hình thức sân khấu hóa kết hợp tuyên truyền, đối thoại các nội dung liên quan đến pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội sát với đời sống, sinh hoạt, huấn luyện, rèn luyện của cán bộ, chiến sĩ. Trong đó, chỉ huy đơn vị tập trung tuyên truyền các nội dung cơ bản của Luật Dân quân tự vệ (sửa đổi) năm 2019; quán triệt thực hiện Thông tư số 16/2020/TT-BQP ngày 21-2-2020 của Bộ Quốc phòng quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong quân đội; thông tin tình hình chấp hành pháp luật, kỷ luật của đơn vị và địa bàn đóng quân; giải đáp những vướng mắc của cán bộ, chiến sĩ… Đặc biệt, để “mềm hóa” ngày pháp luật, Ban CHQS thành phố Bà Rịa đã xây dựng chương trình văn nghệ, tiểu phẩm “Chính sách và niềm tin” và tổ chức trò chơi pháp luật với sự tham gia của cán bộ, chiến sĩ và đoàn viên, thanh niên địa phương kết nghĩa…
Tiểu phẩm “Chính sách và niềm tin” tuyên truyền “Ngày pháp luật” ở Ban CHQS TP Bà Rịa.
Những chuyên đề thông tin liên quan đến cơ quan nào, chỉ huy đơn vị phân công cơ quan đó chủ động chuẩn bị nội dung để tuyên truyền và giải đáp cho bộ đội; phối hợp với cơ quan thanh tra, pháp chế cấp trên, Công an và bộ phận tư pháp địa phương để kịp thời giải đáp thỏa đáng ý kiến của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị.
Video đang HOT
Thượng tá Dương Xuân Hùng, Chính trị viên Ban CHQS TP Bà Rịa, chia sẻ: Kiến thức pháp luật thường khô khan, do vậy Đảng ủy, Ban CHQS thành phố luôn coi trọng đổi mới và vận dụng linh hoạt, đa dạng hóa các hình thức, phương pháp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật để bộ đội dễ hiểu, dễ nhớ, dễ áp dụng vào thực tiễn. Đơn vị chú trọng các hình thức đối thoại pháp luật, diễn đàn, tọa đàm, tổ chức tuyên truyền pháp luật thông qua sân khấu hóa, phát huy công năng của tủ sách pháp luật… Những cách làm sáng tạo, “mềm hóa” sinh hoạt “Ngày pháp luật” và giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật đã mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần xây dựng đơn vị đoàn kết, thống nhất, chấp hành nghiêm kỷ luật, sẵn sàng chiến đấu cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Đề nghị thí điểm lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở
Có ý kiến đề nghị Quốc hội xem xét cho thực hiện thí điểm việc xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong một thời gian nhất định, tại một số địa phương trước khi ban hành Luật.
Chiều 24-10, tại phiên họp trực tuyến của kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV đã nghe Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày tờ trình của Chính phủ về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày tờ trình dự án Luật. Ảnh:quochoi.vn
Theo Bộ trưởng Tô Lâm, các lực lượng gồm bảo vệ dân phố, dân phòng, công an xã, thị trấn bán chuyên trách gọi chung là lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở; được hình thành và phát triển từ những ngày đầu của chính quyền Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay.
Hiện nay, việc xây dựng, ban hành Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở là cần thiết. Bởi việc này nhằm bảo đảm an ninh, trật tự trong tình hình mới, yêu cầu kiện toàn, sắp xếp, bố trí lực lượng, tinh gọn đầu mối gắn với hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của từng tổ chức cơ sở, tinh giản biên chế, giảm chi ngân sách nhà nước...
chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày báo cáo thẩm tra. Ảnh: quochoi.vn
Báo cáo thẩm tra về sự cần thiết ban hành Luật này, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt cho biết các thành viên của ủy ban cơ bản nhất trí về sự cần thiết ban hành luật này.
Tuy nhiên, một số đại biểu cho rằng đây là vấn đề lớn, tác động trực tiếp tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở địa phương, cơ sở. Cụ thể, có nhiều nội dung liên quan đến công tác tổ chức, vị trí pháp lý của lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở, kinh phí, ngân sách bảo đảm,...chưa thống nhất với quy định của một số luật hiện hành. Dự thảo Luật cũng chưa đề cập đến các tổ chức tự nguyện, tự quản, các mô hình khác của quần chúng nhân dân đang tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở. Chưa kể, một số nhóm chính sách mới trong Luật chưa được Chính phủ đánh giá một cách chi tiết, toàn diện, sát thực tiễn.
"Vì vậy, đề nghị Quốc hội xem xét cho thực hiện thí điểm việc xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trong một thời gian nhất định, tại một số địa phương để có thời gian tổng kết, đánh giá sự cần thiết cũng như tính khả thi của chính sách trước khi ban hành Luật" - đại biểu Võ Trọng Việt nêu.
Theo đại biểu Việt, có ý kiến cho rằng hiện nay đã thực hiện chính quy công an xã, đã đảm nhiệm các nhiệm vụ của công an xã bán chuyên trách khi Luật Công an nhân dân có hiệu lực. Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chỉ là một trong nhiều lực lượng, tổ chức quần chúng tự nguyện tham gia bảo vệ an ninh trật tự và cơ bản chỉ có nhiệm vụ "tham gia" cùng lực lượng công an chính quy.
Có đại biểu ý kiến, theo quy định của Luật Quốc phòng và Luật Dân quân tự vệ thì đã có lực lượng Dân quân tự vệ phối hợp với lực lượng Công an nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh nhân dân nên việc xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở sẽ chồng chéo nhiệm vụ.
Một số đại biểu cũng đề nghị cân nhắc việc sắp xếp lực lượng dân phòng vào lực lượng tham gia bảo vệ an ninh trật tự ở cơ sở. Bởi lực lượng dân phòng được thành lập theo quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy để thực hiện nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở, nếu giao thêm nhiệm vụ tham gia bảo vệ an ninh trật tự có thể sẽ làm giảm hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy.
Đại biểu Võ Trọng Việt cũng thông tin, Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị xác định trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự, tránh xảy ra "lạm quyền". Bố trí lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế.
Ủy ban Quốc phòng và An ninh đề nghị cần nghiên cứu các ý kiến trên để hoàn thiện dự thảo Luật đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở, đúng chủ trương, đường lối của Đảng và đảm bảo tính khả thi.
Tập huấn Luật Dân quân tự vệ và Luật Lực lượng dự bị động viên Sáng 8-10, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị trực tuyến tập huấn Luật Dân quân tự vệ (DQTV) và Luật Lực lượng dự bị động viên (DBĐV). Các Phó Tổng tham mưu trưởng: trung tướng Ngô Minh Tiến và trung tướng Nguyễn Văn Nghĩa đồng chủ trì hội nghị. Quang cảnh điểm cầu Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh An Giang Hội...