Thanh niên Việt Nam mang chiếc Minsk hoen gỉ về phục chế, dân mạng nước ngoài ‘vỗ tay rào rào’
Chiếc Minsk sau khi phục chế quá đẹp!
Với nhiều người lớn tuổi đã trải qua thời bao cấp, cái tên Minsk (còn gọi là Min-khờ) có lẽ gắn với nhiều kỷ niệm. Những chiếc xe Minsk đầu tiên được cho là xuất hiện từ khoảng năm 1960 – 1970, được xem là huyền thoại của thời bao cấp nhờ ghi dấu ấn nhờ động cơ chịu tải tốt và rất bền.
Cách đây khoảng 1 tháng, một Youtuber tại Việt Nam có tên DT Restoration đã đăng tải một video ghi lại cả quá trình phục hồi một chiếc Minsk 125 từ cảnh hoen gỉ mục nát tới một chiếc xe bóng bẩy đẹp đẽ.
Gỉ sắt xuất hiện ở khắp mọi nơi trên chiếc Minsk. Ảnh: DT Restoration
Với chiếc Minsk 125, người thanh niên này gần như phải tháo toàn bộ linh kiện của xe, từ cái đèn pha giảm xóc tới hộp số. Một bước quan trọng đó là phải tẩy gỉ sắt trên toàn bộ các bánh răng, linh kiện kim loại. Điều này giúp cho chiếc xe có thể vận hành được và hoạt động một cách trơn tru, êm ái.
Một trong những công đoạn được chú ý nhất có lẽ là phần phục chế lại khối động cơ 125 phân khối của chiếc Minsk này. Bởi lẽ một chiếc xe vận hành ra sao liên quan trực tiếp tới khối động cơ. Với đôi bàn tay ‘thoăn thoắt’, khối động cơ sau khi phục chế đã sáng đẹp như mới.
Video đang HOT
Khối động cơ trước và sau khi phục chế. Ảnh: DT Restoration
Thậm chí, một người dùng có tên Миха izhevod 18 đã bình luật rằng: “Chiếc Minsk này rõ ràng là đã thành một thứ đồng nát, nếu không có bạn thì chắc chắn chiếc xe này sẽ bị rã ra bán ve chai, bạn tuyệt lắm”.
Chiếc xe sau quá trình phục chế. Ảnh: DT Restoration
Không rõ cả quá trình tốn bao nhiêu thời gian, có thể thấy rằng chiếc xe sau quá trình phục dựng đã bóng đẹp và quan trọng nhất là đã vận hành tốt. Chiếc xe được người chủ sơn lại với tông đen tuyền, nổi bật với cặp giảm xóc sau màu đỏ. Tuy nhiên cũng có một số người dùng cảm thấy tiếc nuối khi người thanh niên này đã gắn tem Kawasaki thay vì Minsk như nguyên bản.
Bỏ qua câu chuyện về dòng chữ Kawasaki, để phục chế lại một chiếc xe từ cảnh phủ đầy gỉ sắt tới hoạt động bình thường là cả một quá trình dài học tập và thực hành. Người phục dựng chiếc xe này xứng đáng với những lời ‘có cánh’ của cộng đồng mạng.
Đám cưới thời "ông bà anh": Giản dị nhưng bền chặt
" Đám cưới của tôi được tổ chức ở cơ quan. Vợ tôi nuôi được mấy con gà. Ngày cưới chúng tôi chỉ dùng 2 con nhưng làm thành 6 mâm cỗ để mời cả cơ quan " - Đó là lời chia sẻ của nhà văn Lê Tự với Vietnamnet khi gợi nhắc ký ức những năm 1980.
Chỉ có ngần đó câu chữ nhưng cũng đủ hiểu rằng, đám cưới thời xưa và hiện đại khác nhau khá nhiều. Nó giản dị, mộc mạc, không xa hoa, tráng lệ nhưng vẫn là cột mốc quan trọng để các cặp đôi có thể gắn kết trọn đời.
Một lễ cưới của Hà Nội được tổ chức vào năm 1989. (Ảnh: David Alan Harvey)
Thông tin từ Vietnamnet, đám cưới thời bao cấp ở miền Bắc diễn ra khá bình dị nhưng vẫn phải đảm bảo mọi lễ nghi. Theo đó, ngày cưới, cô dâu thường diện áo dài được may bồng bềnh, đầu đội khăn voan và đeo găng tay trắng, còn chú rể mặc vest cùng sơ mi trắng, cài thêm hoa trước ngực. Để khác biệt với những ngày bình thường, cô dâu sẽ được trang điểm đậm, tô son đỏ lấy may. "Ké" của vợ, các chú rể cũng được dặm chút phấn, son nhẹ nhàng.
Phong cách trang điểm cho cô dâu ngày xưa khá đậm. (Ảnh: Ngôi sao)
Thời điểm này, các gia đình có thể "đọ" mức giàu có bằng cách lựa chọn xe đưa đón cô dâu - chú rể. Gia đình nào thuộc diện bình thường thì có thể đi bộ, dẫn đoàn xe đạp. Thời bao cấp, cô dâu được rước bằng xe cub hay ô tô thì đó chắc chắn là gia đình "giàu nứt khố đổ vách". Dẫu vậy, hình ảnh những cô dâu e thẹn, ngồi sau yên xe đạp rồi cầm hoa, ôm nhẹ vào eo của chú rể vẫn mang đến những xúc cảm lạ kỳ về tình yêu lãng mạn, tinh khôi.
Nhưng nhiều cô dâu thời xưa "visual" chẳng kém gì hotgirl thời hiện đại. (Ảnh: M.A)
Quà cưới thời bao cấp ở miền Bắc cũng rất thực tế, chủ yếu là phích nước, chậu tráng men hoặc nồi niêu xoong chảo. Đáp lại tình cảm của người tới chúc phúc, gia đình hai bên cũng chuẩn bị mâm tiếp đãi gồm bánh kẹo, thuốc lá, chè mạn và một vài tiết mục văn nghệ. Phông cưới giản dị là tấm vải in hoa nhiều màu, dán giấy tên cô dâu chú rể và chữ "hạnh phúc" to đùng. Đáng chú ý, dù mừng ngày cưới nhưng mọi người để nêu cao khẩu hiệu " Vui duyên mới không quên nhiệm vụ " và " Thuận vợ thuận chồng, tát biển Đông cũng cạn ".
Chiếc thiệp cưới và danh sách tiền mừng của khách mời tại Thanh Hóa. (Ảnh: Đ.H)
Chuyện chụp ảnh lưu niệm cũng không đa dạng như thời hiện đại. Chủ yếu, cô dâu chú rể sẽ nhờ người trong cơ quan gom tiền mua một cuộn phim rồi cử bạn bè chụp. Thế nhưng, có không ít cô dâu, chú rể vì quá nghèo nên mãi không rửa được hình.
Giản dị là vậy, nhưng trong một số lễ nghi, người Việt Nam xưa rất kỹ. Đón dâu phải đúng giờ "hoàng đạo", lễ cúng ông bà tuyệt đối không được bỏ qua. Đặc biệt, sự "khó tính" của người Việt Nam thời đó được thể hiện khi chuẩn bị hoa cưới, đó là một bó lay ơn trắng kết đuôi công được chuẩn bị từ tối hôm trước. Theo quan niệm của họ, hoa lay ơn trắng thể hiện cho sự trong trắng, một lời thề hẹn thủy chung thuần khiết.
Đóa hoa cưới được kết từ bông lay ơn là nét đẹp ý nghĩa trong văn hóa ngày xưa. (Ảnh: Ngôi Sao)
Tại Sài Gòn vào khoảng thời gian trước năm 1975, mọi nghi lễ cũng khá tương đồng với miền Bắc. Tuy nhiên, địa phương này có thêm lễ lên đèn - một hoạt động không thể thiếu trong đám cưới.
Thông tin từ Phụ Nữ, nhà trai sẽ mang theo 2 ngọn nến to, trang nghiêm đặt lên bàn thờ tổ tiên nhà cô dâu. Sau đó, một số vị trưởng lão bên nhà gái sẽ làm lễ lên đèn. Quan niệm của người Sài Gòn xưa, hai ngọn đèn phải cháy từ từ và đều nhau, nếu cháy lệch nhau thì người ta cho rằng sau này cô dâu sẽ "lấn lướt" chồng. Song song đó, nhiều cặp cô dâu - chú rể cũng đi xe "Huê Kỳ", lên chùa cầu an trong ngày cưới.
Cô dâu thời xưa tại Sài Gòn được đón bằng xe hơi, tiệc cưới hơi hướng phương Tây nhưng vẫn giữ được nét truyền thống. (Ảnh: N.R)
Đám cưới của "hội nhà giàu" Sài Gòn thời xưa thường có xe "Huê Kỳ". (Ảnh: N.R)
Nhắc đến đám cưới "khó tính" nhất khắp 3 miền thì có lẽ phải kể về lễ nghi xứ Huế. Người nơi đây quan niệm "Trọng lễ nghi, khinh tài vật", vì vậy đám cưới của họ không quá phô trương, tiết kiệm và đơn giản nhưng mỗi chi tiết của buổi lễ lại khá cầu kỳ. Trong ngày cưới sẽ có các lễ như xin giờ, bái tơ hồng, lễ rước dâu diễn ra ở nhà gái và lễ đón dâu.
Mỗi địa phương đều có những lễ nghi khác nhau. Đáng chú ý, dù là lễ cưới tổ chức bình dị nhưng các cặp đôi thời xưa vẫn giữ tình cảm bền chặt, chân thành và đáng ngưỡng mộ.
Với một số thông tin về lễ cưới xưa, bạn có suy nghĩ như thế nào? Hãy cùng chia sẻ nhé!
Xe tay ga Honda RX125 2021 giá 2.000 USD, cạnh tranh Yamaha Freego Mẫu xe tay ga Honda RX125 thế hệ mới sản xuất tại Trung Quốc sở hữu kiểu dáng thiết kế thể thao, nhiều trang bị tiện ích kết hợp động cơ 125 phân khối... được xem là đối thủ cạnh tranh của Yamaha Freego. Mẫu xe tay ga Honda RX125 thế hệ mới sản xuất tại Trung Quốc Sau NX125, Honda cùng đối...