Thanh niên tù oan 1.310 ngày được bồi thường 252 triệu đồng
Trọng kiện VKSND tỉnh Cà Mau với yêu cầu bồi thường oan sai cho anh 3,1 tỷ đồng nhưng HĐXX tuyên số tiền không bằng 1/10 nguyên đơn đặt ra.
Tô Phương Trọng. (Ảnh: Việt Tường)
Chiều 28/4, TAND TP Cà Mau tuyên buộc VKSND tỉnh Cà Mau bồi thường cho anh Tô Phương Trọng (22 tuổi) 252 triệu đồng.
Đây là số tiền được cho là anh Trọng bị tổn thất tinh thần vì ở tù oan 1.310 ngày, không bị giam 702 ngày và chi phí thuê luật sư (10 triệu đồng). HĐXX cũng buộc bị đơn xin lỗi công khai anh Trọng tại nơi cư trú.
Theo hồ sơ vụ án, trước đây cơ quan tố tụng ở Cà Mau xác định khoảng 18h ngày 5/11/2008, Trọng (đang học lớp 7) đã gặp bé gái 5 tuổi trước nhà một người dân ở xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi (Cà Mau). Thiếu niên này sau đó đã rủ nạn nhân vào bưu điện cũ chơi và bồng bé đưa qua hàng rào. Khi trèo vào trong, nam sinh dẫn nạn nhân vào nhà vệ sinh giở trò đồi bại.
Gần sáu năm trước, TAND tỉnh Cà Mau tuyên Trọng 6 năm tù vì tội Hiếp dâm trẻ em. Trọng kháng cáo với đơn dài gần 7 trang giấy có nội dung chỉ hái cau giúp bé gái chứ không hiếp dâm như cáo buộc. Nhiều tình tiết mâu thuẫn trong hồ sơ tố tụng được bị cáo chỉ ra đã được cấp phúc thẩm chấp nhận, hủy bản án tuyên Trọng phạm tội.
Video đang HOT
Sau khi điều tra lại, ngày 30/7/2013, TAND tỉnh Cà Mau xử lại và tuyên Trọng vô tội. Tiếp tục cho rằng Trọng có tội, VKSND tỉnh Cà Mau kháng nghị nhưng không được cấp phúc thẩm chấp nhận.
Sau khi được tự do, Trọng kiện VKSND tỉnh Cà Mau, yêu cầu nơi đây bồi thường cho anh 3,1 tỷ đồng gồm: Tổn thất tinh thần, thu nhập thực tế bị mất trong quá trình bị bắt giam oan, tiền thuê luật sư; tổn thất tinh thần, thu nhập thực tế bị mất của người thân (mẹ và chị ruột) và chi phí đi lại để họ thăm nuôi Trọng.
Tuy nhiên, HĐXX chỉ chấp nhận mức bồi thường mà VKSND tỉnh Cà Mau đưa ra là hơn 250 triệu đồng. Theo HĐXX, các khoản như chi phí tàu xe, ăn uống… là không phù hợp với quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Theo Zing
Theo_Người Đưa Tin
Vụ quán Xin Chào: Hoàn trả bồi thường không quá 36 tháng lương
Người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây ra thiệt hại thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường. Đồng thời, người đó phải hoàn trả một khoản tiền nhất định nhưng không quá 36 tháng lương.
Liên quan đến vụ truy tố oan chủ quán cà phê Xin Chào, mới đây, trả lời báo chí, ông Nguyễn Văn Tấn (chủ quán cà phê Xin Chào) cho biết đang xem xét yêu cầu bồi thường và mong muốn nhận lại khoản tiền đã bị phạt để trang trải cuộc sống.
Nhiều chuyên gia pháp lý cho rằng, theo Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước thì ông Tấn hoàn toàn có quyền yêu cầu bồi thường vì lý do bị khởi tố và truy tố oan. Ngoài những thiệt hại về tổn thất tinh thần thì ông Tấn còn có quyền yêu cầu bồi thường về những thiệt hại do tài sản bị xâm phạm, thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, thiệt hại về vật chất do tổn hại về sức khỏe...
Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại phải hoàn trả một phần tiền nhà nước đã bồi thường cho người bị hại (ảnh Dân Việt).
Dĩ nhiên, ai cũng biết số tiền bồi thường cho người bị oan sai sẽ được lấy từ ngân sách Nhà nước và cơ quan nào trực tiếp gây ra những sai phạm đó phải chịu trách nhiệm bồi thường. Vấn đề mà dư luận cũng đang hết sức quan tâm là những cá nhân đã gây ra vụ án truy tố chủ quán Xin Chào đầy tai tiếng này có phải chịu trách nhiệm bồi thường gì không?
Phóng viên báo điện tử Người đưa tin đã có cuộc trao đổi với thạc sĩ luật Nguyễn Thị Hằng (Công ty luật TNHH Tôi Yêu Luật, Hà Nội):
PV: Thưa bà, trường hợp cơ quan nhà nước phải bồi thường do người thi hành công vụ gây ra thì bản thân người đó sẽ phải chịu những trách nhiệm gì với tư cách là cá nhân?
Đương nhiên là có rồi. Ngoài việc bị xem xét kỷ luật, thậm chí phải chịu trách nhiệm hình sự nếu cố ý làm trái, cố ý ban hành quyết định trái pháp luật thì người thi hành công vụ còn phải có trách nhiệm trả bằng tiền cho những sai phạm do chính mình gây ra nếu cơ quan nhà nước đứng ra bồi thường.
Tuy nhiên, theo Luật trách nhiệm bồi thường nhà nước và các văn bản hướng dẫn thì khoản tiền này được gọi là tiền hoàn trả bồi thường. Tức là người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật không trực tiếp bồi thường cho người bị thiệt hại mà sau khi cơ quan bồi thường thì sẽ phải hoàn trả một phần cho cơ quan.
PV: Thưa bà, số tiền mà nhà nước quy định cho người thi hành công vụ phải hoàn trả bồi thường cụ thể là bao nhiêu?
Tại Điều 16, Nghị định 16/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đã nêu rõ mức hoàn trả bồi thường như sau:
Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây ra thiệt hại, nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường căn cứ vào mức độ thiệt hại gây ra, điều kiện kinh tế của người đó để quyết định họ phải hoàn trả một khoản tiền nhất định, nhưng tối đa không quá 36 tháng lương của người đó tại thời điểm quyết định việc hoàn trả.
Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi cố ý gây ra thiệt hại mà bị truy cứu trách nhiệm hình sự do việc thực hiện hành vi trái pháp luật gây ra thiệt hại đó thì phải hoàn trả toàn bộ số tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết định của Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự.
Trường hợp người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại thì cơ quan có trách nhiệm bồi thường căn cứ vào mức độ thiệt hại gây ra, điều kiện kinh tế của người đó để quyết định họ phải hoàn trả một khoản tiền nhất định, nhưng tối đa không quá 03 tháng lương của người đó tại thời điểm quyết định việc hoàn trả.
PV: Vâng, xin cảm ơn bà
Nhất Phiến
Theo_Người Đưa Tin
Đòi bồi thường 18 tỷ đồng: Ông Huỳnh Văn Nén phải chứng minh ra sao? Không ít người băn khoăn về yêu cầu bồi thường 18 tỷ đồng của ông Huỳnh Văn Nén. Liệu ông Nén có được bồi thường đúng như nguyện vọng trên và vấn đề chứng minh việc bồi thường sẽ như thế nào? Mới đây, gia đình ông Huỳnh Văn Nén cho biết đã gửi đơn lên Cục Bồi thường Nhà nước - Bộ...