Thanh niên nghi “ngáo đá”, cướp vàng ném ra ngoài đường, rồi ngồi yên chờ bị bắt ở Bình Dương
Anh T., chủ tiệm vàng cho biết, đối tượng vào tiệm vàng với biểu hiện bất thường nên mọi người cảnh giác. Khi đối tượng phá tủ kính, mọi người liền hô hoán và tiến hành vây bắt.
Thông tin trên Báo VietNamNet sáng 21/9 cho biết, Công an TP Dĩ An (tỉnh Bình Dương) đang tạm giữ hình nam thanh niên có biểu hiện lạ, đập bể tủ kính tiệm vàng rồi ném trang sức ra đường. Trước đó, vào tối ngày 20/9, một nam thanh niên xông vào tiệm vàng Kim Huyền (nằm trên đường Nguyễn Trãi, phường Dĩ An, TP Dĩ An).
Người này bất ngờ dùng một cục bê tông đập tủ kính trưng bày trang sức trong tiệm rồi lấy vàng ném ra ngoài đường. Sau khi ném vàng ra ngoài, đối tượng ra trước tiệm vàng ngồi với nhiều biểu hiện bất thường, không tỉnh táo. Chủ tiệm vàng sau đó đã hô hoán rồi cùng người dân khống chế, bắt giữ thanh niên này bàn giao cho Công an.
Anh T., chủ tiệm vàng cho biết, đối tượng vào tiệm vàng với biểu hiện bất thường nên mọi người cảnh giác. Khi đối tượng phá tủ kính, mọi người liền hô hoán và tiến hành vây bắt.
Ngay khi nhận tin báo, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Dĩ An và Viện Kiểm sát nhân dân TP Dĩ An đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, điều tra vụ việc. Thời điểm được đưa về trụ sở công an để làm việc, nam thanh niên trong tình trạng không tỉnh táo, nghi “ngáo đá” nên lực lượng chức năng chưa thể lấy lời khai.
Tại cơ quan Công an, bước đầu đối tượng khai bán hàng ở khu vực gần tiệm vàng. Đến rạng sáng ngày 21/9, Cơ quan CSĐT Công an thành phố Dĩ An và Viện Kiểm soát nhân dân thành phố Dĩ An vẫn đang tổ chức khám nghiệm hiện trường và lấy lời khai của nam thành niên để phục vụ công tác điều tra vụ việc.
Video đang HOT
Đây không phải là vụ xông vào tiệm vàng đập vỡ tủ kính rồi lấy vàng ném ra ngoài đường đầu tiên xảy ra. Như báo chí đã đưa tin, vào cuối tháng 7/2022 tại Thừa Thiên – Huế cũng xảy ra sự việc tương tự.
Theo đó, trưa 31/7, Ngô Văn Quốc (38 tuổi, công tác ở trại giam Bình Điền, ở xã Bình Tiến, thị xã Hương Trà) mặc quân phục Công an, mang súng AK đi xe máy hơn 20 km đi từ trại giam Bình Điền về chợ Đông Ba ở đường Trần Hưng Đạo. Tại đây, Quốc đã nổ súng bắn vỡ tủ gương tiệm vàng Hoàng Đức và tiệm vàng Thái Lợi để cướp vàng.
Vàng cướp được, Quốc mang vứt ra đường và hô lớn “vàng cho người nghèo”. Nhiều người đã bất chấp nguy hiểm chạy đến nhặt vàng.
Sau đó Quốc đi bộ về cầu Gia Hội và cố thủ tại nhà lục giác ở Công viên Trịnh Công Sơn. Sau khoảng 15 phút nói chuyện, đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó giám đốc Công an tỉnh Thừa Thiên Huế, đã thuyết phục được Quốc buông súng đầu hàng.
Thông thường, những ai cướp tiệm vàng thường cố gắng che giấu thân phận, cố gắng cướp lượng lớn tài sản rồi nhanh chóng tẩu thoát. Tuy nhiên, 2 đối tượng kể trên lại cướp tiệm vàng rồi vứt ra đường.
“Có dấu hiệu bất thường, và cần trưng cầu giám định tâm thần để làm rõ nhận thức, năng lực điều khiển hành vi của người này ở thời điểm sự việc xảy ra”, luật sư Trương Anh Tuấn – đoàn luật sư thành phố Hà Nội nhận định.
Trường hợp xác định có đầy đủ năng lực và khả năng điều khiển hành vi, hành động cướp tiệm vàng của nghi phạm đã đủ yếu tố cấu thành tội Cướp tài sản theo Điều 168 Chương XVI Bộ luật Hình sự năm 2015 (Số: 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015), sửa đổi bổ sung năm 2017.
Theo đó, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù 3 – 10 năm. Trường hợp giá trị tài sản bị cướp từ 50 triệu đến dưới 200 triệu đồng, khung hình phạt sẽ là 7 – 15 năm tù.
Theo luật sư Tuấn, trong cấu thành tội Cướp tài sản, mục đích chiếm đoạt tài sản là dấu hiệu bắt buộc. Nếu không có mục đích chiếm đoạt, thì hành vi “dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được” không phải là tội cướp tài sản.
Tuy nhiên, mục đích “nhằm chiếm đoạt tài sản” được hiểu theo nghĩa rộng, được hiểu là mong muốn ngăn cản, chiếm giữ, tước đoạt tạm thời hoặc vĩnh viễn quyền sở hữu, sử dụng tài sản của người khác.
Thứ trưởng Bộ Công an: Hậu thanh tra, kiểm tra để kiềm chế một số đối tượng 'không biết sợ'
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc thừa nhận cơ cấu tội phạm hậu COVID-19 đang rất phức tạp ở một số nhóm tội danh như mâu thuẫn trong gia đình dẫn đến giết người thân, tội phạm tâm thần, "ngáo đá", lừa đảo.
Trung tướng Nguyễn Duy Ngọc - Ảnh: PHẠM THẮNG
Chiều 9-9, phát biểu tại phiên họp toàn thể lần thứ 7 của Ủy ban Tư pháp, trung tướng Nguyễn Duy Ngọc - thứ trưởng Bộ Công an - cho biết hằng năm, với vai trò là cơ quan chủ trì, bộ thường xuyên chủ động tham mưu Chính phủ phối hợp các bộ, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch chủ động phòng chống tội phạm, cơ bản các kiến nghị đã được giải quyết, báo cáo.
Theo ông Ngọc, Bộ Công an coi trọng việc giải quyết án tạm đình chỉ, đã phối hợp giữa các ngành và bản thân cơ quan điều tra Bộ Công an có kế hoạch số 13 để giao chỉ tiêu đối với các cơ quan, đảm bảo năm sau giảm loại án này so với năm trước.
Tuy nhiên, số liệu tồn đọng là từ nhiều năm và có tình hình phức tạp của những năm gần đây, nên lượng giảm nhưng chưa đáp ứng được thì lại có lượng tăng lên.
Các cơ quan cũng cố gắng nỗ lực giám định, định giá trong một số vụ án, tích cực tháo gỡ, nhưng vẫn có vướng mắc.
"Chúng tôi sẽ tập trung giải quyết, và quan trọng nhất là tất cả đã có giám sát của viện kiểm sát theo luật. Thực tế cũng chỉ rơi vào một số nhóm tội phạm", ông Ngọc nói.
Thứ trưởng Bộ Công an cũng cho rằng mỗi giai đoạn cơ cấu tội phạm có những điểm khác nhau. Từ năm 2020 đến nay là tội phạm lợi dụng dịch bệnh, thiên tai, tội phạm mạng không biên giới.
"Chúng tôi đã nhận diện, phân ra các giai đoạn để xác định cơ cấu tội phạm trong các giai đoạn đó, sau đó tổng kết lại, tham mưu Bộ Chính trị, Chính phủ chỉ đạo các địa phương, phối hợp các bộ, ban, ngành chủ động trong lĩnh vực này", ông Ngọc phân tích.
Ông cũng thừa nhận cơ cấu tội phạm hậu COVID-19 đang rất phức tạp ở một số nhóm tội danh, chẳng hạn mâu thuẫn trong nội bộ gia đình người dân dẫn đến giết người thân, nhiều người thân, tội phạm tâm thần, "ngáo đá", lừa đảo, tệ nạn xã hội, dâm ô...
Về công tác phòng chống tham nhũng, trung tướng Ngọc khẳng định tại hội nghị tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và phiên họp thứ 22 của Ban Chỉ đạo trung ương vừa qua đã rõ sự chỉ đạo, kết quả, dự báo trong thời gian tới.
Tuy nhiên, từ 5 vụ án gồm vụ Việt Á, Cục Lãnh sự, FLC, Tân Hoàng Minh, AIC, các cơ quan, trong đó cơ quan điều tra Bộ Công an, đã kiến nghị tương đối sát.
Ông cho rằng trong thời gian tới cần thiết có hậu thanh tra, kiểm tra để đảm bảo kiềm chế một số đối tượng "không biết sợ".
Cạnh đó hoàn thiện một số thể chế pháp luật, kiến nghị cảnh báo những luật dễ bị lợi dụng chính sách, sơ hở để sai phạm.
"Chúng tôi cũng kiến nghị ứng dụng dữ liệu quốc gia về dân cư, phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia. Khi chúng ta làm tốt cái này, việc người dân trực tiếp dùng giấy tờ, gặp cơ quan công quyền sẽ hạn chế, tình trạng tham nhũng vặt, bôi trơn sẽ được hạn chế...", ông Ngọc nhấn mạnh.
Bất ngờ với lời khai của kẻ "ngáo đá" đi cướp tiệm vàng Tại cơ quan Công an, bước đầu Sơn khai nhận do cần tiền đi dự đám cưới và để... chia cho người nghèo nên dẫn đến hành động đi cướp tiệm vàng. Chiều 29/8, Công an TP Tam Kỳ (Quảng Nam) cho biết, đang tạm giữ hình sự đối tượng Trần Bá Sơn (SN 1999, trú xã Tam Phú, TP Tam Kỳ) để...