Thanh niên mới 28 tuổi đã mắc ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối chỉ vì “nghiện” 1 món mà rất nhiều người cũng thích ăn
Một chàng trai 28 tuổi sống tại Ninh Ba, Trung Quốc được chẩn đoán mắc bệnh ung thư đại trực tràng đã di căn. Sau khi tìm hiểu, bác sĩ phát hiện thủ phạm chính là một món ngon rất nhiều người thích…
Bệnh nhân trẻ tên là Hiếu Tùng, 28 tuổi, sống tại thị xã Dư Diêu, Ninh Ba, Chiết Giang, Trung Quốc. Hai tháng trước, anh cảm thấy bụng dưới bên phải luôn đau, nên quyết định đến một bệnh viện ở Ninh Ba để kiểm tra.
Trong quá trình thăm khám, các bác sĩ tìm thấy trong ổ bụng một khối u có đường kính khoảng 5cm, kèm theo sưng, có các hạch bạch huyết xung quanh. Kết hợp với xét nghiệm máu, các bác sĩ khẳng định Hiếu Tùng đã mắc bệnh ung thư đại trực tràng giai đoạn cuối. Triệu chứng của bệnh rất nhẹ nhàng khiến người bệnh chủ quan, không đi khám sớm, chắc chắn bệnh ung thư đại trực tràng này đã để lộ các dấu hiệu từ lâu chứ không phải là chỉ trong 2 tháng gần đây.
Bệnh nhân tại bệnh viện.
Nhận tin dữ, chàng trai trẻ rất đau lòng, anh đột nhiên nhớ lại rằng vài năm trước mình cũng thường xuyên đau bụng, nhưng vì nghĩ không quá nghiêm trọng nên anh không đi kiểm tra. Bây giờ nhớ lại, Hiếu Tùng vô cùng ân hận.
Khi tìm hiểu, bác sĩ tỏ ra ngạc nhiên khi gia đình Hiếu Tùng không hề có ai từng mắc ung thư đại tràng, vậy nguyên nhân khiến chàng trai trẻ này mắc bệnh ung thư là gì?
Theo lời Hiếu Tùng kể, anh có một thói quen ăn uống đã thực hiện trong suốt 20 năm. Khi anh bắt đầu đi học ở trường tiểu học, anh thường xuyên đến quầy bán thức ăn nhanh ở cạnh trường để mua cánh gà chiên, chân gà, bánh gạo và những thứ tương tự. Trong 20 năm, đồ chiên luôn là “món khoái khẩu” của anh và chưa bao giờ thay đổi. Chưa hết, Hiếu Tùng còn thường xuyên không ăn rau.
Mỗi khi không thể mua đồ chiên về ăn, bố mẹ Hiếu Tùng luôn tự làm đồ chiên vì biết con trai mình thích ăn nó. Dù biết ăn nhiều đồ rán không tốt cho sức khỏe nhưng vì thấy bản thân còn trẻ, chắc sẽ không có vấn đề gì nên anh vẫn tiếp tục ăn. Khi biết mình bị ung thư đại trực tràng, Hiếu Tùng không thể chấp nhận điều đó trong một thời gian.
Chế độ ăn uống thiếu lành mạnh có thể gây ra bệnh ung thư đại trực tràng
Ung thư ruột hay ung thư đại trực tràng ngày càng trẻ hóa. Nhiều người trẻ tuổi khi bị chẩn đoán bệnh thường hỏi ngược lại bác sĩ: “Tại sao tôi lại bị ung thư?”
Theo bác sĩ Dương, giám đốc Bệnh viện Phẫu thuật Tiêu hóa ở Ninh Ba cho biết, bệnh ung thư này có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống.
Chế độ ăn “2 cao một thấp” nghĩa là nhiều chất béo, protein cao nhưng chất xơ thấp chính là yếu tố gây ra bệnh ung thư đường ruột.
Video đang HOT
Nên tăng cường ăn nhiều rau xanh
Ngoài ra, hiện nay rất nhiều người lười tập thể dục dẫn đến việc sức đề kháng của cơ thể giảm sút. Tập thể dục ítsẽ khiến nhu động ruột chậm hơn và tăng nguy cơ ung thư.
Thường xuyên thức khuya, ăn uống thiếu tính khoa học, uống nhiều rượu… cũng sẽ gián tiếp gây ra bệnh ung thư đường ruột. Những thói quen này thường được tìm thấy ở những người trẻ tuổi, dẫn đến một xu hướng trẻ hơn trong những bệnh này.
4 phương pháp tự kiểm tra ung thư đại trực tràng
Theo bác sĩ Dương, nếu nhận thấy mình có 4 dấu hiệu đặc biệt này thì bạn cần phải đi khám ung thư đại trực tràng càng sớm càng tốt:
- Lẫn máu trong phân: Máu trong phân có màu đỏ sẫm, chất nhầy chảy ra hoặc lẫn mủ và máu bốc mùi
- Phân biến dạng, nhỏ lại, gây khó khăn khi đi đại tiện
- Thay đổi trong đại tiện, như táo bón hoặc tiêu chảy
- Các triệu chứng kèm theo: Thiếu máu, sụt cân, mệt mỏi, suy nhược…
Để phòng chống bệnh ung thư đường ruột, bác sĩ khuyên nên lưu ý điều sau trong ăn uống:
- Giảm lượng chất béo (bao gồm cả dầu động vật và dầu thực vật).
- Tăng lượng rau xanh và trái cây.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa tinh bột và chất xơ.
Nên hạn chế ăn món chiên rán
- Duy trì cân nặng hợp lý.
- Lượng muối hàng ngày dưới 5 gram.
- Ăn nhiều thực phẩm tươi, ăn ít thức ăn mặn và không ăn thức ăn bị mốc.
- Uống ít rượu.
Cuối cùng, bác sĩ nhắc nhở người trên 35 tuổi hãy đi sàng lọc ung thư để trong tình huống xấu có thể sớm phát hiện và điều trị bệnh.
Theo QQ/baodansinh
Chủ quan với dấu hiệu, bà mẹ trẻ 2 con mắc ung thư di căn
Ung thư đại trực tràng có tỷ lệ mới mắc đứng hàng thứ năm và tỷ lệ tử vong đứng hàng thứ tư trong các bệnh ung thư.
Ung thư đại trực tràng có liên quan chặt chẽ với chế độ ăn uống, sinh hoạt và có tỷ lệ mắc bệnh ngày càng gia tăng.
Ung thư đại trực tràng - căn bệnh phổ biến.
Chủ quan vì dấu hiệu sớm
Tiểu Ngô, người phụ nữ 29 tuổi ở Trung Quốc là mẹ của 2 đứa trẻ, bình thường cô có thói quen sống rất tốt, không hút thuốc cũng không biết uống rượu, ăn uống đầy đủ 3 bữa mỗi ngày. Tuy nhiên vào giữa tháng 4 năm nay, Tiểu Ngô bị tiêu chảy liên tục trong 1 tháng, cô đã tự uống một số loại thuốc tiêu chảy được kê đơn ở nhà thuốc cạnh nhà, nhưng các triệu chứng không cải thiện.
Ít lâu sau, Tiểu Ngô phát hiện, không những bị tiêu chảy, mà còn có máu trong phân, do vậy cô đã đến bệnh viện để kiểm tra.
Bác sĩ tại bệnh viện kiến nghị Tiểu Ngô làm nội soi đường ruột, kết quả nội soi khiến cô vô cùng sốc. Bác sĩ phán đoán cô bị ung thư biểu mô tuyển đại tràng và các tế bào ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết. Nếu phát hiện muộn hơn, nó có khả năng lây lan khắp cơ thể. Tuy nhiên, Tiểu Ngô không thể hiểu được tại sao cô lại bị ung thư?
Bác sĩ cho biết: Bệnh ung thư biểu mô tuyến đại tràng là một dạng của ung thư đại tràng (thuộc ung thư đường ruột) trong đó các tế bào ung thư phát triển từ lớp tế bào biểu mô, tức lớp lót bên trong của ruột già. Theo thống kê cho thấy những người có chế độ ăn giàu chất béo và ít chất xơ là dễ mắc dạng ung thư này nhất.
Theo Giáo sư Nguyễn Khánh Trạch - nguyên Trưởng khoa Tiêu hóa, Bệnh viện Bạch Mai, bác sĩ tại BV Đa khoa An Việt cho biết, theo tổ chức ghi nhận ung thư toàn cầu (GLOBOCAN) 2018, ung thư đại trực tràng là ung thư đứng thứ 5 về tỉ lệ mắc và tỉ lệ tử vong trên thế giới. Tại Việt Nam, ung thư đại trực tràng là một trong 5 loại ung thư phổ biến nhất và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa.
GS Nguyễn Khánh Trạch cho biết về ung thư đại trực tràng.
Chỉ tính riêng trong năm 2018, có 14.733 trường hợp mắc mới ung thư đại trực tràng tại Việt Nam.
Nguyên nhân của ung thư đại trực tràng theo GS Trạch có rất nhiều yếu tố tác động vào. Đầu tiên đó là trong cuộc sống hiện nay, nhiều người có thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa khoa học, do yếu tố di truyền, bệnh polyp tuyến yếu tố gia đình...
Dấu hiệu của bệnh
Trên thực tế, dù tương đối khó nhận biết, nhưng nếu quan sát kỹ, người bệnh vẫn có thể tự phát hiện các dấu hiệu ung thư trực tràng.
Một là, người bệnh có cảm giác chán ăn, đầy bụng. Lúc nào cũng có cảm giác khó tiêu, đầy trướng bụng trên vùng rốn, ăn không dẫn tới sụt cân, mệt mỏi. Nếu thời gian chán ăn, mệt mỏi kéo dài trên 2 tuần, GS Trạch khuyến cáo người dân nên đi tầm soát ung thư đại trực tràng.
Hai là, đau bụng, những người có bệnh ung thư đại trực tràng sẽ thường xuyên xuất hiện các cơn đau đáng kể ở bụng. Đau bụng được biểu hiện bằng các triệu chứng khó chịu ở vùng dạ dày, từ đó gây ảnh hưởng và khó chịu ở toàn bộ vùng bụng, phổ biến là mệt mỏi phờ phạc và đau bụng từng cơn.
Ba là, sụt cân trong vòng 1-2 tháng nhưng không rõ nguyên nhân thì bạn cũng không nên coi thường. Rất có thể đó là dấu hiệu của ung thư, nhất là ung thư đại tràng, dạ dày hoặc các bộ phận khác liên quan đến đường tiêu hóa.
Bốn là, đi ngoài phân nhỏ hơn, khuôn phân dẹt đây được xem là dấu hiệu của ung thư đại trực tràng. Do khối u trong lòng đại trực tràng làm cho đường đào thải ra bên ngoài phân gặp phải những vật cản khiến hình dạng và kích cỡ của phân bị biến dạng, thay đổi.
Năm là, đi ngoài kèm máu nhầy. Khác với đi ngoài có máu ở trĩ ung thư đại trực tràng đi ngoài có máu nhầy nhày lẫn trong phân. Còn đi đại tiện có máu do trĩ thường ở cuối phân. Chủ yếu do phân đi qua khối u không chỉ làm cho chúng thay đổi về kích cỡ mà chúng còn gây nên hiện tượng chảy máu lẫn trên phân.
Sáu là, rối loạn đại tiện. Những người mắc ung thư đại trực tràng thường rối loạn tiêu hóa lúc thì đi ngoài phân lỏng, lúc thì táo bón. Chính vì thế, nếu dấu hiệu này bất thường trên 10 ngày người bệnh cần đi kiểm tra ngay.
Bảy là, người bệnh mệt mỏi và căng thẳng, chóng mặt. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy kiệt sức ngay cả khi đã nghỉ ngơi, đồng thời suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
Khi ung thư đại trực tràng được phát hiện ở giai đoạn sớm, tỷ lệ sống thêm tương đối sau 5 năm đạt tới 90%. Tuy nhiên, tại Mỹ chỉ có 4 trong 10 ca ung thư đại trực tràng được chẩn đoán ở giai đoạn sớm. Tỷ lệ sống thêm của bệnh nhân giảm thấp rõ rệt khi ung thư đại trực tràng đã xâm lấn, di căn. Đáng tiếc là chỉ có trên 50% người Mỹ có nguy cơ bị ung thư đại trực tràng được sàng lọc.
Tại Việt Nam, hiện nay chưa có chương trình sàng lọc ung thư đại trực tràng cho cộng đồng và đa số bệnh nhân được phát hiện ở giai đoạn bệnh đã tiến triển.
Để dự phòng bệnh, GS Trạch khuyến cáo giảm cân, tránh béo phì, đặc biệt béo bụng, luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên với cường độ mạnh.
Xây dựng một chế độ ăn nhiều rau, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt, hạn chế thịt đỏ và thịt đã qua chế biến công nghiệp, không uống nhiều bia, rượu, không hút thuốc, bổ sung canxi và vitamin D là cách hữu hiệu ngừa ung thư này.
Theo infonet
Bệnh lao phổi có lây không? Từ phổi, vi khuẩn có thể qua máu, bạch huyết đến các tạng khác trong cơ thể (hạch bạch huyết, xương, gan, thận,...) và gây bệnh tại các cơ quan đó của cơ thể. Tuy nhiên nhiều người còn băn khoăn với câu hỏi bệnh lao phổi có lây không? 1. Bệnh lao phổi có lây không? Nguồn bệnh gây ra bệnh chủ...