Thanh niên mất khả năng đi lại, cô giáo suy thận suýt chết vì uống quá nhiều trà sữa
Do uống trà sữa quá nhiều, mỗi ngày từ 1 – 2 cốc, một thanh niên người Trung Quốc mắc phải bệnh gút, mới 29 tuổi nhưng đã không thể tự đi lại. Một cô giáo cũng do “nghiện” trà sữa mà tiểu đường cấp tính, suy thận, nhiễm trùng suýt mất mạng. Đây là bài học cảnh tỉnh cho mọi người.
Mới đây, một chàng trai trẻ tên A Kiệt đã đến bệnh viện Tuyền Châu, Phúc Kiến, Trung Quốc để khám chữa bệnh, thực hiện phương pháp châm cứu mong rằng có thể đi lại được.
Theo các bác sĩ, A Kiệt năm nay 29 tuổi nhưng phải nhờ gia đình dìu hoặc đẩy xe lăn mới có thể đi lại, di chuyển được.
A Kiệt cao 1m70, nặng 180kg. Khi mới đến bệnh viện, A Kiệt thậm chí không thể đi lại vì quá đau đớn bởi biến chứng căn bệnh gút. Qua kiểm tra, axit uric của anh vượt quá 800mol/L.
Một chàng trai trẻ ăn kiêng, không uống rượu, không ăn thịt nướng nhiều tại sao anh ta lại có thể bị bệnh gút? Hóa ra, A Kiệt rất thích uống trà sữa, ngày nào cũng phải uống một cốc, thời tiết oi bức như mùa hè thì phải uống hai cốc mới thỏa mãn. Lâu dần, A Kiệt nghiện trà sữa và cũng mắc bệnh béo phì, bệnh gút rồi mất luôn khả năng đi lại vì thức uống ngọt ngào nhưng vô cùng có hại này.
Ảnh minh họa. https://dulich.petrotimes.vn/
Trước đó một tuần, cô Kiều, một giáo viên sống ở huyện Nhạc Lộc, Hồ Nam, Trung Quốc đột nhiên cảm thấy đau bụng âm ỉ khi đang đứng lớp.
Nghĩ rằng đau dạ dày, cô Kiều dùng domperidin nhưng các triệu chứng của cô không thuyên giảm và trở nên nghiêm trọng hơn. Trong giờ nghỉ trưa ngày hôm đó, đồng nghiệp phát hiện cô bất tỉnh trên giường, gọi thế nào cũng không phản ứng lại tiểu tiện không tự chủ.
Video đang HOT
Ngay lập tức, mọi người gọi cấp cứu và đưa cô Kiều vào bệnh viện thành phố. Trong quá trình cấp cứu, huyết áp của cô Kiều chỉ còn 95/37mmHg, đồng tử giãn ra và phân tích máu cho thấy cô bị “nhiễm toan chuyển hóa” và đường huyết “HI”. Chẩn đoán ban đầu là “nhiễm toan ceton do tiểu đường”.
Đây là một biến chứng cấp tính của bệnh tiểu đường, đi kèm tình trạng nhiễm trùng, suy thận, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Sau đó, tại phòng chăm sóc đặc biệt, y tá phát hiện ra máu của cô Kiều có màu trắng sữa khi lấy máu.
May mắn thay, được cấp cứu kịp thời, các dấu hiệu sinh tồn của cô Kiều cuối cùng đã ổn định. Sau đó, cô thú nhận rằng mình rất thích uống trà sữa, hầu như ngày nào cũng phải uống một cốc, không uống thì khó chịu, bức bối trong người.
Hậu quả của việc uống quá nhiều trà sữa và các đồ uống có đường khác khiến lượng đường trong máu quá cao dẫn đến bệnh tiểu đường cấp tính bùng phát.
Có lẽ, qua lần đối mặt với tử thần này, cô Kiều sẽ rút ra được bài học cho mình.
Hãy nhớ, một ít sữa, một ít trà, một ít đường được pha với hương vị “gây nghiện” nhưng loại thức uống có hàm lượng đường quá cao này lại vô cùng nguy hại cho sức khỏe, tuyệt đối không nên uống thường xuyên.
Nghiện trà sữa - thói xấu đe dọa giới trẻ
Trà sữa là thức uống đã "lên ngôi" từ nhiều năm nay tại các nước châu Á. Tuy nhiên, đằng sau thói quen uống trà sữa mỗi ngày của giới trẻ tiềm ẩn không ít rủi ro.
Nghiện trà sữa có thể ảnh hưởng sức khỏe.
Những người trẻ "nghiện" trà sữa
Mới đây, một số bài báo tại Trung Quốc đã nhận định, giới trẻ Trung Quốc hiện nay không thể sống thiếu trà sữa. Tại Trung Quốc, trà sữa được coi là "thức uống cứu mạng", là "thần dược" giải quyết mọi vấn đề về tâm lý, mọi khúc mắc trong các mối quan hệ, mọi nỗi cô đơn... Nói tóm lại, giới trẻ đất nước này đang là những "con nghiện" trà sữa, có đời sống ẩm thực và tinh thần phụ thuộc vào những ly nước ngọt ngào ấy.
Tại Việt Nam, một bộ phận không nhỏ những người trẻ cũng không thể tách rời trà sữa ra khỏi cuộc sống của mình. Trà sữa được dùng như các bữa phụ, chiêu đãi nhau của giới văn phòng, thậm chí để chứng tỏ mức độ chịu chơi, theo kịp thời đại của không ít người trẻ.
Chính vì thế, các nhãn hiệu trà sữa lớn nhỏ, trong nước hay nhập ngoại liên tục được mở ra tại Việt Nam. Có những buổi khai trương của thương hiệu trà sữa có tiếng, người trẻ xếp hàng dài cả cây số chỉ để nhận một ly trà sữa miễn phí.
Đó có vẻ chỉ như một sở thích bình thường, vô thưởng vô phạt của nhiều người trẻ hiện nay, nhưng đằng sau cái sự "nghiện" trà sữa là nhiều điều đáng nói.
Thực tế, trà sữa là thức uống thông dụng, nhưng có mức giá không hề rẻ. Đối với những thương hiệu có chút tiếng tăm, một ly trà sữa hoặc thức uống cùng loại có thể có giá từ 40 ngàn đồng cho đến hàng trăm ngàn đồng.
Thế nhưng, nhiều bạn trẻ không hề chùn tay khi chi tiền cho những ly trà sữa. Có không ít sinh viên, giới văn phòng sống ở thành thị chia sẻ, mỗi ngày gọi không dưới 1 ly trà sữa để "thỏa cơn thèm". Có bạn trẻ giới văn phòng còn thú nhận, đã dùng 1/4 thu nhập hàng tháng chỉ đển uống trà sữa.
Trong khi đó, không ít "con nghiện" trà sữa là sinh viên, học sinh, chi phí sống hằng ngày còn phụ thuộc vào gia đình, nhưng cũng sẵn sàng mạnh tay chi tiền để thỏa sở thích.
Thói quen xấu tổn hại sức khỏe
Bên cạnh số tiền phải chi cho một ly trà sữa, những điều chứa đựng bên trong ly nước có mùi vị hấp dẫn này cũng là điều cần nói đến. Các chuyên gia dinh dưỡng đã phân tích, thành phần trong các ly trà sữa thông thường nước và đường chiếm tỉ lệ cao nhất. Chưa nói đến một vài nguyên liệu có nguồn gốc không rõ ràng mà thời gian qua, cơ quan chức năng đã phát hiện ở một số cơ sở kinh doanh trà sữa có thương hiệu.
Chính vì thế, chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, việc tiêu thụ quá nhiều trà sữa mỗi ngày, cộng với việc lười vận động, ngại tập thể dục là lối sống cực kì thiếu lành mạnh, có thể dẫn đến những chứng bệnh nguy hiểm: Thiếu hụt dinh dưỡng, béo phì, mất ngủ, táo bón, tổn thương gan thận, nặng hơn là ngộ độc chết người khi sử dụng trà sữa có nguyên liệu không rõ nguồn gốc, chế biến không vệ sinh.
Thống kê tại Trung Quốc cho thấy, khoảng 30% người tiêu dùng ở Trung Quốc chi hơn 400 nhân dân tệ (61 USD) cho trà sữa mỗi tháng. Đồng thời, nhiều người trẻ Trung Quốc từng phải nhập viện vì uống quá nhiều trà sữa hoặc bị tắc ruột vì trân châu trong trà sữa.
Năm 2020, Linh Ly, một "hot girl" trên Facebook đã làm một bài toán nho nhỏ dành cho những fan trà sữa. Trước kia, mỗi một ngày, Linh Ly tiêu thụ cho bản thân hoặc bạn bè trung bình 2-3 ly trà sữa từ các thương hiệu có tiếng. Khi quyết định cai trà sữa, cô gái này tiết kiệm mỗi tháng xấp xỉ 4 triệu đồng. Số tiền tiết kiệm cho một năm là gần 50 triệu đồng. Đó là chưa kể đến "bài toán" về các chỉ số sức khỏe.
Sau 3 tháng "cai" trà sữa, các chỉ số về mặt huyết áp, tim mạch, mỡ trong máu, cân nặng của cô gái trẻ đã tốt hơn rất nhiều. Thí nghiệm này được khá nhiều bạn trẻ ủng hộ bởi nó cho thấy tác hại của việc lạm dụng trà sữa quá mức trong giới trẻ.
Những người trẻ thực chất không nhận ra rằng mình bị phụ thuộc nhiều như thế nào vào trà sữa. Đồng thời, số tiền chi cho trà sữa mỗi ngày không quá nhiều và nếu không làm một bài toán chi tiêu cụ thể, họ không nhận ra rằng mình đã tiêu bao nhiêu tiền hàng tháng chỉ để uống trà sữa.
Ly trà sữa là một thức uống ngon, đem lại nhiều niềm vui cho giới trẻ. Nhưng dù ngon thế nào, một khi trở thành "nghiện", đó sẽ là một câu chuyện hoàn toàn khác về lối sống. Cũng như các loại thức ăn nhanh đem lại cảm giác thỏa mãn về vị giác tức thì, nhưng lạm dụng lâu dài, hậu quả cho sức khỏe thật khó lường. Việc nhận ra, từ bỏ những thói quen xấu, trì trệ, gây hại cho sức khỏe là một phần quan trọng trong hướng đến một lối sống lành mạnh và khỏe mạnh của thế hệ người Việt trẻ hiện nay.
Các thực phẩm khiến bạn nhanh suy thận Một chế độ ăn hợp lý sẽ giúp người bệnh giảm sự tích tụ chất thải trong máu, cải thiện chức năng và ngăn ngừa hư tổn tại thận. Cà phê kém chất lượng Hạt cà phê kém chất lượng có chứa các chất như ochratoxin, chất gây tổn thương gan và thận ở người. Uống quá nhiều ochratoxin trong thời gian dài...