Thanh niên góp sức trẻ đầy lùi dịch COVID-19
Tháng thanh niên 2022 với chủ đề “Tuổi trẻ sáng tạo” diễn ra trong bối cảnh toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang nỗ lực thích ứng với dịch COVID-19, vừa phòng dịch, vừa khôi phục phát triển kinh tế.
Đội hình thanh niên tình nguyện hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ cộng đồng góp phần tích cực đẩy lùi dịch bệnh mang ý nghĩa đặc biệt trong dịp này.
Dịp cao điểm bùng phát dịch COVID-19 tại Hà Nội vừa qua, phát huy tinh thần xung kích, tình nguyện, sự sáng tạo của đoàn viên, thanh niên, sinh viên Thủ đô, thực hiện thông điệp “3T” gồm Tiên phong – Tương trợ – Thích ứng; Đoàn Thanh niên – Hội Liên hiệp thanh niên thành phố Hà Nội đã huy động được 770 tình nguyện viên y tế đảm đương nhiệm vụ chuẩn bị cơ sở vật chất cho các trạm y tế lưu động, cơ sở thu dung, trực tại các khu cách ly tập trung. 7.457 tình nguyện viên thực hiện điều tra, lấy mẫu xét nghiệm, hỗ trợ tiêm chủng tại 638 điểm tiêm chủng. Bên cạnh đó là sự tham gia của 11.930 tình nguyện viên đăng ký tham gia công tác phòng dịch, hỗ trợ tại 579 xã, phường.
Cũng trong tuần 2 Tháng Thanh niên với chủ đề “Tuổi trẻ sáng tạo” gần 8.100 đội thanh niên tình nguyện phòng, chống dịch được duy trì hoạt động có hiệu quả, với trên 85.900 đoàn viên, thanh niên tham gia. Qua đó, tổ chức gần 2.600 hoạt động hỗ trợ, chăm sóc trên 61.200 F0 điều trị tại nhà.
Thực tế không thể phủ nhận vai trò đồng hành của Đoàn thanh niên các xã, phường khi Hà Nội bùng phát mạnh về số ca nhiễm COVID-19.
Chị Nguyễn Thị Diệp Anh, Bí thư đoàn phường Cống Vị, quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hà Nội cho biết: “Bất cứ công việc nào cần đến thì thanh niên đều có mặt. Những dịp cao điểm như tiêm chủng, đi chợ giúp dân, hỗ trợ F0 tại nhà… đều được đoàn viên thanh niên tích cực tham gia. Chưa khi nào tôi thấy sức mạnh đoàn kết của thanh niên lớn như vậy”.
Video đang HOT
Theo Bí thư Quận đoàn Long Biên Tăng Quang Huy, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, từ khi triển khai mô hình “shipper áo xanh”, đã có hơn 300 đoàn viên, thanh niên tham gia. Hoạt động này giúp người dân hạn chế việc ra khỏi nhà, góp phần cùng cộng đồng đẩy lùi dịch bệnh. Song song với đó, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp thanh niên thành phố phối hợp với Hội Thầy thuốc trẻ Hà Nội đã triển khai mạng lưới “Thầy thuốc đồng hành”, hỗ trợ bệnh nhân COVID-19 tại nhà với tổng số hơn 400 bác sĩ và tình nguyện viên đến từ các trường đại học, cao đẳng, học viện y dược trên địa bàn thành phố. Lực lượng này hoạt động linh hoạt, phối hợp với lực lượng tình nguyện viên y tế phát hiện kịp thời các F0 tại nhà có dấu hiệu chuyển nặng (màu cam, màu đỏ trên phần mềm) để thăm khám; phối hợp với nhân viên y tế của Trạm y tế địa phương trực tiếp đi phát gói thuốc A,B,C; đi lấy mẫu xét nghiệm COVID -19 tại nhà cho các F0 hoặc đến đo SpO2 theo chỉ định của nhân viên y tế…
Anh Nguyễn Đức Tiến, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, Phó Bí thư Thường trực Thành đoàn, Chủ tịch Hội Liên hiệp thanh niên thành phố Hà Nội cho biết, trong mọi hoàn cảnh, thanh niên luôn thể hiện vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của mình. Đoàn Thanh niên thành phố Hà Nội luôn sẵn sàng thực hiện các nhiệm vụ, trọng trách được giao để đồng hành, hỗ trợ và đảm bảo an toàn cho người dân Thủ đô. Với sự sẵn sàng, hết mình của tuổi trẻ Thủ đô, người dân có thể yên tâm hơn để vượt qua những khó khăn của dịch bệnh
Bí thư Hà Nội: Kỷ luật nặng cán bộ bao che vi phạm trong chống dịch
Trước biểu hiện lơ là xuất hiện ở một số địa phương, ông Đinh Tiến Dũng yêu cầu siết chặt kỷ cương.
Thành ủy sẽ lấy hiệu quả chống dịch làm thước đo quan trọng để đánh giá cán bộ.
Trao đổi với báo chí sáng 9/7, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đánh giá nhanh về tình hình dịch bệnh trên địa bàn. Ông cũng thông tin về kế hoạch, chiến lược mới trong chỉ đạo khoanh vùng, không chế số ca nhiễm trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.
Bí thư Thành ủy Hà Nội nhìn nhận đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư (từ ngày 29/4) là nặng nhất tại Hà Nội từ trước đến nay. Sau 9 ngày không có ca nhiễm nCoV trong cộng đồng, Hà Nội liên tiếp ghi nhận các ca mắc mới.
"Nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 đang đặt ra rất cấp bách", ông Dũng nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Hà Nội khống chế thành công những chuỗi lây nhiễm lớn, giảm thiểu tác động tiêu cực của dịch bệnh đến sản xuất kinh doanh, bảo đảm chuỗi cung ứng, duy trì tăng trưởng kinh tế gần 6%, bảo đảm nguồn thu, nguồn chi và an sinh xã hội.
Thông tin về chiến lược chống dịch thời gian tới, Bí thư Hà Nội nhấn mạnh yếu tố được TP đúc rút qua các đợt dịch là bình tĩnh đánh giá, dự báo chính xác tình hình để đưa ra giải pháp tương xứng.
"Khi đã thống nhất giải pháp, phải thực hiện kiên quyết, kiên trì và rất linh hoạt", ông nói.
Hoạt động thể dục thể thao ngoài trời được Hà Nội cấm triệt để từ ngày 8/7. Ảnh: Việt Linh.
Về các nhiệm vụ trọng tâm, Bí thư Thành ủy yêu cầu cơ quan, đơn vị từ thành phố đến cơ sở thực hiện quyết liệt chỉ đạo của Trung ương và thành phố về công tác phòng, chống dịch Covid-19. Người dân tuân thủ triệt để việc khai báo, cách ly khi đi về từ vùng dịch, hạn chế di chuyển...
Đề cập đến biểu hiện chủ quan những ngày qua, ông Dũng cho rằng không chỉ từ bộ phận người dân, mà sự lơ là, buông lỏng còn xuất hiện ở một số cấp ủy, chính quyền địa phương. Bí thư Thành ủy yêu cầu chấn chỉnh ngay, siết chặt kỷ luật, kỷ cương. Thành ủy sẽ lấy hiệu quả công tác phòng, chống dịch trong địa bàn phụ trách làm thước đo quan trọng để đánh giá cán bộ.
"Ủy ban Kiểm tra Thành ủy, ủy ban kiểm tra cấp ủy, thanh tra Nhà nước tăng cường giám sát về trách nhiệm thực thi công vụ. Nếu cán bộ có hành vi chủ quan, bao che, dung túng cho vi phạm phòng, chống dịch phải kỷ luật thật nặng để làm gương", Bí thư Thành ủy nhấn mạnh.
Người đứng đầu Đảng bộ thành phố kêu gọi tiểu thương, doanh nghiệp và nhân dân chia sẻ với thành phố về những biện pháp siết chặt hiện tại và có thể phải tăng cường trong thời gian tới tuỳ thuộc vào khả năng kiểm soát dịch bệnh trên địa bàn và cả nước.
Chiều 7/7, UBND Hà Nội ban hành công điện yêu cầu người dân không tụ tập quá 10 người ngoài trụ sở cơ quan, trường học, bệnh viện, nơi công cộng; các cơ sở dịch vụ, nhà hàng ăn uống trong nhà thực hiện nghiêm các quy định về đảm bảo an toàn phòng chống dịch và đóng cửa trước 21h hàng ngày.
Từ 18h ngày 7/7, Hà Nội yêu cầu khai báo y tế bắt buộc, cách ly tại nhà 7 ngày đối với người về từ TP.HCM và các vùng dịch khác (trừ trường hợp đi công tác công vụ trở về Hà Nội). Từ 18h ngày 8/7, TP cũng quyết định tạm dừng các hoạt động thể dục, thể thao ngoài trời.
Tổng công ty Đường sắt lỗ nặng, hàng nghìn lao động phải nghỉ việc Hoạt động vận tải của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) gần như tê liệt do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến người lao động không có việc làm, nhiều trường hợp phải nghỉ việc không lương. Ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc VNR cho biết, năm 2020 và 6 tháng đầu năm 2021 là thời điểm khó khăn...