Thanh niên bôi đen mặt cầm đĩa lạp xưởng bị công an mời làm việc
Sau khi hoá trang thành người đàn ông mặc đồ đen, bôi đen mặt, cầm đĩa lạp xưởng rồi chụp ảnh đăng Facebook, gây xôn xao dư luận những ngày qua, một thanh niên ở Gia Lai đã bị Công an mời lên làm việc.
Ngày 6-12, Công an thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai đã mời anh Trần Văn Công (trú tổ dân phố 4, thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện) lên làm việc vì hành vi tung tin không đúc sự thật.
Trước đó ngày 5-12, Trần Văn Công sử dụng tài khoản Facebook có tên “Công Dao Lam” đăng tải hình ảnh bản thân mặc bộ đồ màu đen, miệng ngậm hai quả táo mèo, trên tay cầm dĩa có cây lạp xưởng và một quả chanh gây hoang mang dư luận đến mọi người.
Hình ảnh Công bôi đen mặt, cầm đĩa đựng lạp xưởng, quả chanh đăng tải trên mạng xã hội
Sau khi nắm bắt thông tin, Công an Thị trấn Phú Thiện, huyện Phú Thiện đã mời Công lên làm việc. Qua làm việc, anh Công đã thừa nhận hành vi sai trái của mình và cam kết sẽ không tái phạm nữa đồng thời đính chính lại thông tin trên trang cá nhân “Công Dao Lam”.
Theo anh Công, mục đích của việc hóa trang thành người đàn ông áo đen, mặt đen, cầm đĩa đựng cây lạp xưởng rồi đăng tải lên mạng xã hội là để cho vui và “câu like”, chứ không có mục đích nào khác.
Trên facebook “Công Dao Lam” cũng đăng tải dòng cải chính với những nội dung trên.
Hoàng Thanh
Theo nld.com.vn
Vì sao Công an TP Hà Nội yêu cầu cựu Đại úy Lê Thị Hiền viết đơn xin ra khỏi ngành?
Luật sư phân tích lý do lãnh đạo Công an TP Hà Nội không kỷ luật cho ra khỏi ngành đối với bà Lê Thị Hiền, mà lại yêu cầu bà viết đơn xin ra khỏi ngành.
Ngày 15/11, nữ Đại úy Lê Thị Hiền (36 tuổi, cán bộ Đội CSGT, trật tự, phản ứng nhanh, Công an quận Đống Đa, Hà Nội), người làm náo loạn sân bay Tân Sơn Nhất vào ngày 11/8 vừa qua, bị Đảng ủy, Ban Giám đốc Công an Thành phố quyết định giáng 2 cấp bậc hàm từ Đại úy xuống Trung úy và yêu cầu bà Hiền viết đơn xin ra khỏi ngành.
Bên cạnh đó, tổ chức Đảng của Công an quận Đống Đa kỷ luật bằng hình thức khai trừ Đảng đối với Đại úy Lê Thị Hiền.
Nhiều câu hỏi được dư luận đặt ra là tại sao lãnh đạo Công an Thành phố không cho bà Hiền ra khỏi ngành, mà lại yêu cầu bà Hiền viết đơn xin ra khỏi ngành?
Đại úy Lê Thị Hiền gây náo loạn ở sân bay Tân Sơn Nhất hôm 11/8.
Trả lời PV, luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết, sự việc cựu Đại úy Lê Thị Hiền làm náo loạn sân bay Tân Sơn Nhất là vi phạm hành chính, vi phạm kỷ luật của ngành công an (có thái độ, lời nói, phát ngôn thiếu chuẩn mực...) và vi phạm kỷ luật Đảng (vi phạm quy tắc ứng xử của người đảng viên đối với quần chúng nhân dân, vi phạm về lối sống hành vi ứng xử...).
"Nếu cựu đại úy Lê Thị Hiền là công dân bình thường thì chỉ bị xử phạt hành chính. Tuy nhiên bà Hiền là cán bộ công an nhân dân thì phải tuân thủ các quy định về đạo đức, tác phong, ứng xử trong ngành công an.
Ngoài ra, bà Lê Thị Hiền còn là đảng viên nên phải tuân thủ các quy định của điều lệ Đảng. Bởi vậy, với hành vi vi phạm này thì nữ cán bộ công an sẽ bị xử phạt hành chính, bị kỷ luật Đảng và kỷ luật của ngành", luật sư Cường phân tích.
Về việc bà Hiền không bị cho ra khỏi ngành mà bị yêu cầu viết đơn xin ra khỏi ngành, luật sư phân tích: Nữ đại úy bị xử phạt vi phạm hành chính, hạ cấp bậc từ Đại úy xuống Trung úy và hình thức kỷ luật đảng cao nhất là khai trừ khỏi Đảng, nên về nguyên tắc thì một hành vi vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật chỉ bị xử lý một lần. Cho nên, bà Lê Thị Hiền không bị cho ra khỏi ngành.
"Khi đã áp dụng hình thức kỷ luật ngành đối với cựu Đại úy Lê Thị Hiền là hạ cấp bậc, thì không thể áp dụng hình thức kỷ luật cao nhất là tước danh hiệu công an nhân dân", luật sư Cường phân tích.
Bởi vậy, nếu Công an TP Hà Nội thống nhất cho bà Lê Thị Hiền ra khỏi ngành ngay thì phải hủy quyết định xử lý kỷ luật là giáng cấp bậc quân hàm.
Clip: Nữ đại úy làm loạn sân bay Tân sơn Nhất
Theo luật sư Cường, việc yêu cầu bà Lê Thị Hiền viết đơn xin ra khỏi ngành không phải là bắt buộc, cũng không phải là hình thức kỷ luật. Tuy nhiên, nếu cán bộ này tự nguyện nộp đơn xin ra khỏi ngành thì với tính chất của vụ việc như vậy, có lẽ đơn này sẽ được chấp nhận.
"Nếu không đồng ý với các quyết định xử lý vi phạm hành chính, hình thức kỷ luật thì bà Lê Thị Hiền cũng có quyền khiếu nại theo quy định pháp luật", luật sư Cường phân tích thêm.
Tuy nhiên theo vị luật sư, tất cả các cán bộ công an nhân dân đều là đảng viên, bà Hiền bị nhận hình thức cao nhất là khai trừ ra khỏi Đảng thì không còn cơ hội để phấn đấu, thăng tiến. Bên cạnh đó, cơ quan quản lý cũng sẽ gặp khó khăn trong công tác quản lý cán bộ này.
"Bà Lê Thị Hiền sẽ phải cân nhắc đến sự lựa chọn của mình sao cho phù hợp với điều kiện đặc thù của công việc và tình thế, hoàn cảnh hiện nay để giữ lấy những gì còn là của mình.
Nếu nữ cán bộ công an này tự nguyện viết đơn xin ra khỏi ngành thì có lẽ dư luận sẽ thấy thỏa đáng và uy tín của lực lượng công an nhân dân sẽ được nâng cao hơn", luật sư Cường nói.
MẠNH ĐOÀN
Theo vtc.vn
Đưa nước hồ An Khê và Ayun Hạ về mực nước đón lũ Tối 31/10, ông Kpă Thuyên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, Trưởng Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Gia Lai đã ký 2 lệnh vận hành hồ chứa về việc vận hành xả nước qua tràn hồ An Khê và Ayun Hạ để đưa mực nước 2 hồ này về mực nước đón lũ. Hai...