Thanh niên 27 tuổi ung thư thực quản giai đoạn cuối, bác sĩ tiết lộ 3 thói quen xấu
Sau khi ăn nhậu với bạn bè, chàng trai 27 tuổi nôn ra máu, bác sĩ sau khi kiểm tra đã chẩn đoán mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối.
Nhiều thống kê đã chỉ ra, trên khắp thế giới, hầu hết nam giới đều biết uống rượu, đặc biệt là nam giới trưởng thành. Trong văn hóa Á Đông chén rượu đã trở nên vô cùng quen thuộc trong mọi cuộc vui, tiệc tùng hay bàn công việc. Tuy nhiên, cho dù là bạn bè hay công việc, bạn cũng nên nhắc nhở bản thân giữ chừng mực, bởi rượu đem đến tác động xấu cho sức khỏe, câu chuyện dưới đây chính là một ví dụ điển hình:
Yang, một chàng trai 27 tuổi đến từ Nam Kinh, Trung Quốc đã uống rượu và nôn mửa khi anh ta tụ tập với bạn bè, nhưng khác với những lần trước, lần này Yang đau bụng dữ dội và thậm chí còn nôn ra máu rồi ngất xỉu. Sau khi được đưa tới bệnh viện, các bác sĩ tiến hành nội soi và phát hiện ra một khối u bất thường trong thực quản. Tiếp tục tiến hành sinh thiết kiểm tra, các bác sĩ kết luận anh Yang đang ở giai đoạn cuối của ung thư thực quản.
Thanh niên trẻ bất ngờ khi biết mình bị ung thư thực quản
Chia sẻ với bác sĩ, anh Yang cho biết từ khi còn sinh viên bản thân đã có thói quen uống nhiều rượu cộng với chế độ ăn uống thất thường nhưng anh chưa bao giờ để ý. Cho tới gần đây cảm thấy việc nhai nuốt thức ăn có chút bất thường nhưng Yang lại nghĩ là triệu chứng viêm họng, cho tới khi nhận được tin dữ trên.
Anh Yang được bác sĩ yêu cầu nhập viện gấp để tiến hành phẫu thuật loại bỏ khối u. Qua trường hợp này bác sĩ cũng cảnh báo 3 thói quen làm tăng khả năng bị ung thư thực quản nhiều người thường mắc:
1. Nghiện thuốc lá và rượu
Một trong những nguyên nhân quan trọng để anh Yang mới 27 tuổi đã bị ung thư thực quản chính là thói quen uống rượu lâu năm. Do đó, nếu bạn nghiện thuốc lá và rượu, thói quen xấu này phải được thay đổi. Chúng không chỉ khiến bạn có nguy cơ mắc ung thư phổi, ung thư gan, mà còn có nhiều loại ung thư như ung thư thực quản và ung thư thanh quản.
2. Ăn nóng
Ngoài rượu và thuốc lá, một nguyên nhân quan trọng khác dễ gây ung thư thực quản đến từ thói quen ăn đồ nóng. Tất cả các đồ ăn nóng có nhiệt độ trên 65C đều làm tổn thương thực quản, ăn liên tục nguy cơ phát triển ung thư thực quản sẽ lên tới 70%. Niêm mạc thực quản bị tổn thương lâu dài có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc niêm mạc và từ đó các tế bào hình thành.
3. Ăn chua và mặn
Video đang HOT
Thói quen xấu thứ ba cần thay đổi là ăn đồ chua và mặn, cụ thể là các đồ ăn muối chua hoặc ướp đậm muối như: dưa chua, thịt xông khói,…, ăn quá mặn không chỉ làm tăng huyết áp, mà còn gây ra thiệt hại nghiêm trọng cho các cơ quan hệ thống tiêu hóa như thực quản và dạ dày. Thức ăn quá mặn cũng có thể gây kích ứng và tổn thương mãn tính cho niêm mạc thực quản, gây ung thư các tế bào biểu mô niêm mạc thực quản.
Một số dấu hiệu, biểu hiện của bệnh ung thư thực quản như sau:
Dấu hiệu thường gặp nhất là nuốt có cảm giác nghẹn, vướng sau xương ức khi ăn thức ăn đặc, khi bệnh tiến triển, bệnh nhân uống nước, sử dụng các chất lỏng cũng có cảm giác bị nghẹn. Có một số trường hợp, bệnh ở giai đoạn muộn, khi hoại tử khói u trong lòng thực quản nên sau một thời gian bị nghẹn thức ăn lỏng lại quay lại ăn uống bình thường.
Trớ: bệnh viêm phế quản dai dẳng do dịch từ thực quản chảy vào đường thở dẫn đến thức ăn bị trớ ngược ra ngoài khi bệnh nhân ngủ.
Ngoài 2 dấu hiệu cơ bản trên, còn một số dấu hiệu nhận biết khác như: tiết nhiều nước bọt hơn bình thường, khàn tiếng, ho kéo dài, mặt và hai bàn tay nhiều nếp nhăn nổi rõ, cơ thể giảm cân nhanh không rõ nguyên nhân, da bi sạm khô.
Khi cơ thể có những dấu hiệu trên cần đến các cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe, phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
An An (Dịch theo QQ)
Theo vietnamnet
Cần làm gì khi mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối?
Thế nào là ung thư thực quản giai đoạn cuối? Ung thư thực quản giai đoạn cuối biểu hiện như thế nào và hướng điều trị ra sao... Mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây.
Thế nào là ung thư thực quản giai đoạn cuối?
Theo các bác sĩ ung bướu, Bệnh viện Thu Cúc, ung thư thực quản gồm 4 giai đoạn. Giai đoạn IV là giai đoạn cuối với tình trạng các tế bào ung thư đã lan rộng ra khỏi niêm mạc thực quản, xâm lấn sang các vị trí lân cận và cơ quan xa như phổi, xương...
Ở giai đoạn này, tỷ lệ sống của người bệnh thường rất thấp do khối u đã di căn xa. Nhiều trường hợp tử vong nhanh chóng sau khi được chẩn đoán mắc bệnh.
Ở giai đoạn cuối, khối u trong lòng thực quản đã phát triển to ra và xâm lấn sang nhiều cơ quan trong cơ thể.
Ung thư thực quản giai đoạn cuối có biểu hiện gì?
Khi mắc ung thư thực quản giai đoạn cuối, các triệu chứng bệnh nặng và rõ ràng hơn, người bệnh sẽ thấy sức khỏe suy giảm nghiêm trọng. Các dấu hiệu bệnh thường gặp ở giai đoạn này là:
- Khó nuốt, nuốt nghẹn:
Ở giai đoạn đầu khi khối u còn bé, tình trạng khó nuốt thỉnh thoảng diễn ra với mức độ nhẹ, khó nuốt với các thực phẩm cứng, rắn. Tuy nhiên khi bước sang giai đoạn nặng, tế bào ung thư phát triển to ra, chèn ép và xâm lấn trong thực quản, khiến tình trạng khó nuốt diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng hơn. Khó nuốt xảy ra với cả những thức ăn lỏng, mềm. Thức ăn bị mắc kẹt ở cổ họng khiến người bệnh hay bị nôn ra ngoài.
- Đau tức ngực:
Khi bị ung thư thực quản, người bệnh sẽ có triệu chứng đau tức ngực với mức độ đau thường xuyên và liên tục, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Cơn đau là do khối u ở thực quản phát triển to ra, chèn ép và làm hẹp thực quản. Thức ăn không đi hết được xuống dạ dày sẽ đọng lại ở thực quản, gây tức ngực kéo dài.
- Khàn tiếng kéo dài:
Ung thư thực quản giai đoạn cuối, người bệnh sẽ thấy tình trạng khàn tiếng rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Khàn tiếng có khi mất hẳn tiếng trong thời gian dài.
Các triệu chứng ung thư thực quản giai đoạn cuối thường rõ ràng và nghiêm trọng hơn.
Sụt cân nghiêm trọng
Khối u phát triển to ra, xâm lấn và di căn sang nhiều vị trí trong cơ thể khiến cơ quan này bị ảnh hưởng. Đồng thời thức ăn không được đưa xuống dạ dày, dinh dưỡng cũng không hấp thụ được hết vào cơ thể gây ra tình trạng sụt giảm cân nặng nghiêm trọng.
Ung thư thực quản giai đoạn cuối có chữa được không?
Cũng theo các bác sĩ, ung thư thực quản giai đoạn cuối có thể chữa được nhưng với tỷ lệ sống khá thấp bởi các tế bào ung thư đã lan tới hầu hết các bộ phận trên cơ thể.
Ở giai đoạn cuối, người bệnh phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp điều trị với mục đích kiểm soát triệu chứng, giảm biến chứng và kéo dài sự sống cho người bệnh.
Các phương pháp điều trị thường được áp dụng ở giai đoạn này là:
- Hóa trị kết hợp với phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư thực quản giai đoạn IVA.
- Đặt nội soi stent kim loại ở thực quản để cải thiện triệu chứng khó nuốt, giảm đau đớn và tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng của người bệnh.
- Hóa trị đối với người bệnh ung thư thực quản đã di căn tới những cơ quan xa trong cơ thể.
Tỷ lệ sống của người bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Nếu được điều trị tích cực, phác đồ điều trị chuẩn, người bệnh lạc quan, thoải mái... thì khả năng hồi phục sức khỏe sẽ nhanh chóng hơn.
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để kiểm soát sớm bệnh.
Bên cạnh đó, ở giai đoạn cuối, người bệnh cần có chế độ chăm sóc giảm nhẹ, giúp giảm các triệu chứng bệnh, tăng cường sức khỏe chống lại bệnh tật.
Lưu ý gì sau điều trị ung thư thực quản giai đoạn cuối?
Hầu hết người bệnh ung thư thực quản giai đoạn cuối đều có hiện tượng suy nhược cơ thể, mệt mỏi triền miên, ăn uống kém, thậm chí chán nản, lo nghĩ và không muốn ăn.
Lúc này người nhà cần chú ý tới tâm lý của người bệnh, động viên, chia sẻ và an ủi tinh thần người bệnh. Đồng thời cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý để người bệnh đảm bảo sức khỏe.
- Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng qua chế độ ăn hàng ngày với những thực phẩm sạch, rau củ quả đảm bảo an toàn vệ sinh, thực phẩm chế biến chín kỹ, thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa; bổ sung thực phẩm giàu sắt để cải thiện tình trạng thiếu máu.
- Tránh cho người bệnh ăn những thực phẩm chiên rán, thực phẩm khó tiêu hóa, cứng, rắn Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa để cơ thể dễ hấp thụ hơn.
Bên cạnh đó, người bệnh cần chú ý nghỉ ngơi điều độ, tránh lo âu, suy nghĩ quá nhiều mà ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mặc dù ung thư thực quản giai đoạn cuối là bệnh nặng nhưng dưới sự điều trị tích cực và kịp thời, đúng phương pháp, nhiều trường hợp vẫn sống, sinh hoạt bình thường.
Theo VTV News
Đi nắng về, uống liên tiếp 2 chai nước lạnh giải khát, người đàn ông nôn ra máu do mắc hội chứng này Lúc nhập viện, ông Lăng trong tình trạng nguy kịch, mặt trắng bệch, chân tay ướt đẫm mồ hôi lạnh. Một người đàn ông họ Lăng sau khi đi nắng về, ông đã uống liên tiếp 2 chai nước lạnh giải khát. Sau đó, ông Lăng bắt đầu có biểu hiện buồn nôn, nôn ra máu, nhức đầu, kiệt sức. Lúc nhập viện,...