Thanh niên 27 tuổi đột quỵ trong phòng họp vì 3 thói xấu người Việt hay mắc
Bác sĩ sau khi kiểm tra rất bất ngờ khi thấy mạch máu của nam thanh niên trẻ trung mà suy yếu như cụ già nhiều tuổi.
Trong những năm gần đây, bệnh tim mạch đã trở thành một căn bệnh nghiêm trọng đe dọa lớn đến sức khỏe của con người, đặc biệt là đột quỵ do nhồi máu cơ tim.
Đối tượng của bệnh tim mạch thường là người trung niên và cao tuổi, nhưng hiện nay, căn bệnh này dần tấn công người trẻ do thói quen sinh hoạt kém lành mạnh.
Đại Vĩ, 27 tuổi, đến từ Trung Quốc, là một nhân viên công sở làm việc tại công ty tư nhân. Vào một buổi sáng khi đang trong phòng họp cùng đồng nghiệp, Đại Vĩ bỗng cảm thấy nôn nao, khó chịu. Đang do dự nên xin nghỉ hay không, Đại Vĩ đột nhiên đau nhói ở ngực rồi ngất xỉu. Mọi người nhanh chóng đưa anh đến bệnh viện cấp cứu.
Sau khi thấy nôn nao trong người, Đại Vĩ đau nhói ngực và ngất xỉu.
Sau khi kiểm tra và xét nghiệm, các bác sĩ chẩn đoán Đại Vĩ bị đột quỵ nguyên nhân đến từ một cơn nhồi máu cơ tim. Kết quả chụp mạch vành khiến họ rất bất ngờ vì mạch máu của anh rất yếu và bị suy nhược nghiêm trọng như của một người cao tuổi.
Hai trong ba mạch máu động mạch vành tim của Đại Vĩ gần như bị tắc nghẽn hoàn toàn. Bác sĩ yêu cầu phẫu thuật mổ khẩn cấp. Và may mắn thay, ba tiếng đồng hồ sau, Đại Vĩ đã vượt qua cơn nguy hiểm. Vợ của anh gần như ngất xỉu vì hạnh phúc và không ngừng cảm ơn đội ngũ bác sĩ.
Khi bác sĩ hỏi vợ Đại Vĩ về thói quen sinh hoạt của anh để chẩn đoán nguyên nhân đột quỵ cô cho biết, chồng mình là nhân viên kinh doanh thường phải đi tiếp khách liên tục nên không tránh khỏi việc uống nhiều rượu bia và các thực phẩm ngoài nhà hàng chiên rán nhiều dầu mỡ.
Ngoài ra Đại Vĩ còn có thói quen hút thuốc nhiều năm liền. Sau khi nghe các bác sĩ kết luận chính những thói quen sinh hoạt không lành mạnh này đã khiến tim mạch của anh chàng yếu đi, bị đột quỵ khi tuổi còn rất trẻ.
Video đang HOT
Do tính chất công việc mà Đại Vĩ thường xuyên đi tiếp khách, phải uống rượu và hút thuốc. Những thói quen kém lành mạnh này đã khiến sức khỏe của anh đi xuống nhanh chóng.
1. Hút thuốc
Hút thuốc là yếu tố nguy cơ độc lập quan trọng nhất đối với nhồi máu cơ tim ở người trẻ và trung niên, có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim lên 7 lần. Bởi nicotine và carbon monoxide có trong đó có thể gây co mạch và nhịp tim nhanh sau khi khói vào máu, gây co thắt động mạch vành, dẫn đến nhồi máu cơ tim.
Ngoài ra, nicotine cũng dễ gây ra sự kết dính và tắc nghẽn tiểu cầu, thúc đẩy sự hình thành và mở rộng của mảng xơ vữa động mạch, hình thành cục máu đông, gây tắc nghẽn mạch máu và nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào.
2. Uống rượu
Rượu là một trong những nguyên nhân của bệnh tim mạch vành. Nó xâm nhập vào máu và gây tổn thương cho tim và mạch máu não. Lạm dụng rượu trên 125ml một ngày khiến cấu trúc sợi cơ tim bị hòa tan, rối loạn chức năng tâm trương, gây ra suy tim và rối loạn nhịp tim
3. Thực phẩm chứa chất béo
Chất béo (lipit) là thủ phạm gây tắc nghẽn mạch máu. Nếu trong mạch máu chứa quá nhiều lipit, cục máu đông mau chóng hình thành, gây tắc nghẽn mạch máu, nhồi máu não và cơ tim.
Bệnh nhân nhồi máu cơ tim nên ăn gì?
- Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và rau đậu: Những thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật luôn là sự lựa chọn hàng đầu cho tất cả mọi người, đặc biệt là những ai đang có vấn đề về tim mạch. Với vị thanh đạm tự nhiên và nguồn chất xơ dồi dào, các loại rau củ này có thể chế biến thành vô vàn món ngon, như salad, món ăn phụ, hoặc món khai vị. Đặc biệt lưu ý đối với người bị nhồi máu cơ tim thì không nên sử dụng quá nhiều chất béo dạng dầu mỡ hoặc phô mai trong quá trình chuẩn bị các món ăn này.
- Loại carbohydrate dành cho người bị nhồi máu cơ tim: Các loại thực phẩm như gạo lứt, bột yến mạch và khoai lang cung cấp nhiều chất xơ và giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Đây chính là loại carbohydrate mà chúng ta nên bổ sung hàng ngày. Bên cạnh đó, tránh tiêu thụ các thức ăn ngọt chứa nhiều đường, bởi vì chúng sẽ làm cho đường huyết tăng lên nhanh chóng, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
- Ăn nhạt và hạn chế sử dụng nhiều muối: Chế độ ăn mặn, dùng quá nhiều muối đã được chứng minh là có hại đối với sức khỏe tim mạch và huyết áp. Đối với người bình thường khỏe mạnh, không bị tăng huyết áp, không béo phì, chỉ nên ăn từ 6 – 8g muối trong một ngày (bao gồm muối trong muối ăn, nước mắm, hạt nêm canh,…).
Đối với bệnh nhân nhồi máu cơ tim giai đoạn bán cấp tính và sau khi đặt stent, chỉ cho phép sử dụng muối không quá 5g một ngày. Thay vì dùng muối, hãy sử dụng các loại thảo mộc, gia vị tự nhiên để tạo hương vị cho món ăn.
An An – Dịch theo QQ
Theo vietnamnet
Nắng nóng, có nên mua An Cung để phòng đột quỵ?
Nhiều người sẵn sàng chi tiền triệu để mua An Cung và xem như "bảo hiểm" cho sức khỏe, yên tâm sẽ không mắc đột quỵ.
PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu - Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết gần đây, số lượng bệnh nhân đột quỵ được đưa vào cấp cứu tăng, khoảng 30-40 bệnh nhân mỗi ngày. Thời tiết nắng nóng được cảnh báo là yếu tố làm gia tăng căn bệnh nguy hiểm này. Đặc biệt, nguy cơ đột quỵ có thể gặp ở cả những người trẻ tuổi.
Tiếp đón bệnh nhân đột quỵ tại khoa Cấp Cứu Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: M.T.
Không được tự ý dùng An Cung
Thị trường đang lưu hành một loại thuốc được quảng cáo có tác dụng dự phòng và điều trị rất tốt cho bệnh nhân đột quỵ là An Cung Ngưu Hoàng Hoàn (viết tắt là An Cung). Dù giá rất đắt (hơn một triệu/hộp một viên, hoặc hơn 3 triệu/hộp hai viên), nhiều người sẵn sàng chi tiền để mua về sử dụng xem như "bảo hiểm" cho sức khỏe và yên tâm sẽ không mắc đột quỵ.
Một quảng cáo trên mạng xã hội viết: "Khi đột quỵ xảy ra, vấn đề cấp cứu kịp thời rất quan trọng. Vì vậy, khi tai biến xảy ra, bạn cần phải cho người bệnh uống An Cung kịp thời để tránh cho tế bào não bị tổn thương càng ít càng tốt. Mỗi gia đình cần phải dự trữ ít nhất một viên An Cung Ngưu Hoàng Hoàn để dự phòng và cấp cứu".
Trước thắc mắc về việc có nên mua An Cung để dự phòng đột quỵ, PGS Chi khuyến cáo đây là thói quen rất nguy hiểm của người dân.
Theo chuyên gia này, đột quỵ có hai thể khác nhau. Một là đột quỵ thiếu máu cục bộ não - chiếm khoảng 85%, xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu đông, huyết khối, hẹp do vữa xơ động mạch. Hai là đột quỵ chảy máu não chiếm khoảng 15%, xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu chảy vào trong não hoặc xung quanh não.
Khi đó, An Cung chỉ có tác dụng đối với thể đầu tiên - thể nhồi máu. Riêng thể chảy máu não tuyệt đối không được dùng sản phẩm này, bởi chúng sẽ làm cho tình trạng xuất huyết của bệnh nhân trầm trọng hơn. Nhiều bệnh nhân đã hôn mê, xuất huyết nặng sau khi người nhà cho uống An Cung.
Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân nguy kịch do tự ý sử dụng loại thuốc này. Điển hình là trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn Quang (đã đổi tên, 65 tuổi, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) bị chảy máu trầm trọng. Do bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, sợ bị tai biến vì huyết áp cao, ông Quang đã mua loại thuốc này để dự phòng. Ba tuần trước, ông có uống một liều.
Sau đó, người đàn ông này bị xuất huyết dưới da, xuất huyết cơ, chảy máu dạ dày và phải nhập viện cấp cứu. Bệnh nhân được tiến hành các xét nghiệm, chiếu chụp cho thấy khả năng đông máu giảm, tình trạng xuất huyết dưới da ngày càng nặng, có chảy máu dạ dày, chảy máu trong cơ kèm theo biểu hiện suy gan.
"Việc xác định đột quỵ thuộc thể thiếu máu cục bộ não hay chảy máu não phải thông qua chụp CT và do bác sĩ khám lâm sàng. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc nếu cần thiết. Việc tự ý mua và cho người nhà đột quỵ dùng thuốc An Cung rất nguy hiểm. Người bệnh muốn dùng thuốc này bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ", PGS Chi khẳng định.
Khi nào xảy ra đột quỵ?
PGS Chi các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến đột quỵ là cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, rối loạn nhịp tim, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, béo phì...
Chuyên gia cũng khẳng định không có bất kỳ phương pháp nào đề phòng đột quỵ bằng thuốc uống như An Cung. Cách duy nhất là những người có nguy cơ cần kiểm soát tốt tình hình bằng tuân thủ phác đồ điều trị.
Những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, cách duy nhất để tránh đột quỵ là duy trì uống thuốc đều đặn để kiểm soát bệnh. Đột quỵ cần cấp cứu kịp thời trong khoảng thời gian 6 giờ đầu. Khi chậm trễ, bệnh nhân diễn biến nặng, dễ tử vong.
Vì vậy, chúng ta cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện để xử lý kịp thời, tuyệt đối không cố gắng cứu bệnh nhân tại nhà bằng việc cho dùng thuốc, uống các loại nước lạ.
Theo Zing
Nắng nóng kéo dài, làm ngay những điều này để bảo vệ sức khỏe Thời tiết nắng nóng đạt kỉ lục trong những ngày vừa qua làm ảnh hưởng sức khỏe của nhiều người. Nhiệt độ quá cao có thể dẫn đến cháy nắng, mất nước hoặc đột quỵ. Dưới đây là một số lời khuyên giúp giữ an toàn dưới ánh mặt trời. Thời tiết nóng có thể dẫn đến mất nước, đặc biệt nếu bạn...