Thanh niên 22 tuổi tử vong vì uống hạ sốt liên tục
Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân 22 tuổi ở Sơn La dùng đến 19 viên hạ sốt Paracetamol 500mg trong 2 ngày đã không thể qua khỏi.
Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Phụ trách Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, bệnh nhân 22 tuổi ở Sơn La dùng đến 19 viên hạ sốt Paracetamol 500mg trong 2 ngày.
Bệnh nhân được chuyển đến Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu ngày 6/9 trong tình trạng tổn thương gan, viêm gan rất nặng, có dấu hiệu suy gan. Trước đó 2 ngày, thanh niên này đã uống 19 viên thuốc paracetamol loại 500 mg chỉ trong 2 ngày để hạ sốt sau đó xuất hiện vàng da, mệt mỏi và được đưa vào viện.
Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên cảnh báo, nếu người dân không để ý hàm lượng thuốc hạ sốt Paracetamol rất dễ xảy ra tình trạng ngộ độc.
“Chỉ cần 2 ngày liền dùng trên 3g paracetamol là đã có nguy cơ viêm gan ngay cả với người khỏe mạnh”, BS Nguyên cảnh báo.
Trước đó, Trung tâm Chống đốc cũng thường xuyên tiếp nhận những bệnh nhân suýt chết vì ngộ độc thuốc hạ sốt.
Ông Nguyễn Văn C. 61 tuổi, trú tại Lục Nam, Bắc Giang phải vào viện cấp cứu vì men gan tăng cao, suy gan. Theo con trai của ông C. ông bị sốt nên ra ngoài hiệu thuốc mua thuốc hạ sốt uống.
Vài ngày sau, ông C. đỡ sốt nhưng người ông cứ mệt mỏi, ăn không ăn được, da vàng củ nghệ. Người nhà đưa thẳng ông vào Bệnh viện Bạch Mai. Ông C. không ngờ vì vỉ thuốc hạ sốt mà gan của ông bị ngộ độc nặng.
Tương tự, anh Nguyễn Minh T. (30 tuổi, ở Hải Phòng) bị sốt cao 39,5 độ có lúc lên đến 40 độ, để cắt cơn sốt, anh T. đã uống liền 16 viên thuốc hạ sốt có thành phần paracetamol. Anh T. đến phòng khám tư truyền dịch nhưng bệnh không đỡ.
Video đang HOT
Khi toàn thân có triệu chứng mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn, khó thở… anh T. mới vào BV Việt Tiệp – Hải Phòng cấp cứu và ngay sau đó được chuyển thẳng lên Trung tâm Chống độc Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, các bác sĩ kết luận anh bị ngộ độc paracetamol trên nền bệnh viêm gan A.
Thạc sĩ Nguyễn Trung Nguyên cho biết, đa số bệnh nhân bị ngộ độc thuốc do tự mua thuốc về uống là chính. Nhiều bệnh nhân bị men gan tăng nhưng triệu chứng âm thầm, họ không biết bệnh khi uống thuốc đặc biệt thuốc chứa paracetamol không có hướng dẫn của bác sĩ dẫn đến ngộ độc gan, người vàng ệch như nghệ.
BS Nguyên cảnh báo nguy cơ tử vong nếu người dân tự ý sử dụng thuốc hạ sốt
Theo các bác sĩ, paracetamol là thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường và phổ biến nhất hiện nay, được bán mà không cần sự kê đơn của bác sĩ. Người bệnh thường có tâm lý sử dụng ngay paracetamol khi có triệu chứng sốt và cảm cúm dễ dẫn đến ngộ độc.
Theo Danviet
Ăn rau má giải nhiệt ngày nắng nóng nhất định phải tránh những điều sau đây
Rau má không chỉ bổ dưỡng mà còn có nhiều tính năng trong việc chữa bệnh. Việc lạm dụng rau má sẽ để lại hậu họa khôn lường cho sức khỏe.
Để giải nhiệt trong những ngày nắng nóng, nhiều người chọn rau má và cho rằng đây la liệu pháp an toàn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, rau má không đơn thuần chỉ là rau, mà nó còn là một loại thảo dược. Do đó, khi sử dụng cần thận trọng như một loại thuốc.
Việc dùng quá nhiều rau má trong thời gian dài sẽ để lại những hậu quả xấu sau đây:
- Ảnh hưởng đến tiêu hóa: Rau má có tính hàn, có thể gây lạnh bụng, tiêu chảy nhẹ. Rau má thường được uống sống nên quá trình chế biến nếu không đảm bảo vệ sinh cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa cho người dùng.
- Giảm khả năng mang thai và tăng nguy cơ sảy thai: Phụ nữ nếu dùng rau má lâu ngày có thể làm giảm khả năng mang thai. Loại rau này cũng gây nguy cơ sảy thai nếu sử dụng trong thai kì.
- Làm tăng cholesterol và lượng đường trong máu: Rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều.
Không chỉ vậy, đối với người đang có 2 bệnh trên, dùng rau má cùng với uống thuốc điều trị có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol.
Một số bài thuốc dân gian bằng rau má
- Giải nhiệt trị rôm sẩy, mẩn ngứa, mát gan, lợi tiểu: Rau má tươi 30-100g rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước uống hàng ngày hoặc dùng máy xay sinh tố xay nhuyễn rồi hòa đường uống.
- Viêm họng và viêm amidan: Rau má tươi 60g rửa sạch, giã nát, ép lấy nước hòa với một chút nước ấm, uống từ từ.
- Ho lâu ngày: Rau má 30g, ép lấy nước uống hoặc sắc uống.
- Hạ sốt, phòng co giật cho trẻ: Rau má 60g, cỏ nhọ nồi 60g. Giã vắt lấy nước cốt uống. Bã đắp lên trán và phía trong cổ tay.
- Đái ra máu: Rau má và ích mẫu thảo mỗi thứ một nắm, rửa sạch, giã nát vắt lấy nước uống.
Chấn thương phần mềm: Rau má tươi 20-30g giã nát, vắt lấy nước hòa với một chút rượu uống. Lở loét ống chân (chứng liêm sang): rau má tươi giã nát, đắp lên tổn thương.
Rau má ăn bao nhiêu là đủ?
Học viện Y tế tại Hoa Kỳ và châu Âu đã đưa ra khuyến cáo rằng rau má mặc dù an toàn nhưng không nên sử dụng quá 6 tuần mà không có chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, những người mắc bệnh gan hoặc có tiền sử các bệnh tổn thương da, ung thư không nên dùng.
Lượng dùng cho một ngày của một người bình thường được các nhà khoa học khuyên dùng là 1 cốc nước rau má, tương đương 40g rau má trở lại.
Tuy nhiên, không nên dùng liên tục quá 1 tháng. Nếu muốn tiếp tục dùng thì nghỉ tối thiểu nửa tháng rồi mới dùng lại.
Theo M.H
Gia đình và xã hội
Tuyệt chiêu hạ sốt nhanh Sốt là cơ chế tự vệ của cơ thể nhằm chống lại vi khuẩn. Sau đây là một số biện pháp hạ sốt rất đơn giản bạn có thể thực hiện tại nhà. Rau húng quế có công dụng hạ sốt. SHUTTERSTOCK Nghiền nát 5 tép tỏi, sau đó ăn sống hết, rồi uống nước. Đây là một phương thuốc tốt hạ sốt...