Thanh long ở Bình Thuận chết héo vì khô hạn
Nắng hạn khiến cho hàng nghìn hecta thanh long teo tóp cành, nhiều vườn bị chết héo do không đủ nước tưới trong thời gian dài.
Mấy hôm nay, bà Phan Thị Ái ở thôn Tà Mon, xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận, cứ đi ra đi vào nhìn vườn thanh long hơn 500 trụ đang chết héo với ánh mắt đầy tiếc nuối. Dây thanh long mất nước, teo tóp, từ màu xanh ngả sang vàng nhợt nhạt, héo dần nhưng bà không có cách gì cứu được.
Bà Phan Thị Ái, 53 tuổi, nông dân xã Tân Lập cho biết thanh long trong vườn đang bị tóp cành chết héo, không cách nào cứu được vì không có nước tưới. Ảnh: Việt Quốc.
Bà Ái cho biết, vườn nhà đã ngừng tưới từ hai tháng qua. Trời nắng hạn, nước thiếu, “cỏ trong vườn cũng héo huống gì thanh long”. Kênh thủy lợi qua rẫy nhà bà đã khô rang từ cuối tháng 2. Bà bỏ hơn 20 triệu đồng thuê người khoan giếng để cứu thanh long, nhưng rồi cũng không có nước.
“Đầu tư hơn ba năm đằng đẵng, bao nhiêu tiền của công sức đổ vào đầu tư, giờ chết héo thế này, buồn quá sức”, bà Ái nói.
Gần đó, vườn thanh long 1.000 trụ của gia đình ông Lê Văn Sang chưa héo hẳn, nhưng các đầu ngọn đã bắt đầu nhăn tóp lại. Hai tháng trước, lúc kênh thủy lợi vừa khô, ông đầu tư máy bơm cỡ lớn và nối đường ống dài 2 km tới tận lòng hồ thủy lợi Tà Mon, để vớt vát lượng nước còn lại. Chỉ nửa tháng cầm cự, hồ thủy lợi cũng cạn sạch, không còn gì để bòn vét.
Cũng như nhiều nông dân trong vùng, ông Sang chuyển qua thuê xe múc đào ao. Tốn gần 40 triệu đồng, nhưng cũng không có nước như mong muốn. “Chỉ biết cầu trời cho mưa xuống mới cứu nổi hơn nghìn trụ thanh long, giờ tôi hết cách rồi”, ông Sang nói.
Ông Nguyễn Lộc, Chủ tịch UBND xã Tân Lập cho biết, xã có 1.475 ha thanh long, thì có đến 700 ha đang thiếu nước tưới trầm trọng. Hàng năm, xã nhờ hồ thủy lợi Tà Mon và nước sông Phan tưới vào mùa khô. Nhưng nay cả hai nơi này đã cạn nước. “Người dân trong xã thu nhập chủ yếu nhờ thanh long, tình trạng này kéo dài, đời sống bà con sẽ gặp nhiều khó khăn”, ông Lộc cho biết.
Video đang HOT
Xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận Nam có đến 700 ha thanh long bị thiếu nước, teo cành. Ảnh: Việt Quốc.
Hiện, các xã khác ở vùng chuyên canh thanh long huyện Hàm Thuận Nam cũng đang đối diện với tình trạng tương tự. Hồ Ba Bàu cấp nước tưới cho khu vực hạ lưu ở các xã Hàm Thạnh, Hàm Kiệm, Mương Mán, Hàm Mỹ đang nằm ở mực nước chết. Hơn 3.400 ha thanh long trong vùng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
“Nằm ở cuối kênh, cả tháng nay nước thủy lợi không về tới, giếng khoan cũng hụt nguồn”, ông Nguyễn Văn Mười, thôn Đằng Thành, xã Mương Mán nói và cho biết gia đình đứng trước nguy cơ thiệt hại hàng trăm triệu đồng đầu tư nếu vườn bị chết héo trong những ngày tới.
Không những Hàm Thuận Nam, mà tại các huyện Hàm Tân, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình, hàng nghìn hecta thanh long và cây trồng lâu năm cũng đang bị thiếu nước, nhiều vườn đang ở kỳ cho thu hoạch bị mất trắng. Theo nhận định của ngành nông nghiệp địa phương, nếu trong tháng 5 tới, trên địa bàn vẫn không có mưa, mức độ thiệt hại sẽ nặng nề hơn.
Lòng hồ thủy lợi Tà Mon, huyện Hàm Thuận Nam cạn khô, nứt nẻ. Ảnh: Việt Quốc.
Từ đầu năm đến nay, dòng chảy trên các sông suối tự nhiên đều đã cạn kiệt. Nguồn nước ngầm cũng suy giảm khiến cho các giếng khoan và giếng đào trong dân đều cạn nước. Tổng lượng nước tích trữ trong các hệ thống thủy lợi trên toàn tỉnh hiện chỉ còn 27,45 triệu m3, gần 11% dung tích thiết kế. Trong đó, nhiều hồ đã xuống dưới mực nước chết.
“Hiện, lượng nước còn tích lại, chúng tôi ưu tiên cung cấp nguồn cho các nhà máy phục vụ nước sinh hoạt”, ông Nguyễn Hữu Phước, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bình Thuận cho biết.
Ngành nông nghiệp Bình Thuận khuyến cáo nông dân trong tỉnh sử dụng hiệu quả nguồn nước ngầm hiện có bằng việc áp dụng phương pháp tiên tiến tưới tiết kiệm, ủ rơm trong gốc thanh long để duy trì độ ẩm cho cây. “Bà con nông dân dứt khoát không chong đèn cho thanh long ra trái vào lúc này, bởi sẽ thiệt hại lớn về chi chí đầu tư”, ông Phước nói.
Cây "ATM gạo" đầu tiên ở Lâm Đồng, mỗi ngày "nhả" 2 tấn giúp người nghèo
Cây ATM gạo đầu tiên tại huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) do các đơn vị tình nguyện cung cấp có thể phát 2 tấn gạo cho người dân khó khăn trong 7 ngày liên tục.
Sáng 21/4, tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng (Lâm Đồng), Hội chữ Thập đỏ huyện đã phối hợp Hội camera CCTV - IT Lâm Đồng thực hiện vận hành cây ATM gạo đầu tiên tại địa phương với khoảng 19 tấn gạo phát miễn phí trong 7 ngày liên tục.
Lần đầu tiên, người dân tại tỉnh Lâm Đồng được nhận gạo từ cây ATM gạo miễn phí.
Ông Nguyễn Đức Triệu - Phó Chủ tịch Hội chữ thập đỏ huyện Đức Trọng cho biết: "Mỗi ngày, ATM gạo có thể phát từ 1,5 - 2 tấn gạo, tùy thuộc vào số lượng người đến nhận. Sắp tới, Hội chữ Thập đỏ huyện sẽ tiếp tục phối hợp với Mặt trận và các Đoàn thể huyện vận động nguồn gạo để đảm bảo cho người dân vẫn được nhận gạo trong thời gian cách ly theo quy định của Thủ tướng Chính phủ".
Ông Nguyễn Đức Triệu phát gạo cho người khó khăn trên địa bàn.
Không giấu nổi niềm vui mừng, chị K'Tuyền (25 tuổi, trú xã Phú Hội, huyện Đức Trọng) chia sẻ: "Đây là lần đầu tiên tôi nhận được gạo từ cây ATM. Tôi rất mừng và cảm ơn những người đã giúp đỡ chúng tôi trong lúc khó khăn như thế này. Tôi nhận được tin này từ trưởng thôn, vì vậy sáng hôm nay, tôi đã đến sớm để được nhận gạo".
Người dân đến nhận gạo phải đảm bảo quy định đeo khẩu trang, cự ly cách nhau 2m.
Anh Phạm Duy Lộc - thành viên đơn vị tài trợ gạo cho ATM cho biết, cơ chế hoạt động của máy ATM gạo là bên trong có một bình hơi, mỗi người đến nhận gạo nhấn nút, nhận diện bằng cách nhìn vào camera, máy sẽ nhả ra lượng gạo cố định là 2kg. Để thực hiện được việc này, Công ty PHGlock đã tài trợ một hệ thống chuông cửa thông minh.
Các thành viên trong đoàn mong muốn người dân có hoàn cảnh khó khăn sẽ được giúp đỡ và có bữa ăn đầy đủ hơn trong mùa dịch Covid-19.
Ghi nhận sáng 21/4, đã có hàng trăm người đến nhận gạo miễn phí từ cây ATM gạo.
Người già và trẻ em sẽ được ưu tiên nhận gạo không phải đến cây ATM.
Phong Lâm
Đoàn trưởng ĐH Hồng Đức lắp đặt "ATM gạo" dành cho người nghèo Ngày 20/4, Đoàn thanh niên Trường ĐH Hồng Đức đã lắp đặt "cây ATM gạo", tổ chức chương trình phát gạo miễn phí cho những người gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19. Điểm phát gạo miễn phí được Đoàn trưởng ĐH Hồng Đức tổ chức bắt đầu từ 9h ngày 20/4 tại cơ sở chính của trường (số 565...