Thánh lễ giữa đại dịch Covid-19: Giáo dân không tròn bổn phận công dân
Họ đã nhân danh Chúa để làm những hành động sai trái, coi thường kỷ cương, phép nước, đi ngược đường hướng sống “tốt đời, đẹp đạo”.
Trong khi ảng, Nhà nước, chính quyền các cấp cùng nhân dân cả nước đang nghiêm túc thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, cách ly xã hội, không tập trung đông người để phòng, chống dịch, thì trong hai ngày 4 và 5/4 vừa qua, 8 giáo xứ thuộc Giáo phận Hà Tĩnh ở các huyện ức Thọ, Can Lộc, Hương Khê, Thạch Hà đã tập trung hàng trăm giáo dân tham dự Thánh lễ tại nhà thờ. Hành động này đi ngược lại lợi ích chung của cộng đồng xã hội và Giáo hội; thể hiện thái độ coi thường pháp luật và chỉ dẫn của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
Thánh lễ online của một gia đình công giáo ở Hà Nội. Ảnh: Phạm Huy Thông
Chiều thứ 3 tuần Thánh, cũng như mọi ngày, ông Nguyễn Văn Trường, giáo xứ Sơn Miêng, Tổng giáo phận Hà Nội tham dự thánh lễ được cử hành tại Tòa Tổng giám mục và truyền trực tuyến trên trang web và Youtube của Tổng giáo giáo phận.
Hình thức thánh lễ trực tuyến, dù không thỏa lòng, nhưng theo ông Trường, người giáo dân trước hết là một công dân của đất nước, việc cầu nguyện tại nhà, dự thánh lễ online không chỉ vì sự an toàn bản thân, mà còn là hành vi thể hiện tinh thần trách nhiệm với cộng đồng dân tộc:
“Chắc chắn sẽ thiệt thòi không bằng trực tiếp. Trực tiếp tham gia Thánh lễ sẽ nhận được bí tích Thánh thể là bí tích nuôi sống linh hồn người tín hữu. Nhưng mà vì dịch bệnh nên mỗi người tín hữu cũng là người dân của đất nước phải chung tay dập dịch”- ông Trường chia sẻ.
Vì sức khỏe của cộng đồng, ý thức trách nhiệm với xã hội, với đất nước, trong thời điểm cả nước đang đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp quyết liệt nhằm ngăn chặn và kiểm soát dịch bệnh, nhiều giáo phận đã ngưng Thánh lễ và các hoạt động có giáo dân tham dự, tổ chức Thánh lễ trực tuyến cho giáo dân, lễ riêng tư cho chức sắc. Nhiều giáo xứ, dòng tu còn đóng góp về nhân lực, vật lực, chung tay cùng các cấp chính quyền triển khai hoạt động phòng, chống dịch và góp phần vào công tác an sinh xã hội.
Hàng trăm giáo dân đến tham gia hành lễ tại nhà thờ giáo xứ Nghĩa Yên (Hà Tĩnh) tối 4/4… (Ảnh: báo Hà Tĩnh)
Nhưng, một số giáo xứ trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đi ngược với tinh thần chung đó. Linh mục ở các giáo xứ này đã rung chuông tổ chức lễ với rất đông người tham gia trong hai ngày thứ Bảy và Chủ Nhật vừa qua. Hành động này đi ngược với Thư chung của Hội đồng Giám mục Việt Nam năm 1980 là “sống phúc âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc đồng bào”. Họ đã nhân danh Chúa để làm những hành động sai trái, coi thường kỷ cương, phép nước, đi ngược đường hướng sống “tốt đời, đẹp đạo” của đồng bào Công giáo.
Linh mục Trần Đức Hoàn, Quản xứ Liêu Ngạn, Tổng giáo phận Bùi Chu – Nam Định cho rằng, vụ việc giáo dân ở Hà Tĩnh tụ tập cầu nguyện là hiện tượng cá biệt, nhưng ảnh hưởng lớn đến cộng đồng giáo hội; họ đã không tuân thủ Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và chỉ dẫn của Hội đồng Giám mục Việt Nam.
“Hội đồng Giám mục đã cho phép, các ngài cho phép làm riêng, trực tuyến. Như Sài Gòn, Hà Nội người ta cắt hết, có ai bảo sao đâu. Ở đây ngày cũng phát 2 lần trực tuyến. Có chung rồi, nghĩ về tập thể là chính thôi. Hơn nữa, bề trên đã chỉ đạo mình cứ làm. Nhưng có một vài cá nhân, linh mục làm ảnh hưởng đến chuyện đó”- Linh mục Trần Đức Hoàn cho biết.
Xét ở khía cạnh pháp lý, những việc làm này đang đi ngược với chủ trương chung của Đảng và Nhà nước về giãn cách xã hội. Đại biểu Phạm Tất Thắng, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội khẳng định, đó là hành vi vi phạm pháp luật.
Ông Thắng nhấn mạnh: “Rõ ràng, Chỉ thị 16 của Thủ tướng trong giai đoạn này là chỉ đạo thống nhất của Nhà nước liên quan đến việc phòng, chống dịch nó, có tính pháp lý chung, bắt buộc chung cộng đồng phải thực hiện. Vì vậy, khi mà không thực hiện Chỉ thị này đã là những hành vi vi phạm pháp luật rồi. Còn nếu hành vi đó gây ra những hậu quả lớn hơn thì sẽ xử lý theo quy định của pháp luật”.
Bộ luật Hình sự, Luật xử lý vi phạm hành chính đã thể hiện rõ quan điểm của Nhà nước ta và quy định cụ thể chế tài về những hành vi sai trái này. Mới đây, Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao có hướng dẫn áp dụng pháp luật và tổ chức xét xử đối với một số hành vi vi phạm pháp luật phổ biến có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Theo đại biểu Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, nếu việc tụ tập đông người dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng thì không chỉ xử phạt hành chính mà sẽ phải xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.
“Tôi nghĩ rằng, việc quy định của chúng ta gần đây thì các địa phương cũng đưa ra nhiều quy định. Tất nhiên, những quy định đó đều dẫn đến những cái quy định pháp lý, kể cả Luật xử lý hành chính, Bộ luật Hình sự đều có cả, cho nên nếu ai cố tình không tuân thủ để dẫn đến hậu quả, nghĩa là tạo sự lây lan dịch bệnh, thì xử lý theo quy định của pháp luật”- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội nhấn mạnh.
Trước sự việc này, chiều 6/4, Ban Tôn giáo Chính phủ đã yêu cầu Tòa Giám mục Hà Tĩnh chỉ đạo tất cả các giáo xứ phải chấp hành Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, dừng triệt để các nghi lễ tôn giáo, đồng thời tổ chức lực lượng kiểm tra, xử lý nghiêm cá nhân, tổ chức tôn giáo vi phạm và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng; đồng thời có văn bản gửi Hội đồng Giám mục Việt Nam, nêu rõ các hành vi vi phạm pháp luật, coi thường giáo quyền và yêu cầu xử lý nghiêm về mặt Giáo luật, không để tái phạm tại các giáo phận khác./.
Thu Thao-Thu Huyên
Giáo dân Hà Nội lễ nhà thờ trực tuyến để phòng Covid-19
Những ngày qua, giáo dân Hà Nội thường lễ nhà thờ trực tuyến để phòng sự lây lan của dịch Covid-19.
Trong mùa dịch Covid-19, cùng với chính quyền và các đội ngũ Y tế, các giáo dân theo Đạo Công Giáo (Thiên Chúa giáo) tại Việt Nam cũng đồng tâm, hiệp ý cầu nguyên và chia sẻ những biện pháp phòng dịch để có thể đóng góp công sức và lời cầu nguyện cùng cả nước vượt qua giai đoạn khó khăn.
Nhằm tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, hàng loạt các Thánh lễ được cử hành online trên Giáo Hội Công Giáo toàn cầu; các nhà thờ/giáo xứ trong Tổng Giáo phận Hà Nội áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp như: giữ khoảng cách, rước lễ bằng tay, không bắt tay chúc bình an, rửa tay, đeo khẩu trang trước và trong khi ở nhà thờ, cắt giảm thời lượng Thánh lễ và các bài giảng, hoãn/hủy toàn bộ lịch dạy giáo lý, ban hành bí tích giải tội tập thể.
Các nhà thờ/giáo xứ trong Tổng Giáo phận Hà Nội áp dụng nghiêm ngặt các biện pháp phòng dịch Covid-19
Khi giai đoạn 2 của Covid-19 vừa xuất hiện trở lại tại Việt Nam ngày 7/3, sau khi ca nhiễm số 17 được phát hiện tại phố Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội), ngay đêm 7/3, Linh mục Alphonso - Cha quản chính xứ Cửa Bắc (nơi rất gần với Phố Trúc Bạch - PV) gửi đi thông tin thông báo hủy Thánh lễ sáng thứ Bảy để bảo đảm an toàn cho mọi người.
Cha xứ cho áp dụng ngay các biện pháp khử trùng các hàng ghế và toàn bộ không gian bên trong nhà thờ, bàn thờ... 100% giáo dân khi đi lễ được phát khẩu trang và đề nghị rửa tay bằng dung dịch sát khuẩn ngay ở các cửa ra vào.
Giáo Hội Công Giáo Việt Nam cũng cho ban hành một Kinh nguyện đặc biệt, yêu cầu toàn thể các nhà thờ đọc trong Thánh lễ để cầu nguyện cho bệnh dịch chóng qua.
Thánh lễ được cử hành ở tất cả các Nhà thờ đều được tối giản ngắn gọn. Trong tuần Chay thánh kể từ sau Thứ Tư Lễ Tro, toàn bộ các nghi thức rườm rà như rước sách, nguyện ngắm 15 sự thương khó, hát và đi Đàng Thánh giá được lược bớt, các Linh mục quản xứ chỉ dâng Thánh lễ ngắn gọn không quá 30 phút/ngày.
Các giáo dân như người già trên 60 tuổi, trẻ em, những giáo dân có biểu hiện ho/sốt/khó thở hoặc có bệnh nền...đều được khuyến cáo không đến nhà thờ.
Bên cạnh đó, Thánh lễ được xuất bản một phiên bản mới qua hình thức online trên các website của các Giáo phận cũng như trên các phương tiện truyền thông đa phương tiện.
Tại website của Tổng Giáo phận Hà Nội (https://tonggiaophanhanoi.org/) các Thánh lễ đã được cử hành online để phục vụ giáo dân không thể đến nhà thờ.
Ngày 19/3 là Thánh Lễ trọng kính thánh Giuse - Cha nuôi của Chúa Giê su đã được Đức Giám Mục Tổng Giáo phận Hà Nội - Đức Cha Giuse Vũ Văn Thiên chủ tế dâng Lễ online với khoảng 498 giáo dân hiệp thông theo dõi trực tiếp qua fanpage.
Chị Anna Bùi Thái Hà - một giáo dân Hà Nội cho biết: "Là một trong những người đầu tiên được xem lễ online mình cảm thấy có chút bồi hồi và bối rối, đặc biệt là khi tới phần rước lễ thì lúng túng và cảm thấy như không được an tâm nếu không được Hiệp lễ.
Nhưng Cha chủ tế đã trấn an mọi người bằng lời nói: Các con hãy chia sẻ và hiệp thông cùng Cha như Cha đang rước lễ cùng các con! Cảm nhận của mình là được đến 70%-80% hồng ân so với Thánh lễ trực tiếp!".
Bên cạnh những Thánh lễ đang dần thưa vắng trực tiếp tại các nhà thờ, giáo dân Việt Nam và cộng đồng Công Giáo quốc tế đang hưởng ứng lời Kêu gọi của Đức Thánh Cha Phanxico khi vào lúc 9h tối mỗi ngày (giờ Việt Nam), các gia đình sẽ tập trung Đọc kinh - Cầu nguyện dâng lên Chúa lời cầu xin chân thành để xin Chúa ban xuống ơn chữa lành các bệnh nhân Covid-19.
Việc này nhằm tiếp sức cho các y/bác sỹ đang chăm sóc bệnh nhân và xin phép lạ xóa tan dịch bệnh trên quê hương Việt Nam và trên toàn thế giới.
Được biết, trong dịp Lễ Phục Sinh sắp tới, hưởng ứng lời kêu gọi của Chính Phủ ngày 20/3, Giáo Hội đang tính toán phương án cử hành Lễ Phục Sinh hiệp thông online. Các nghi thức cũng sẽ cắt giảm.
Đức Giáo Hoàng đã ủng hộ và khuyến khích việc cầu nguyện tham dự online, với việc phát động toàn thế giới giờ cầu nguyện 9h tối, điều này có thể hiểu rằng vậy là 24h suốt ngày giáo dân khắp các nước đều có 1h cầu nguyện!
Các ca sỹ/nhạc sỹ Công Giáo người Việt tại Hải ngoại và trong nước cũng tiếp sức cho niềm tin vào Thiên Chúa bằng những lời ca tiếng hát qua những chương trình livestream trực tiếp hát Thánh Ca từ khắp nơi trên thế giới.
Trước bài học nhãn tiền của EU khi toàn bộ các Thánh lễ phải hủy bỏ vì dịch bệnh bùng phát, Giáo Hội Công Giáo Việt Nam hiểu rõ việc chủ động nắm bắt thông tin và tích cực chung tay ứng phó với cộng đồng là việc làm hết sức quan trọng được ưu tiên hàng đầu.
Tại Pháp: Mở cửa sổ và thắp một ngọn nến như một cử chỉ hiệp thông và tình huynh đệ, để tưởng nhớ các nạn nhân Covid-19 và nhớ đến tất cả những người đã làm việc để trao ban niềm hy vọng và làm cho cuộc sống của đất nước tốt đẹp hơn.
Đó là một dấu chỉ lớn của tình liên đới dân tộc mà các giám mục Pháp mời gọi không chỉ đối với người Công Giáo mà còn đối với tất cả mọi công dân Pháp, người tin và không tin.
Tại Thụy Sĩ: Trong một thông điệp chung, Hội đồng Giám mục Thụy Sĩ và Giáo hội Tin lành mời các tín hữu "thắp sáng một đại dương ánh sáng hy vọng trên khắp đất nước".
Cụ thể, các tín hữu được mời gọi vào lúc 8h tối mỗi tối thứ Năm cho đến thứ Năm Tuần Thánh thắp một ngọn nến đặt trên bệ cửa sổ và cầu nguyện cho các nạn nhân virus corona, cho tất cả nhân viên y tế và cho tất cả những người cảm thấy bị đe dọa bởi sự cô lập.
Đức Tổng Giám mục Felix Gmr nói: "Chúng ta cầu xin Chúa trợ giúp tất cả những người này và bày tỏ sự hiệp thông của chúng ta với họ theo cách này", Đức Tổng Giám mục khẳng định "Giáo hội còn hơn một ngôi nhà, đó là một sứ vụ, đặc biệt là khi có mối đe dọa".
Video: Khử trùng máy bay chở bệnh nhân nhiễm Covid-19 thứ 17. (Nguồn: VTC1)
Chống 'lợi ích nhóm' cài cắm trong xây dựng pháp luật thế nào? "Lợi ích nhóm người ta cài vào thì chuyên gia pháp luật mới phát hiện được, cài kín lắm, cài đủ các loại luôn, rất kín. Không có sự phát hiện, bóc tách thì rất tai hại", nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Đình Quyền, cảnh báo. Ông Nguyễn Đình Quyền Sáng 19/2, Ban Thường trực Ủy ban T.Ư MTTQ...