Thành lập Khu kinh tế ven biển Quảng Yên thuộc tỉnh Quảng Ninh
Khu kinh tế ven biển Quảng Yên có diện tích 13.303ha, bao gồm Khu phức hợp đô thị, công nghiệp, công nghệ cao và Khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị Đầm Nhà Mạc.
Khu vực nuôi hàu của người dân xã Hoàng Tân, thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh. (Ảnh: Bùi Hiếu/TTXVN)
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký ban hành Quyết định số 29/2020/QĐ-TTg về việc thành lập Khu kinh tế ven biển Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.
Khu kinh tế ven biển Quảng Yên nằm ở phía Tây Nam tỉnh Quảng Ninh, với diện tích 13.303ha, bao gồm Khu phức hợp đô thị, công nghiệp, công nghệ cao và Khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị Đầm Nhà Mạc.
Trong đó, Khu phức hợp đô thị, công nghiệp, công nghệ cao tại thành phố Uông Bí và thị xã Quảng Yên, có diện tích 6.403,7ha.
Phạm vi gồm thành phố Uông Bí 2.551ha, thuộc 5 phường Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh, Quang Trung và Trưng Vương; thị xã Quảng Yên 3.852,7 ha, thuộc 8 xã, phường Đông Mai, Minh Thành, Sông Khoai, Cộng Hòa, Hiệp Hòa, Yên Giang, Tân An và Hoàng Tân.
Khu dịch vụ cảng biển, cảng biển, công nghiệp và đô thị Đầm Nhà Mạc thuộc thị xã Quảng Yên, với diện tích 6.899,3ha, thuộc 7 phường, xã: Nam Hòa, Yên Hải, Phong Cốc, Phong Hải, Tiền Phong, Liên Vị và Liên Hòa.
Video đang HOT
Khu kinh tế ven biển Quảng Yên có các khu chức năng phù hợp với mục tiêu phát triển của khu kinh tế. Quy mô, vị trí của từng khu chức năng được xác định trong quy hoạch xây dựng Khu kinh tế ven biển Quảng Yên theo phê duyệt của cấp có thẩm quyền.
Mục tiêu phát triển chủ yếu của Khu kinh tế ven biển Quảng Yên nhằm khai thác lợi thế và điều kiện tự nhiên, vị trí trong việc kết nối kinh tế, thương mại, dịch vụ với các khu kinh tế ven biển như Vân Đồn; Đình Vũ-Cát Hải; Thái Bình; qua đó, phát triển nhóm các khu kinh tế ven biển để phát huy tiềm năng lai thế cạnh tranh của từng khu kinh tế và xây dựng mối liên kết về phát triển kinh tế- xã hội giữa các khu kinh tế với khu vực lân cận.
Khu kinh tế ven biển Quảng Yên kết hợp chặt chẽ giữa thu hút đầu tư, phát triển kinh tế với bảo đảm quốc phòng, an ninh: bảo tồn và phát huy giá trị của hệ sinh thái biển, di tích lịch sử, văn hóa trong khu vực.
Bên cạnh đó, mục tiêu của Khu kinh tế ven biển Quảng Yên nhằm xây dựng và phát triển thành khu kinh tế ven biển đa ngành, hình thành trung tâm công nghiệp, dịch vụ hậu cần cảng và đô thị hiện đại, thông minh của tỉnh Quảng Ninh và khu vực Đồng bằng sông Hồng; tạo môi trường sống hiện đại thông qua phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội; phát triển các ngành, lĩnh vực có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường, trung tâm nghiên cứu và phát triển.
Đồng thời, Khu kinh tế ven biển Quảng Yên tạo việc làm, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập cho người lao động.
Lộ trình và kế hoạch phát triển Khu kinh tế ven biển Quảng Yên gồm: Giai đoạn I (từ năm 2020-2021): Xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản phục vụ cho dự án trong khu kinh tế; giai đoạn II (từ năm 2021-2025): Tập trung xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng và các khu chức năng của khu kinh tế; giai đoạn III (từ năm 2026-2035): Đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng của toàn Khu kinh tế ven biển Quảng Yên, từng bước hình thành đô thị thông minh.
Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11/2020./.
Sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre chào hàng tại TP Hồ Chí Minh
Chiều 24/9, UBND tỉnh Bến Tre và một số đơn vị khác phối hợp tổ chức hội thảo "Giới thiệu, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre" tại Tp. Hồ Chí Minh. Theo đó, sở, ngành, doanh nghiệp và đơn vị sản xuất đến từ tỉnh Bến Tre đã mang đa dạng sản phẩm về thị trường Tp. Hồ Chí Minh chào hàng.
Đa dạng sản phẩm đặc sản được trưng bày trong khu vực gian hàng của tỉnh Bến Tre.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Trúc Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bến Tre cho biết, hiện Bến Tre đang đẩy mạnh thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Bến Tre năm 2020. Đồng thời, nhiều sở, ngành của tỉnh cũng tăng cường mở rộng kết nối kinh tế giữa tỉnh Bến Tre và Tp. Hồ Chí Minh, cũng như những tỉnh, thành khác trên cả nước.
Theo ông Nguyễn Trúc Sơn, thông qua sự kiện lần này, sở, ngành tỉnh Bến Tre cũng hỗ trợ của doanh nghiệp, hợp tác xã trong tỉnh quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa, nắm bắt nhu cầu thị hiếu khách hàng... để từng bước cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng và phát triển sản phẩm đặc sản, OCOP của địa phương.
Hơn thế nữa, đơn vị sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Bến Tre được tạo điều kiện thuận lợi tìm kiếm đối tác, cơ hội đầu tư, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường nội địa và thúc đẩy xuất khẩu ra thế giới.
Cùng với Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên, bán đảo Cà Mau, tiểu vùng ven biển phía Đông là một trong bốn tiểu vùng tạo động lực liên kết phát triển Đồng bằng sông Cửu Long. Trong số đó, tỉnh Bến Tre nổi lên không chỉ có vai trò quan trọng trong tiểu vùng mà còn có thể trở thành "nút kép" kết nối liền Đồng bằng sông Cửu Long và Tp. Hồ Chí Minh.
Khu vực tập trung sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre.
Bà Bùi Thị Thanh An, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương cho rằng, tỉnh Bến Tre cần tận dụng thế mạnh là kinh tế vườn và kinh tế biển để phát triển và xây dựng thương hiệu xuất khẩu cho nhiều sản phẩm như trái cây, thủy hải sản...; trong đó, kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre sẽ giúp đơn vị sản xuất trên địa bàn tỉnh mở rộng cơ hội giao thương, xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - phân phối.
Ở góc độ doanh nghiệp, bà Ngô Thị Kiều Dương, Giám đốc Công ty cổ phần Mỹ phẩm dừa Phú Long (tỉnh Bến Tre) cho hay, doanh nghiệp mong muốn nhà bán lẻ, nhà phân phối trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành, tạo điều kiện hỗ trợ sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre vào kênh phân phối hiện đại. Đặc biệt, doanh nghiệp kỳ vọng sở, ngành các địa phương kết nối nhà bán lẻ, nhà phân phối với mức chiết khấu phù hợp, dành riêng cho đơn vị sản xuất địa phương, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP và đặc sản địa phương.
Liên quan đến vấn đề đưa sản phẩm OCOP và đặc sản vào kênh phân phối hiện đại, ông Nguyễn Tô Kiều Trinh, Giám đốc thu mua hệ thống siêu thị Big C cho biết, đơn vị sản xuất cần yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, chứng nhận tiêu chuẩn. Đơn cử, doanh nghiệp khởi nghiệp cần chú trọng đảm bảo sản lượng, khâu vận chuyển và cung ứng sản phẩm. Bên cạnh đó, nhà cung cấp cũng cần tích cực tham gia những chương trình tiếp thị, trưng bày, giới thiệu dùng thử sản phẩm mới dành cho người tiêu dùng.
Còn theo đại diện Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op), hàng hóa của doanh nghiệp địa phương có sự đầu tư mẫu mã, thiết kế bao bì... so với trước đây. Tuy nhiên, hiện tại sản phẩm OCOP chưa được đầu tư đúng mức về khâu quảng bá, tiếp thị giúp nhà bán lẻ và người tiêu dùng nhận biết trên thị trường. Cùng với đó, nhà bán lẻ, nhà phân phối cần biết quy trình lựa chọn sản phẩm OCOP bao gồm những tiêu chuẩn và có giá trị gia tăng như thế nào.
"Đặc biệt, những sản phẩm này hướng đến đối tượng khách hàng nào thì nhà bán lẻ, nhà phân phối mới có thể hợp tác hỗ trợ đưa sản phẩm ra thị trường, cũng như đến với người tiêu dùng. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần nghiên cứu, đổi mới sáng tạo sản phẩm mới trên cơ sở khảo sát thị trường, nắm bắt thị hiếu tiêu dùng để nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm", đại diện Saigon Co.op chia sẻ thêm.
Đánh giá về hoạt động kết nối tiêu thụ các sản phẩm OCOP và đặc sản Bến Tre vào thị trường Tp. Hồ Chí Minh, bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công Thương Tp. Hồ Chí Minh cho rằng, trong thời gian dài tăng cường xúc tiến thương mại giữa hai địa phương đã mang lại nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, đơn vị sản xuất, nhà bán lẻ... Những hoạt động này, không nằm ngoài mục tiêu tạo điều kiện cho bên bán và bên mua gặp gỡ, trao đổi và bàn giải pháp hợp tác trong việc đưa sản phẩm ra thị trường, hình thành thương hiệu Việt.
Bà Nguyễn Huỳnh Trang, Phó giám đốc Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh đánh giá về hoạt động kết nối tiêu thụ hàng hóa giữa TP Hồ Chí Minh và tỉnh Bến Tre.
Theo bà Nguyễn Huỳnh Trang, doanh nghiệp cũng phải nhìn nhận thực tế là cần giải bài toán cung gì cho thị trường, chứ không chỉ dừng lại việc cung những gì sản xuất được. Hiện nay, thị trường rất đa dạng sản phẩm nên vấn đề quan trọng là doanh nghiệp lựa chọn hướng đi bền vững và đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ được thể hiện được sản phẩm đảm bảo chất lượng, sản lượng, mẫu mã, bao bì...
Dịp này, đại diện doanh nghiệp đến từ tỉnh Bến Tre và nhà bán lẻ, nhà phân phối trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác cung ứng hàng hóa trong thời gian tới.
Chứng khoán 19/8: Chỉ cần chút nỗ lực từ các trụ, VN-Index lại về sát 850 điểm Nhóm trụ không muốn thị trường phải lo lắng tháo chạy nên mỗi mã đã cố gắng nhích lên để cải thiện tâm lý. Nhịp giật xuống dưới 850 điểm hôm qua có nguyên nhân lớn từ khối ngoại. Dòng tiền nội vẫn xuất hiện nhưng rất khó có thể ồ ạt vào giải cứu trong những biến động nhanh của thị trường....