Thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn
ThNhằm bảo tồn, gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái cũng như nâng cao nhận thức cho người dân ở vùng biển Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định thành lập Khu bảo tồn biển Lý Sơn.
Vùng biển Lý Sơn được đánh giá khá cao về mức độ đa dạng sinh học
Theo đó, Khu bảo tồn biển Lý Sơn được thực hiện trên phạm vi hơn 7.900 ha, trong đó diện tích mặt nước biển là hơn 7.100 ha.
Khu bảo tồn được chia thành 3 vùng chức năng gồm: Vùng bảo vệ nghiêm ngặt, bảo vệ hệ sinh thái vùng triều, cỏ biển và rạn san hô độ sâu từ 3 đến 20 m; vùng phục hồi sinh thái thuộc khu vực đảo Lớn và đảo Bé trên diện tích gần 2.000 ha, bảo vệ các loài sinh vật biển; vùng phát triển trên diện tích 4.500 ha gồm âu cảng và phần biển bao quanh.
Ngoài ra, Khu bảo tồn được còn được hình thành vành đai bảo vệ trên phần diện tích 2.500 ha xung quanh để đảm bảo an toàn trong quá trình bảo tồn biển. Tổng kinh phí đầu tư Khu bảo tồn biển Lý Sơn là gần 40 tỷ đồng.
Bên cạnh việc xác lập rõ khu vực bảo tồn, các hoạt động như: bảo vệ môi trường, ngăn chặn khai thác nguồn lợi sinh vật trái phép, phục hồi hệ sinh thái, tái tạo nguồn lợi, nghiên cứu thăm dò khảo sát, khảo cổ, phát triển hình thái du lịch cộng đồng sẽ được triển khai trong chương trình bảo tồn biển.
Trước sự tác động mạnh của con người, một giải pháp bảo tồn biển Lý Sơn là cần thiết.
Lý Sơn có vùng biển với độ đa dạng sinh học cao, hệ sinh thái điển hình như rạn san hô, thảm cỏ biển và nhiều hải sản quý hiếm. Tuy nhiên, những năm gần đây độ đa dạng sinh học ở vùng biển xung quanh huyện đảo này bị suy giảm nghiêm trọng bởi tình trạng đánh bắt thủy hải sản quá mức và bằng phương tiện mang tính hủy diệt như thuốc nổ, lưới kéo…
Video đang HOT
Bảo An
Theo Dantri
Bộ ảnh đáy biển miền Trung sau sự cố môi trường
Để ghi nhận hiện trạng đáy biển miền Trung sau sự cố môi trường cá chết hàng loạt, các nhà khoa học của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức những đợt lặn xuống vùng biển nguy hiểm này. Kết quả cho thấy, nhiều khu vực của bốn tỉnh, hệ sinh thái bị hủy diệt.
Các nhà khoa học đã tiến hành khảo sát tại đáy biển ở cả 4 tỉnh Bắc trung bộ xảy ra sự cố. Cùng Tiền phong xem bộ ảnh đáy biển miền Trung bị hủy diệt. Ảnh do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cung cấp.
Hà Tĩnh, các nhà khoa học khảo sát tại Mũi Ròn Mạ và Hòn Sơn Dương (cách họng xả công ty Formosa 7,5 km ngày 06/05/2016). Ở Mũi Ròn Mạ, san hô thưa thớt không tạo thành rạn, kích thước tập đoàn nhỏ, chủ yếu dạng phủ. Có nhiều tập đoàn mới chết trong khoảng 1 tháng. Ở Hòn Sơn Dương San hô chết khoảng 35-40%, hiện san hô còn sống dưới 10%. cả hai điểm này vắng mặt các đối tượng cá kinh tế có kích thước lớn hoặc nhóm cá thuộc các họ cá san hô điển hình.
Quảng Bình, khảo sát ở cảng Hòn La, đảo Hòn Nồm (đảo Yến) - Vũng Chùa ngày 07/05/2016. Ở Hòn Nồm, san hô phân bố thưa thớt, kích thước tập đoạn nhỏ. Độ phủ thấp, dưới 10%. Có hiện tượng san hô chết rải rác trên cạn. Vắng bóng các đối tượng các kinh tế và các họ cá điển hình cho vùng rạn san hô. Tương tự Hòn La cũng ghi nhận hiện tượng san hô chết.
Quảng Trị, địa điểm khảo sát là Cửa Tùng. Ở đây các nhà khoa học bắt gặp phát hiện thấy hầu chết còn lại xác, phần thịt đã bị phân hủy, miệng bị mở. Ngoài ra còn khá nhiều vỏ hầu nằm rải rác trên nền đáy.
Thừa Thiên Huế, các nhà khoa học khảo sát ở hai địa điểm, ghi nhận san hô chết và rất ít gặp các loài cá kinh tế và điển hình cho sinh cảnh rạn.
San hô bị chết trắng tại Hòn Sơn Chà
San hô bị chết trắng tại rạn san hô Bãi Chuối
Trầm tích đáy một số điểm bị phủ lớp màng màu vàng - nâu sậm
Ghẹ bị chết trong hốc san hô tại Bãi Chuối
Cá Vẩu (Caranx ignobilis) chết trôi tại rạn san hô Bãi Chuối
Các nhà khoa học thu mẫu cá Vẩu để lấy mẫu dịch màng bám ngoài da.
Theo Nguyễn Hoài
Tiền Phong
Vụ Formosa: Nguy cơ tái ô nhiễm gây ảnh hưởng đến phục hồi hệ sinh thái biển Trao đổi với Dân trí xung quanh vấn đề Formosa thừa nhận gây ô nhiễm môi trường dẫn đến việc cá chết hàng hoạt ở miền Trung, PGS.TS Trần Hồng Côn - Khoa hóa (ĐHKHTN-ĐHQGHN) bày tỏ: "Vấn đề quan trọng nhất ở đây đó là nguy cơ tái ô nhiễm sẽ làm ảnh hưởng đến việc phục hồi hệ sinh thái biển"...