Thành lập khu bảo tồn biển đảo ở Trường Sa
Bộ Nông nghiệp quy hoạch khu bảo tồn biển đảo Nam Yết rộng trên 20.000 ha ở Trường Sa.
Bộ Nông nghiệp quy hoạch khu bảo tồn biển đảo Nam Yết rộng trên 20.000 ha ở Trường Sa. Dự kiến, ba năm nữa cả nước có 9 khu bảo tồn biển đảo.
Ngày 14/9, hội thảo “Hệ thống bảo tồn biển Việt Nam – Cơ hội và thách thức” do Viện Hải dương học tổ chức diễn ra ở TP Nha Trang (Khánh Hòa). Ông Nguyễn Việt Cường (Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản) cho biết, năm 2013 Bộ NN&PTNT sẽ thành lập khu bảo tồn biển đảo Nam Yết thuộc huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa).
Đảo Nam Yết phủ trùm một màu xanh. Ảnh: Nguyễn Nam Anh
Video đang HOT
Theo cơ quan chức năng, Nam Yết có thềm san hô là một bãi cạn rất lớn, mở rộng về phía Tây của đảo. Tại đây có thảm cỏ biển phát triển, độ che phủ tốt (58%) và bãi cát rộng là nơi rùa biển thường xuyên lên đẻ trứng.
Trên đảo Nam Yết có cây lớn, nhiều bãi trống cho chim đậu và trú đông. Vùng biển Nam Yết sở hữu 185 loài thực vật, 307 loài động vật phù du, 86 loài rong, 2 loài cỏ biển, 225 loài động vật đáy, 414 loài cá san hô, 2 loài rùa biển và 160 loài san hô.
Theo PGS, TS Võ Sĩ Tuấn (Viện phó Viện Hải dương học), nhiệt độ trái đất tăng lên gây hiện tượng “tẩy trắng san hô” làm chết hàng loạt san hô ở các vùng biển như Cà Ná (Ninh Thuận), Côn Đảo (Bà Rịa – Vũng Tàu), Cù Lao Chàm (Quảng Nam) và Phú Quốc (Kiên Giang). Do đó, Việt Nam cần có chiến lược để bảo vệ rạn san hô ở các khu bảo tồn biển đảo.
Theo Soha
Thành lập BQL bảo tồn loài thủy tùng "đặc biệt" ở Đắk Lắk
Hôm nay 6/9, Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk đã tổ chức lễ công bố Quyết định số 760/QĐ-UBND của UBND tỉnh này về việc thành lập Ban Quản lý Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước (thủy tùng) đặt tại thôn Trấp K'sơ, xã Ea Hồ, huyện Krông Năng.
Theo đó, ông Trần Xuân Phước là viên chức Ban quản lý rừng lịch sử, văn hóa, môi trường hồ Lắk (huyện Lắk, Đắk Lắk) được bổ nhiệm giữ chức vụ Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước.
Đây là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Lắk có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động.
Lễ công bố thành lập Ban Quản lý Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước tại trụ sở Hạt kiểm lâm Ea H'leo sáng 6/9.
Ban quản lý Khu bảo tồn loài sinh cảnh thông nước có nhiệm vụ, quyền hạn tổ chức các hoạt động nghiên cứu khoa học, dịch vụ nghiên cứu khoa họctheo chương trình, đề tài, dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt Tổ chức hoặc liên kết, liên doanh với tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thực hiện các hoạt động dịch vụ du lịch và các dịch vụ khác Tổ chức thực hiện các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học để bảo vệ và bảo tồn loài sinh cảnh thông nước.
Thủy tùng tại Đắk Lắk.
Ban quản lý có nhiệm vụ quản lý, giám sát và bảo tồn lâu dài loài và sinh cảnh quần thể thông nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để duy trì, hướng đến phát triển quần thể này bền vững phục vụ nghiên cứu khoa học và đời sống Bảo tồn, duy trì môi trường sống tự nhiên của thông nước cũng như quần thể các nhóm loài, quần thể sinh vật trong hệ sinh thái hướng đến phát triển tái sinh tự nhiên, nhân tạo thông nước và loài cây hỗ trợ.
Theo VNE
Xác định được "lộ trình" bò tót xâm nhập sân bay Phú Bài Sáng 4.8, Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên-Huế cho Thanh Niên Online biết, đơn vị này vào ngày 2.8 đã có báo cáo kết quả điều tra hướng di chuyển của cá thể bò tót đi lạc vào sân bay Phú Bài (Thừa Thiên-Huế). Báo cáo cho biết, ngay sau cuộc cứu hộ con bò tót bất thành ở sân bay Phú Bài...