Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 790/QĐ-TTg ngày 3/7/2022 thành lập Ban chỉ đạo về triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái làm Trưởng Ban chỉ đạo.
Công nhân làm việc trong xưởng may hàng xuất khẩu tại Garco 10 (Tổng Công ty May 10). Ảnh minh họa: TTXVN
Quyết định nêu rõ: Thành lập Ban chỉ đạo về triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội (Ban chỉ đạo), là tổ chức phối hợp liên ngành, có chức năng giúp Thủ tướng Chính phủ nghiên cứu, chỉ đạo, phối hợp giải quyết những công việc quan trọng, liên ngành trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/1/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình (Nghị quyết số 11/NQ-CP).
Ban chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp để giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến việc triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.
Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, điều hòa, phối hợp giữa các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương trong việc giải quyết những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến việc thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.
Giúp Thủ tướng Chính phủ đôn đốc các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và địa phương trong việc thực hiện những vấn đề quan trọng, liên ngành liên quan đến việc triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP.
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm Trưởng Ban chỉ đạo
Về thành viên Ban Chỉ đạo, Quyết định nêu rõ: Trưởng Ban chỉ đạo là Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái. Các Phó Trưởng Ban gồm: Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng (Phó Trưởng Ban thường trực); Thứ trưởng Bộ Tài chính Võ Thành Hưng; Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Phạm Thanh Hà.
Video đang HOT
Các Ủy viên Ban chỉ đạo gồm: Thượng tướng Lương Tam Quang, Thứ trưởng Bộ Công an; Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Thị Thu Vân; Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn; Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp; Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Anh Tuấn; Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Văn Hồi; Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh; Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Ngọc Thưởng; Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Lê Xuân Định; Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đoàn Văn Việt; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên; Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Ngọc Liêm; Ủy viên Thường trực, Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Lê Hoàng Anh; Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy; Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Dương Quyết Thắng.
Trưởng Ban chỉ đạo ban hành Quy chế hoạt động, phân công trách nhiệm cụ thể đối với các thành viên Ban chỉ đạo.
Các cơ quan có thành viên tham gia Ban chỉ đạo sử dụng bộ máy hiện có của mình (phân công cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý làm đầu mối) để giúp việc cho thành viên Ban chỉ đạo trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo phân công của Trưởng Ban chỉ đạo.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan thường trực Ban chỉ đạo, có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện hoạt động của Ban chỉ đạo, sử dụng bộ máy của mình để thực hiện các nhiệm vụ của Ban chỉ đạo theo chỉ đạo của Trưởng Ban chỉ đạo.
Ban chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình hoạt động của Ban chỉ đạo định kỳ hằng tháng, quý, 06 tháng, cả năm hoặc đột xuất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ.
An toàn nợ công, đối phó với rủi ro vĩ mô
Mặc dù trải qua gần 3 năm ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng nợ công của Việt Nam được kiểm soát và cơ cấu lại theo hướng an toàn, tốc độ tăng nợ công giảm dần.
Theo Bộ Tài chính, việc huy động nợ công cho Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới cần đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, an toàn, bền vững ngân sách nhà nước, nợ công trong trung, dài hạn.
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính cho biết, trong giai đoạn vừa qua, nợ công của Việt Nam được kiểm soát hiệu quả và giảm sâu từ mức 63,7% GDP năm 2017 xuống mức 55,9% GDP năm 2020 trên cơ sở GDP chưa đánh giá lại. Ảnh: TTXVN
Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại - Bộ Tài chính cho biết, trong giai đoạn vừa qua, nợ công của Việt Nam được kiểm soát hiệu quả và giảm sâu từ mức 63,7% GDP năm 2017 xuống mức 55,9% GDP năm 2020 trên cơ sở GDP chưa đánh giá lại.
Theo ông Võ Hữu Hiển, Phó Cục trưởng Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại, đánh giá bổ sung kết quả thực hiện ngân sách Nhà nước năm 2021 được cải thiện theo hướng tích cực, thu ngân sách Nhà nước vượt dự toán, bảo đảm nguồn lực cho việc phòng, chống dịch và các nhiệm vụ cấp bách khác. Việc tiếp tục thực hiện chủ trương hạn chế tối đa cấp bảo lãnh Chính phủ cho các khoản vay mới, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài về cho vay lại, nợ công tiếp tục xu hướng giảm, được kiềm chế ở mức 43,1% GDP trên cơ sở đánh giá lại.
Ông Võ Hữu Hiển cũng cho biết, cơ cấu dư nợ Chính phủ, tỷ trọng các khoản vay nước ngoài ngày càng giảm, từ 60% dư nợ Chính phủ năm 2010 xuống khoảng 40% năm 2016 và gần 33% tính đến cuối năm 2021, qua đó cũng góp phần giảm thiểu rủi ro tỷ giá đối với danh mục nợ Chính phủ. Đối với danh mục nợ trong nước, dư nợ của các khoản trái phiếu Chính phủ chiếm gần 86% và các khoản phát hành kể từ năm 2017 đến nay đều có kỳ hạn dài hơn 5 năm.
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, Học viện Tài chính cho rằng, sau khi áp dụng đánh giá lại GDP năm từ năm 2020 thì ngưỡng nợ công của Việt Nam vẫn trong giới hạn Quốc hội cho phép, do đó, về lý thuyết vẫn có thể tăng trần vay đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển. Song theo PGS.TS Đinh Trọng Thịnh, việc tăng vay nợ phải tính đến khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế. Các nền kinh tế như Nhật Bản, Hoa Kỳ có mức nợ công lớn nhưng tiềm lực kinh tế rất mạnh, khả năng hấp thụ vốn rất tốt và sử dụng vốn rất hiệu quả. Các nền kinh tế có năng lực hấp thụ vốn trung bình như Việt Nam cần tính toán kỹ càng việc tăng nợ công.
Theo đại diện Bộ Tài chính, kết quả trên đạt được chủ yếu nhờ việc thực hiện kiên trì, hiệu quả chủ trương tái cơ cấu ngân sách Nhà nước và nợ công với mục tiêu, giải pháp và lộ trình cụ thể trong giai đoạn trước khi làn sóng lần thứ tư của đại dịch COVID-19 bùng phát. Đặc biệt, xu hướng giảm dần bội chi, theo đó giảm gánh nặng nợ công, thực hiện hiệu quả nghiệp vụ quản lý nợ chủ động để tái cơ cấu và giảm rủi ro nợ Chính phủ, siết chặt việc cấp mới các khoản vay được Chính phủ bảo lãnh là những chính sách chủ động, góp phần đảm bảo bền vững tài khóa, an toàn nợ công và tăng dư địa chính sách tài khoá để ứng phó với rủi ro vĩ mô trong hơn 2 năm qua.
Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, trong trường hợp nâng mức bội chi ngân sách nhà nước để bổ sung nguồn phục vụ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau dịch COVID-19 sẽ làm tăng tương ứng dư nợ công, nợ Chính phủ và ảnh hưởng tới các chỉ tiêu an toàn nợ được Quốc hội phê duyệt. Theo đó, chỉ tiêu nợ Chính phủ so với GDP tiến sát, có khả năng vượt ngưỡng an toàn được Quốc hội phê duyệt là 45%.
Trường hợp tăng trưởng GDP không đạt mục tiêu đề ra hay xảy ra các cú sốc vĩ mô đòi hỏi phải tiếp tục nới lỏng chính sách tài khóa, các chỉ tiêu an toàn nợ có khả năng vượt các mức ngưỡng quy định, tiềm ẩn rủi ro ảnh hưởng bền vững nợ, an ninh tài chính quốc gia.
Bộ Tài chính cho rằng, bài học kinh nghiệm rút ra trong giai đoạn trước là việc tăng bội chi, nới lỏng chính sách tài khóa, tiền tệ, mở rộng bảo lãnh Chính phủ để chống suy giảm kinh tế trong giai đoạn 2008-2011 đã khiến cho quy mô nợ công tăng nhanh, tốc độ tăng bình quân lên đến 18,1%/năm giai đoạn 2011-2015, tạo ra vòng xoáy đảo nợ và áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn.
Do đó, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ Chính trị về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để bảo đảm nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, qua đó từng bước kiềm chế tốc độ tăng nợ công giai đoạn 2016-2020. Vì vậy, theo Bộ Tài chính, việc huy động nợ công cho Chương trình trong thời gian tới cần đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo an toàn, bền vững ngân sách nhà nước, nợ công trong trung, dài hạn.
Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký ban hành Quyết định 448/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình quản lý nợ công 3 năm giai đoạn 2022 - 2024 và Kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022.
Theo đó, mục tiêu của kế hoạch vay, trả nợ công năm 2022 là đảm bảo nhiệm vụ huy động vốn vay để đáp ứng nhu cầu cân đối ngân sách nhà nước, bao gồm nguồn lực thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, với mức chi phí, rủi ro phù hợp thông qua đa dạng hóa nguồn vốn và phương thức vay trong, ngoài nước. Bên cạnh đó, kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ, đảm bảo trong giới hạn được Quốc hội phê duyệt và thúc đẩy sự phát triển của thị trường vốn trong nước.
Như vậy, ngoài nhiệm vụ vay cho Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ cần huy động bổ sung để có nguồn lực thực hiện chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi đã được Quốc hội phê duyệt từ đầu năm 2022. Cụ thể, trong năm 2022 kế hoạch vay của Chính phủ tối đa 673,5 nghìn tỷ đồng, gồm vay cho cân đối ngân sách trung ương tối đa 646,8 nghìn tỷ đồng để bù đắp bội chi và vay để trả nợ gốc; vay về cho vay lại khoảng 26,7 nghìn tỷ đồng.
Theo ông Võ Hữu Hiển, trên cơ sở đánh giá tình hình thị trường và tùy thuộc vào khả năng giải ngân các nguồn vốn vay, Bộ Tài chính sẽ linh hoạt sử dụng các cơ chế, chính sách, các công cụ phù hợp huy động thêm nguồn lực trong và ngoài nước, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của ngân sách nhà nước. Nguồn huy động linh hoạt chủ yếu từ các công cụ phát hành trái phiếu Chính phủ kỳ hạn phát hành bình quân có thể dưới 9 năm và vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo hình thức hỗ trợ ngân sách chung.
Thời gian tới, để đảm bảo quản lý nợ công, Bộ Tài chính cho rằng, cần thực hiện huy động tối đa các nguồn lực trong nước khác. Trường hợp nguồn lực trong nước vẫn thiếu hụt đáng kể so với nhu cầu bù đắp bội chi cho đầu tư phát triển, trả nợ gốc và cơ cấu lại danh mục nợ, Chính phủ nghiên cứu phát hành trái phiếu quốc tế khi điều kiện thị trường thuận lợi, đảm bảo nguyên tắc đa dạng hóa nguồn vốn, phương thức vay trong nước và ngoài nước tại Nghị quyết số 23/2021/QH15 của Quốc hội về Kế hoạch tài chính quốc gia và vay, trả nợ công 5 năm giai đoạn 2021 - 2025.
Nghị quyết số 11/NQ-CP: Xây dựng 7 dự án nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân Bộ Xây dựng cho biết, qua rà soát một số địa phương tính từ thời điểm sau khi Nghị quyết số 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội được ban hành, đã có 7 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân khu công nghiệp...










Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cô gái mặc áo yếm lái xe như diễn xiếc có 'thoát' xử phạt nhờ giấy chứng nhận tâm thần?

Bé trai chào đời nửa ngày, mẹ đột ngột rời đi mất liên lạc

Giám đốc công an chính thức thông tin vụ ông Đoàn Văn Báu gây tai nạn giao thông

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Sẽ xử lý người hít xà đơn gây phản cảm trên tàu metro Bến Thành - Suối Tiên

Nguyên nhân vụ rò rỉ khí khiến 1 người chết, 40 người nhập viện

Long An dự kiến còn 60 xã, tên tỉnh sẽ đặt cho phường có vị trí đắc địa

Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở bờ sông Đuống tại quận Long Biên

Công an vào cuộc vụ rơi lan can khiến 3 nữ sinh ở Nghệ An bị thương

Cưới Hỏi Trọn Gói Ngọc Huyền – 10 năm nâng tầm dịch vụ cưới hỏi miền Tây

Điểm phát cháy trong vụ hoả hoạn khiến 2 người tử vong ở Hà Nội

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo khẩn trương điều tra vụ cháy nhà khiến 2 người tử vong
Có thể bạn quan tâm

Màn "du hành vũ trụ" hơn 10 phút của Katy Perry: Lady Gaga và dàn sao Hollywood "đăng đàn" mỉa mai khắp MXH
Sao âu mỹ
15:49:03 15/04/2025
Luka Modric chính thức gia nhập CLB mới
Sao thể thao
15:45:07 15/04/2025
Từng bị đồn thổi về giới tính, sao Việt này giờ lấy vợ sinh con: Chuyện nuôi dạy con chung, con riêng rất nhân văn
Sao việt
15:43:47 15/04/2025
"Búp bê gầy đáng sợ" của showbiz vào viện cấp cứu lúc nửa đêm
Sao châu á
15:41:18 15/04/2025
Park Bo Gum, IU bị sử dụng trái phép hình ảnh ở Trung Quốc
Hậu trường phim
15:34:33 15/04/2025
Vì sao tín đồ kinh dị giật gân không nên bỏ lỡ 'Buổi hẹn hò kinh hoàng'?
Phim âu mỹ
15:27:05 15/04/2025
Tranh cãi quanh vụ người đàn ông bị Mỹ trục xuất nhầm sang El Salvador
Thế giới
15:25:53 15/04/2025
Mẹ biển - Tập 22: Đại trở về, cố tình tránh mặt kẻ thù
Phim việt
15:16:39 15/04/2025
Xếp hạng 7 laptop chơi game tốt nhất đầu năm 2025
Đồ 2-tek
15:09:09 15/04/2025
Nữ chiến thần đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Nhan sắc càng ngắm càng ưng, tạo hình đẹp mỹ mãn
Phim châu á
15:06:28 15/04/2025