Thành lập Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam
Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam, chiều 7/7, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã triệu tập cuộc họp khẩn nhằm đảm bảo cung ứng nguồn hàng thiết yếu cho người dân tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có dịch.
Thành lập ban chỉ đạo cung ứng hàng hóa
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã yêu cầu thành lập ngay Ban Chỉ đạo cung ứng hàng hóa cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp. Ban chỉ đạo do Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải làm trưởng Ban, cùng với 8 thành viên là lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước, Tổng Cục Quản lý thị trường, Văn phòng Bộ, Vụ Kế hoạch, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Cục Công Thương địa phương, Cục Điều tiết điện lực và Cục Công tác phía Nam.
Theo đó, Bộ trưởng đặt ra 6 nhiệm vụ đối với Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo cần khẩn trương, thường xuyên liên hệ, trao đổi với UBND, Sở Công Thương và các đơn vị chức năng của TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có dịch để kịp thời nắm bắt nhu cầu điều phối hàng hóa, dịch vụ thiết yếu, phối hợp với địa phương thực hiện các giải pháp nhằm bảo đảm cung ứng thường xuyên, không bị đứt gãy hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho người dân trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Cùng với đó, kết nối với các doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp phân phối, bán lẻ để sẵn sàng các nguồn hàng hóa thiết yếu bảo đảm cung ứng ch người dân tại các địa phương trong mọi tình huống;
Tập trung hướng dẫn, hỗ trợ các địa phương tăng cường thực hiện mua bán theo hình thức trực tuyến; tổ chức các hình thức cung ứng hàng hóa qua hệ thống các tình nguyện viên, các tổ chức đoàn thể ở các địa phương;
Đặc biệt, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan chức năng, đặc biệt là giao thông, công an để đảm bảo lưu thông hàng hóa giữa TP Hồ Chí Minh và các tỉnh có dịch khác, giữa các tỉnh, thành phố có dịch với các địa phương khác.
Bộ Công Thương họp khẩn đảm bảo cung ứng hàng hóa thiết yếu cho TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam.
Bộ trưởng lưu ý thêm, ở các địa phương có điều kiện phòng chống dịch bệnh, xem xét, mở chợ truyền thống nhưng phải tổ chức phát phiếu mua hàng theo quy định.
Video đang HOT
Ban chỉ đạo chỉ đạo Tổng Cục quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường tại các địa phương tăng cường phối hợp với lực lượng chức năng khác để đảm bảo lưu thông hàng hóa, chống hiện tượng găm hàng, nâng giá, ép giá, bán hàng kém chất lượng;
Đồng thời, chỉ đạo Cục Điều tiết điện lực và Tâp đoàn Điện lực Việt Nam tập trung điều tiết điện không để thiếu điện sinh hoạt, điện cho các cơ sở y tế, các khu cách ly tại TP Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam có dịch trong bất kỳ tình huống nào.
Đảm bảo cung ứng hàng hóa
Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Trần Duy Đông cho biết, trong sáng và trưa ngày 7/7, tại TP Hồ Chí Minh đã có hiện tượng cục bộ là người dân đổ xô đi mua hàng.
Ngay khi nắm bắt được thông tin, Vụ đã trao đổi với Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh và đề nghị Sở Công Thương có thông tin khuyến cáo với người dân về việc hàng hóa dồi dào, không thiếu và không cần phải tích trữ.
Vụ trưởng Trần Duy Đông khẳng định, công tác dự trữ hàng hóa ở TP Hồ Chí Minh hoàn toàn đảm bảo để cung cấp cho tiêu dùng của người dân. Sở Công Thương TP Hồ Chí Minh cũng đã chỉ đạo ngay các siêu thị, trung tâm thương mại, các điểm bán hàng lưu động bình ổn cần tăng thời gian phục vụ và đẩy mạnh hơn nữa việc bán hàng online đúng theo hướng đi mà Bộ Công Thương đã chỉ đạo trước đó.
Bên cạnh đó, tại TP Hồ Chí Minh và các địa phương có dịch đã có kịch bản dự trữ hàng hóa sớm theo chỉ đạo của Bộ Công Thương nên không có hiện tượng tăng giá, sức mua đến nay cũng đã ổn định trở lại.
“Vụ Thị trường trong nước vẫn đang bám sát tình hình, đặc biệt trên cơ sở nguồn hàng dự trữ của TP Hồ Chí Minh và 7 tỉnh phía Nam và dự trữ của những doanh nghiệp ở các tỉnh xung quanh, Vụ sẽ có những phương án phù hợp để điều phối lượng hàng hóa ra vào hợp lý, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của người dân” – Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước khẳng định.
Đại diện lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, từ 0 giờ ngày 7/7/2021, TP Hồ Chí Minh đã tạm dừng hoạt động 3 chợ đầu mối và tất cả các chợ truyền thống, chợ tự phát. Trong ngày, lượng khách đến các cửa hàng tiện ích, siêu thị đông hơn ngày thường. Khách hàng nghiêm túc tuân thủ nguyên tắc 5K của Bộ Y tế.
Tổng cục Quản lý thị trường đã và đang tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát để giữ ổn định thị trường. Đến thời điểm hiện tại, lực lượng chưa phát hiện cơ sở, cửa hàng kinh doanh nào găm hàng, tăng giá, nhất là đối với những mặt hàng phục vụ cho công tác phòng, chống dịch bệnh như nước sát khuẩn, khẩu trang…
Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải đánh giá, TP Hồ Chí Minh cũng đã tương đối chủ động và tích cực đưa ra các phương án, kịch bản ứng phó với diễn biến của dịch bệnh. Tuy nhiên, Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cũng nêu thực tế, tại TP Hồ Chí Minh, chợ đầu mối và các chợ truyền thống đang giữ vai trò chủ đạo, với 70% lượng hàng hóa cung ứng cho toàn thành phố. Và như vậy, khi các chợ này đóng cửa sẽ tác động và gây áp lực đáng kể cho cho các trung tâm thương mại, siêu thị vốn chỉ đáp ứng được 30% lượng cung ứng hàng hóa.
Do vậy, TP Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh có dịch tại khu vực phía Nam cần phải chủ động và tăng cường các điểm bán hàng lưu động cũng như phát huy hiệu quả từ kênh mua bán hàng trực tuyến.
Thứ trưởng cũng nhấn mạnh, lúc này, sự liên kết giữa Bộ Công Thương với các tỉnh thành nói chung và TP Hồ Chí Minh nói riêng cần được nâng lên mức độ cao hơn và chặt chẽ hơn nữa.
Thứ trưởng Đỗ Thẳng Hải cho biết, trong ngày 8/7 Ban Chỉ đạo sẽ có văn bản gửi tới TP Hồ Chí Minh và các địa phương nằm trong vùng dịch. Trên cơ sở nhu cầu thực tế của địa phương, Bộ sẽ triển khai kế hoạch cũng như thực hiện các phương án cụ thể và chi tiết hơn.
Xây dựng "bản đồ chung sống an toàn với Covid-19" tại các nhà máy, cơ sở sản xuất
Trước tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, chiều 12/5, Bộ Công Thương đã ban hành chỉ thị yêu cầu các đơn vị chức năng thực hiện các biện pháp bình ổn thị trường, ngăn chặn các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá...
Chiều 12/5, Bộ Công Thương đã ban hành Chỉ thị số 07/CT/BCT về việc thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường; chống các hành vi đầu cơ, găm hàng và vi phạm pháp luật trong hoạt động thương mại trong tình hình dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp.
Nội dung chỉ thị nêu rõ: Bộ Công Thương yêu cầu Vụ Kế hoạch đôn đốc các đơn vị liên quan đẩy mạnh thực hiện các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch bệnh Covid-19.
Cục Công nghiệp đôn đốc Sở Công Thương các tỉnh, TP trực thuộc T.Ư triển khai việc xây dựng "Bản đồ chung sống an toàn với Covid-19" tại các nhà máy, cơ sở sản xuất tại địa phương.
Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các tỉnh, TP phải có phương án đảm bảo nguồn cung các mặt hàng thiết yếu
Đối với Vụ Thị trường trong nước theo dõi sát diễn biến thị trường, giá cả các mặt hàng thiết yếu, đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thuộc Bộ Công Thương có liên quan đánh giá cung cầu các mặt hàng nhất là các mặt hàng thực phẩm thiết yếu, vật tư nông nghiệp, năng lượng để chủ động có phương án; đề xuất với Bộ các biện pháp bảo đảm cung ứng đủ nguồn hàng, bình ổn giá, đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và đời sống, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, sốt giá.
Bên cạnh đó, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong công tác điều hành giá các hàng hóa, dịch vụ do nhà nước quản lý, sử dụng linh hoạt các công cụ, các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, hỗ trợ cho sản xuất và đời sống của người dân, DN. Phối hợp với các đơn vị liên quan của Bộ Tài chính đề xuất việc điều hành giá xăng dầu linh hoạt, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phản ánh, bám sát diễn biến giá thành phẩm xăng dầu; tính toán, sử dụng quỹ bình ổn giá hợp lý, nhất là trong các thời điểm khi mặt bằng giá xăng dầu thế giới tăng cao để hạn chế mức giá tăng giá đột biến trong nước.
Đôn đốc tạo điều kiện cho các địa phương, DN triển khai việc dự trữ hàng hóa, bảo đảm nguồn cung, bình ổn thị trường theo các cấp độ diễn biến của dịch bệnh Covid-19; tạo điều kiện cho lưu thông hàng hóa thông suốt, hỗ trợ tiêu thụ nông sản khi vào vụ thu hoạch (nếu có) tại các địa phương có dịch bệnh bùng phát phải thực hiện các biện pháp kiểm soát dịch bệnh.
Để bình ổn thị trường, lãnh đạo Bộ Công Thương yêu cầu Tổng cục Quản lý thị trường triển khai các kế hoạch kiểm tra, giám sát thị trường, kế hoạch cao điểm; kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá, các hành vi đầu cơ, găm hàng và lợi dụng dịch bệnh để thu lợi bất chính..
Chỉ thị cũng yêu cầu Cục Xúc tiến thương mại tiếp tục thực hiện các biện pháp hỗ trợ DN đẩy mạnh xuất khẩu; Hỗ trợ và đôn đốc các Hiệp hội, ngành hàng, các DN nhằm tháo gỡ khó khăn, thực hiện hiệu quả các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường, thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa, phục hồi kinh doanh sau dịch bệnh Covid-19.
Giao Cục Điều tiết Điện lực xem xét báo cáo Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ giảm giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch; miễn giảm tiền điện cho các cơ sở được dùng để cách ly tập trung, khám bệnh tập trung cho bệnh nhân nghi nhiễm hoặc đã nhiễm Covid-19 theo danh sách được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của dịch bệnh, Bộ Công Thương yêu cầu Sở Công Thương các địa phương theo dõi sát diễn biến tình hình thị trường, chỉ đạo, phối hợp với các DN triển khai ngay các biện pháp để hỗ trợ, bảo đảm đủ nguồn cung các mặt hàng thiết yếu.
Các sở phải có phương án bảo đảm nguồn cung các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của địa phương theo từng cấp độ diễn biến của dịch bệnh và cho các khu vực phải thực hiện cách ly, có phương án về phối hợp hỗ trợ cung ứng hàng hóa cho các địa phương khác khi cần thiết.
Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đề nghị các Sở đôn đốc DN triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại nội địa, các chương trình kích cầu tiêu dùng, chương trình hỗ trợ DN phục hồi sau dịch bệnh; có cơ chế ưu tiên và tạo điều kiện cho các DN tham gia Chương trình bình ổn mở rộng mạng lưới phân phối hàng hóa đến khu vực đông dân cư, khu công nghiệp, các huyện ngoại thành, vùng sâu, vùng xa, biển đảo...
Phối hợp với Cục Quản lý thị trường tại địa phương, tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát thị trường đối với các lĩnh vực về giá, chất lượng sản phẩm, các quy định về an toàn thực phẩm, các hành vi đầu cơ, găm hàng, tăng giá trái pháp luật trên địa bàn. Nơi nào để xảy ra các hành vi vi phạm trên thì Sở Công Thương và Cục Quản lý thị trường ở địa phương đó chịu trách nhiệm.
Thay đổi thành viên Ban Chỉ đạo 389 quốc gia Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng BCĐ quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (BCĐ 389 quốc gia) ban hành quyết định sửa đổi, bổ sung danh sách thành viên BCĐ 389 quốc gia ban hành kèm theo Quyết định số 08/QĐ-BCĐ389 ngày 18/1/2021. Phó Trưởng ban Thường trực BCĐ 389 quốc gia...