Thanh Lam, Tùng Dương và các nhạc sĩ gạo cội nghẹn ngào trước linh cữu của nhạc sĩ Hoàng Vân
Rất đông nghệ sĩ Việt đã có mặt tại Nhà tang lễ Bộ quốc phòng để thăm viếng và tiễn đưa nhạc sĩ Hoàng Vân về nơi an nghỉ cuối cùng.
Sáng 8/2, đám tang của nhạc sĩ Hoàng Vân đã diễn ra tại nhà Tang lễ Quốc gia, Hà Nội. Rất đông bạn bè, đồng nghiệp của cố nghệ sĩ có mặt từ sớm để chia buồn cùng gia đình và tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng.
Nhạc sĩ Hoàng Vân sinh năm 1930 tại Hà Nội, tên thật là Lê Văn Ngọ. Ông là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam với những ca khúc nổi tiếng như: “Hò kéo pháo”, “Tôi là người thợ lò”, “Quảng Bình quê ta ơi”,… Ngoài ra, ông còn viết nhiều hợp xướng, khí nhạc và phụ trách âm nhạc nhiều bộ phim đình đám “Con chim vành khuyên”, “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm”, “Em bé Hà Nội”,…
Nhạc sĩ Hoàng Vân qua đời ngày 4/2, hưởng thọ 88 tuổi.
Gia đình nghẹn ngào trước linh cữu của cây đại thụ làng âm nhạc Việt.
Rất nhiều đồng nghiệp đã có mặt từ sớm để tiễn đưa nhạc sĩ Hoàng Vân về nơi an nghỉ cuối cùng.
Video đang HOT
Thanh Lam.
Nhạc sĩ Quốc Trung.
Trần Lực rất buồn bã trước sự ra đi của nhạc sĩ Hoàng Vân.
Nhạc sĩ Trần Tiến.
Nhạc sĩ Trần Hiếu.
NSND Vương Duy Biên.
Ca sĩ Việt Hoàn, Đăng Dương đến tiễn đưa nhạc sĩ Hoàng Vân
Theo Trí Thức Trẻ
Nhạc trưởng Lê Phi Phi: Với cha, tôi luôn như một cậu bé trả bài!
"Các chương trình âm nhạc do tôi chỉ huy, bố tôi - nhạc sĩ Hoàng Vân luôn đến xem, nhưng ông không bao giờ nhận xét ngay, phải ngủ qua một đêm, sáng hôm sau, tôi giống như một cậu bé đến trả bài", nhạc trưởng Lê Phi Phi chia sẻ.
Tại buổi họp báo chương trình "Điều còn mãi" lần thứ 8 do báo Vietnamnet tổ chức hàng năm vào chiều ngày 2.9, ngày Quốc Khánh Việt Nam. Nhạc trưởng Lê Phi Phi đã có những chia sẻ khá cởi mở với báo chí về nội dung cũng như những ca sĩ tham gia chương trình.
Họp báo chương trình hòa nhạc "Điều còn mãi".
Theo đó, nhạc trưởng Lê Phi Phi cho biết, chương trình "Điều còn mãi" năm nay sẽ có những gương mặt nghệ sĩ như: NSND Ngô Hoàng Quân, NSND Trần Thị Mơ, NSƯT Bùi Lệ Chi, các ca sĩ: Trọng Tấn, Đăng Dương, Lan Anh, Đào Tố Loan, Mạnh Dũng, Diệp Hương...
Các ca khúc được biểu diễn trong chương trình vẫn là các ca khúc đi cùng năm tháng như: Người Hà Nội (Nguyễn Đình Thi), Chào mừng (Trọng Bằng), Tình em (Huy Du), Bài ca xây dựng (Hoàng Vân), Trở về đất mẹ (Nguyễn Văn Thương)...
Nhạc trưởng Lê Phi Phi cho biết thêm, năm nay không có những ca sĩ nhạc nhẹ như Tùng Dương, Mỹ Linh, Thanh Lam...
Lý giải về sự vắng mặt của các ca sĩ này nhạc trưởng Lê Phi Phi cho hay, đối với các ca sĩ, nghệ sĩ của dòng nhạc giao hưởng thính phòng họ cũng có sự ảnh hưởng nhất định giống như các ca sĩ dòng nhạc nhẹ. Các tác phẩm, tác giả trong chương trình năm nay đã kinh qua gần một thế kỷ, chính vì thế có thể tạm gọi những tác phẩm đó mang tính học thuật, dòng âm nhạc cách mạng vì vậy thì các nghệ sĩ biểu diễn phải phù hợp với nội dung, tác phẩm của "Điều còn mãi".
Nhạc trưởng Lê Phi Phi chia sẻ với báo chí tại buổi họp báo "Điều còn mãi".
"Nếu nhìn vào list các bài hát của chương trình "Điều còn mãi" những ca khúc "Mẹ yêu con"; "Nhớ Hà Nội"; "Tình ca"...vẫn là những ca khúc được hát của mỗi mùa "Điều còn mãi", vẫn là một tác giả. Thế nhưng mỗi năm một ca sĩ biểu diễn mà mỗi ca sĩ khi biểu diễn sẽ có cách cảm nhận, cách hát xử lý riêng khiến ca khúc đó được làm mới. Cho nên tại sao cùng một ca khúc nhưng người này hát khác với người kia và từ đó một ca khúc có những màu sắc khác mỗi khi được ca sĩ hát. Tôi nghĩ điều đó sẽ luôn luôn tạo thành cái mới cho chương trình", nhạc trưởng Lê Phi Phi nói.
Chương trình "Điều còn mãi" vẫn luôn là một chương trình gợi lại những giá trị về văn hóa nói chung, âm nhạc nói riêng xuyên suốt lịch sử, song song với lịch sử trong 100 năm trở lại đây. Đó là nhiệm vụ chúng tôi phải làm, một trọng trách, nhiệm vụ tôi cho là rất nhân văn, chính vì vậy chúng tôi không cho chương trình của năm nay lại không tốt hơn năm trước.
Khi được hỏi có khi nào anh cảm thấy khớp khi đứng trên sân khấu chỉ huy dàn nhạc ca khúc của bố mình, nhạc sĩ Hoàng Vân và bị ông bắt lỗi hay chưa hài lòng? Nhạc trưởng Lê Phi Phi cho biết, nhạc sĩ Hoàng Vân không chỉ là khán giả trong chương trình "Điều còn mãi", mà ông còn là khán giả trong tất cả các chương trình âm nhạc khi anh biểu diễn trong nước.
"Trước buổi biểu diễn chính thức, những buổi luyện tập, tôi về nhà nói chuyện, chia sẻ với bố mình. Tôi luôn hỏi bố rất kỹ về lịch sử ra đời, hoàn cảnh sáng tác các ca khúc của bố tôi. Ngoài ra tôi cũng hỏi những tác giả khác cùng thế hệ tôi cũng đều tham khảo qua ông. Tôi biết rất nhiều thông tin về các tác giả như Hồ Bắc, bác Nguyễn Đình Thi... cũng là nhờ ông.
Với các chương trình của tôi, ông thường không bao giờ nhận xét ngay mà phải ngủ qua một đêm, vào buổi sáng hôm sau, tôi giống như một cậu bé đến trả bài. Tôi rón rén mời bố đi ăn sáng, uống cà phê rồi mới mạnh dạn hỏi bố những nhận xét về buổi biểu diễn hôm trước như thế nào. Ông luôn đưa ra những nhận xét rất nghiêm khắc đối với chính bản thân tôi và với chất lượng nghệ thuật của chương trình. Vì càng là con trai mình thì bố tôi luôn muốn đạt được đẳng cấp cao nhất", nhạc trưởng Lê Phi Phi nói.
Chia sẻ tại buổi họp báo, ca sĩ Trọng Tấn cho biết, anh cũng là một trong những ca sĩ may mắn được tham gia khá nhiều các mùa của chương trình "Điều còn mãi". Đối với anh, "Điều còn mãi" là chương trình âm nhạc đặc biệt đối với một năm có nhiều sự kiện âm nhạc khác.
"Đặc biệt ở đây tôi muốn nói đó là ngày 2.9 là một ngày Quốc khánh và chương trình âm nhạc Điều còn mãi được vang lên như một tiếng nói đại diện của toàn dân đến với công chúng trong ngày trọng đại này. Tôi thấy vui và tự hào khi được tham gia chương trình", ca sĩ Trọng Tấn cho biết.
Theo Danviet
Nhạc sĩ Hoàng Vân- người thầy ấm áp trong trái tim học trò Tôi không có may mắn được là học trò của nhạc sĩ Hoàng Vân, nhưng từ nhỏ đã nghe bố tôi nói về thầy với tất cả sự kính trọng, ngưỡng mộ bậc thầy "đức cao vọng trọng" nhưng lại rất khiêm cung. Tôi yêu những tác phẩm của nhạc sĩ Hoàng Vân từ những câu chuyện bố tôi kể. Sau này đi...