Thanh khoản thị trường chứng khoán “nhích” nhẹ
Sự hưng phấn trên thị trường chứng khoán tiếp tục kéo dài với phiên tăng điểm thứ 3 liên tiếp cùng thanh khoản tăng ở mức khá.
Kết thúc phiên giao dịch chứng khoán 5/8, VN-Index tăng 10,23 điểm (tương đương 1,24%) lên mốc 837,8 điểm. HNX-Index tăng 1,52 điểm (tương đương 1,35%) lên mốc 114,02 điểm. Upcom-Index tăng 0,17 điểm (tương đương 0,3%) lên mốc 56,06 điểm.
Thanh khoản toàn thị trường tăng khá tốt với tổng giá trị giao dịch cả 3 sàn đạt hơn 6,2 nghìn tỷ đồng.
Số mã tăng tiếp tục áp đảo thị trường với 469 mã tăng giá đối nghịch với 176 mã giảm điểm.
Trong phiên này, BID, HPG và SAB là những mã tác động tích cực nhất tới thị trường chứng khoán khi mang lại cho VN-Index lần lượt 0,98; 0,9 và 0,89 điểm. VIC là mã cổ phiếu mang lại tác động xấu nhất khi lấy đi của thị trường 0,94 điểm.
Theo Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), VN-Index dự báo sẽ tiếp tục có diễn biến tăng điểm trong phiên kế tiếp. Xu hướng tăng điểm của chỉ số vẫn đang được duy trì với đích đến nằm tại 852-858 điểm.
Video đang HOT
Tuy nhiên, BVSC cũng lưu ý rằng, thị trường có thể xuất hiện các nhịp điều chỉnh ngắn, mang tính kỹ thuật, đan xen trong quá trình tăng điểm. Diễn biến thị trường sẽ có sự phân hóa mạnh theo từng câu chuyện riêng lẻ của các doanh nghiệp niêm yết.
“Kỳ công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý II của doanh nghiệp đã bước vào giai đoạn thoái trào và không còn tạo nhiều sức ảnh hưởng đối với thị trường. Thị trường cũng đang quen dần với những thông tin về dịch Covid-19, tuy nhiên, các diễn biến mới về dịch Covid-19 vẫn sẽ là yếu tố có thể tạo rủi ro đối với thị trường”, BVSC phân tích.
Công ty Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội (SHS) cũng dự báo, trong phiên giao dịch 6/8, VN-Index có thể sẽ điều chỉnh trở lại trước áp lực chốt lời quanh ngưỡng 840 điểm (MA20). Những nhà đầu tư đã giải ngân thăm dò một phần danh mục trong tuần trước nên quan sát thị trường và có thể cân nhắc bán ra nếu như thị trường có nhịp tăng đến gần ngưỡng kháng cự quanh 840 điểm (MA20) trong phiên tới.
Chứng khoán ngày 6/8: Có nên mua cổ phiếu HVN ở giá 23.000 đồng?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch n ngày 6/8.
Mở vị thế mua HVN tại mốc 23.000 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC):HVN đang hình thành xu hướng hồi phục sau khi điều chỉnh về vùng giá 22.000 đồng/cp. Thanh khoản cổ phiếu đã vượt ngưỡng trung bình 20 phiên đồng thuận với đà tăng giá của cổ phiếu.
Chỉ báo RSI ủng hộ xu hướng hồi phục trong khi chỉ báo MACD cho thấy dấu hiệu chuyển sang xu hướng tích cực. Đường giá cổ phiếu đang hướng về dải mây Ichimoku, cho thấy xu hướng tăng giá trung hạn sắp hình thành.
Như vậy, nhà đầu tư có thể mở vị thế ở mốc giá 23.000 đồng/cp và chốt lãi quanh ngưỡng giá 27.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn 21.500 đồng/cp.
Khuyến nghị mua PTB
CTCK Bản Việt (VCSC):Khuyến nghị mua và giá mục tiêu dành cho CTCP Phú Tài (PTB), đến từ danh mục mỏ đá đa dạng của PTB, triển vọng tích cực của mảng đá thạc anh nhân tạo (quartz), và tăng trưởng dài hạn của ngành xuất khẩu gỗ nội thất Việt Nam và tiêu thụ ôtô trong nước.
VCSC duy trì dự báo LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2020-2022 gần như không đổi khi điều chỉnh giảm 1%/16% tổng LN gộp của mảng đá/ôtô giai đoạn 2020-2022 trong bối cảnh dịch COVID-19 xuất hiện trở lại ở Việt Nam, trong khi điều chỉnh tăng LN gộp mảng gỗ thêm 23% khi KQKD 6 tháng 2020 vượt dự báo.
Nhìn chung, dự báo LNST sau lợi ích CĐTS cốt lõi (không tính mảng BĐS) sẽ giảm 18% trong năm 2020 và sau đó tăng mạnh lần lượt 19%/23% trong giai đoạn 2021/2022 nhờ phục hồi trên diện rộng sau dịch COVID-19.
Ngoài ra, dự phóng dự án căn hộ của PTB sẽ hoàn thành bàn giao và đóng góp 32% tổng LNST sau lợi ích CĐTS 2021 của PTB.
Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng với P/E 9,1 lần cho PTB, thấp hơn trung bình trượt 5 năm của các công ty cùng ngành là 11,5 lần.
Theo quan điểm của VCSC, chiết khấu định giá của PTB so với các công ty cùng ngành là hợp lý do cơ cấu công ty đa ngành, năng lực triển khai mảng BĐS vẫn chưa được chứng minh, công bố thông tin hạn chế và dòng tiền tự do thấp.
Rủi ro: hoạt động xây dựng trong nước và tiêu thụ ôtô tiếp tục suy yếu do sự xuất hiện trở lại của dịch COVID-19 tại Việt Nam; thuế mới đối với nội thất gỗ của Việt Nam; triển khai các mảng kinh doanh mới chậm (BĐS và đá thạch anh).
Khuyến nghị mua GMD với giá 25.100 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Vietnam Investments Group (VIG) đã đăng ký mua 16,5 triệu cổ phiếu GMD, tương ứng 5,56% lượng cổ phiếu lưu hành của GMD, sẽ tăng tổng tỷ lệ sở hữu của VIG tại GMD lên 20%. Giao dịch này sẽ được thực hiện thông qua quỹ trực thuộc của VIG là Vietnam Investments Fund II, L.P.
VIG hiện là 1 trong những cổ đông chính của GMD với tỷ lệ sở hữu hiện tại là 14,4%. Vào năm 2019, VIG thành công giảm tỷ lệ sở hữu tại GMD từ khoảng 30% xuống mức hiện tại, bao gồm 10% cổ phần chuyển nhượng cho Công ty TNHH SSJ Consulting (SSJ), phần lớn thuộc sở hữu của Tập đoàn Nhật Bản là Sumitomo Corporation (Sumitomo).
Giao dịch sẽ được thực hiện từ ngày 4-29/8 thông qua giao dịch khớp lệnh, thỏa thuận và các phương thức khác được thông qua bởi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) - bao gồm giao dịch ngoài biên độ.
VCSC hiện có khuyến nghị mua cho GMD với giá mục tiêu 25.100 đồng/cp, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 40,7%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,4%
Phái sinh lại lập một loạt kỷ lục trong tháng 7 Theo dữ liệu của HNX, thị trường phái sinh đã giao dịch rất sôi động trong những ngày cuối tháng 7. Thanh khoản lập kỷ lục khi VN-Index bị nhúng về quanh 780 điểm. Trong báo cáo về thị trường phái sinh tháng 7/2020, HNX cho biết giao dịch hợp đồng tương lai (HĐTL) chỉ số VN30 có mức thanh khoản trên thị...