Thanh khoản dìu chỉ số chứng khoán đi lên
Chưa khi nào những người nắm giữ nhiều tiền mặt lại sốt ruột như thời điểm hiện tại. Chính tâm lý háo hức của một bộ phận nhà đầu tư đã giúp thị trường chứng khoán giao dịch sôi động hơn bao giờ hết.
Không chờ đến khi các môi giới tư vấn thông tin, nhiều nhà đầu tư đã chủ động hỏi nên “vào mã nào” hay “mã nào còn triển vọng”. Ảnh: Lê Toàn
Doanh nghiệp lãi tốt hút dòng tiền
Anh Vinh, nhân viên môi giới chứng khoán chia sẻ, không chờ đến khi các môi giới tư vấn thông tin, nhiều nhà đầu tư đã chủ động gọi điện để hỏi nên “vào mã nào” hay “mã nào còn triển vọng”.
Chỉ số VN-Index ở thời điểm hiện tại không phải là đỉnh, nhưng thanh khoản trong những phiên tuần qua có thể gọi là đỉnh điểm. Và các doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tăng trưởng cao chính là điểm đến của dòng tiền.
Quý III, Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC) đạt lợi nhuận sau thuế 100 tỷ đồng, tăng 183% so với cùng kỳ. Lũy kế 9 tháng đầu năm, Công ty đạt lợi nhuận sau thuế hơn 165 tỷ đồng, tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Như vậy, SMC đã vượt 37,5% chỉ tiêu lợi nhuận năm. Thông tin này giúp cổ phiếu SMC tăng trần trong phiên 15/10, chốt ở giá 11.700 đồng/cổ phiếu. Khối lượng khớp lệnh đạt hơn 650.000 cổ phiếu, trong khi giao dịch bình quân 10 phiên trước đó chỉ đạt 62.682 đơn vị.
Nhiều doanh nghiệp ngành thép khác cũng gần như “miễn nhiễm” với Covid-19. Trong quý III/2020, Tập đoàn Hòa Phát (HPG) đạt 24.900 tỷ đồng doanh thu, tăng 62,7% và 3.785 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tương ứng gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
Đây là lần đầu tiên trong lịch sử, lợi nhuận sau thuế của Hòa Phát chạm mốc này trong một quý. 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu HPG đạt 65.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế lên tới 8.845 tỷ đồng, lần lượt tăng 40% và 56% so với cùng kỳ 2019 và đã hoàn thành 98% kế hoạch lợi nhuận cả năm.
Cổ phiếu HPG ghi nhận sắc xanh sau khi doanh nghiệp ra tin tích cực về hiệu quả hoạt động.
Mối quan tâm của nhà đầu tư lúc này là tìm kiếm những doanh nghiệp chưa công bố lợi nhuận quý III, nhưng dự báo có lợi nhuận khả quan.
Thực tế cho thấy, phần lớn thông tin ra sớm là những thông tin tích cực, bởi doanh nghiệp vẫn có thói quen “tốt khoe, xấu che”.
Video đang HOT
Nhưng nhìn vào mức tăng trưởng cao của doanh nghiệp, nhà đầu tư rất nên “để ý” xem kết quả thực tế của cùng kỳ năm trước.
Bởi trên nền kết quả kinh doanh quý III/2019 thấp thì doanh nghiệp cũng dễ ghi nhận một con số tăng trưởng so với cùng kỳ.
Đơn cử như Công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí Việt Nam – PTSC (PVS). Doanh nghiệp cho biết, lợi nhuận quý III/2020 dự báo tăng trưởng cao so với cùng kỳ, dự kiến ở mức ba con số, nhờ mảng M&C từ dự án Sao Vàng Đại Nguyệt được ghi nhận trong kỳ.
Tuy vậy, cũng cần lưu ý, mức lợi nhuận quý III năm ngoái của PVS đạt khá thấp so với bình quân các quý, chỉ đạt hơn 84 tỷ đồng.
Với các ngân hàng, do có quy mô vốn điều lệ lớn, việc ghi nhận tăng tưởng hai con số đã là rất tốt. Ngân hàng Á Châu (mã ACB) ước tính lợi nhuận trước thuế đạt 2.370 tỷ đồng trong quý III, tăng khoảng 23% so với cùng kỳ.
Điều này là nhờ duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức 9% so với đầu năm và chi phí hoạt động giảm do Ngân hàng đã trích lập một phần chi phí nhân viên của nửa cuối năm trong nửa đầu năm.
Theo phân tích của Công ty Chứng khoán SSI, chất lượng tài sản của ACB vẫn được kiểm soát tốt, với tỷ lệ nợ xấu khoảng 1% theo mục tiêu của Ngân hàng. Mặc dù vậy, nợ xấu nhóm 2 ước tính tăng và đây là điều cần lưu tâm.
Tại Ngân hàng Quân đội (mã MBB), lợi nhuận riêng ngân hàng tính đến hết ngày 30/09/2020 đạt gần 7.400 tỷ đồng, tăng không đáng kể so với cùng kỳ.
Các công ty con của MB có sự phục hồi sau Covid-19, đóng góp hơn 1.000 tỷ vào lợi nhuận chung của tập đoàn. Tổng lợi nhuận trước thuế các công ty con tăng hơn 20% so với cùng kỳ.
Đặc biệt, Công ty Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas có sự bứt phá mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng gần 1,8 lần so với cùng kỳ, đạt gần 280 tỷ lợi nhuận trước thuế.
Bà Nguyễn Bỉnh Thanh Giao, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) cho rằng, nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng dù đã ghi nhận tăng trong thời gian qua nhưng vẫn còn cơ hội.
Cụ thể, Nghị định 121/NĐ-CP cho phép các ngân hàng thương mại Nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ được Nhà nước đầu tư vốn hoặc phát hành cổ phiếu trả cổ tức để tăng vốn. Đây là cở sở pháp lý để các ngân hàng lớn VietinBank, Vietcombank, BIDV chia cổ tức bằng cổ phiếu. Dự kiến, hàng tỷ cổ phiếu ngân hàng sẽ được bơm ra thị trường trong tương lai.
Kết quả kinh doanh quý III của nhiều ngân hàng như Eximbank, Sacombank cũng rất khả quan.
Lợi nhuận quý IV của nhóm ngành ngân hàng, theo phân tích của ACBS, dự kiến khá tốt. Nợ xấu do ảnh hưởng của dịch bệnh không trở thành vấn đề lớn như phần đông nhà đầu tư lo ngại.
Thông tư 01/2020/TT-NHNN cho phép kéo dài thời gian phát sinh trả nợ gốc và/hoặc lãi vay đến 31/12/2020 hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam và đồng thời giữ khoản nợ vay không chuyển thành khoản nợ xấu tại các ngân hàng thương mại.
Thông tư này đang được đề xuất kéo dài trong bối cảnh dư chấn của đại dịch Covid-19 còn dài. Chưa kể, việc ACB, LienVietPostBank chuẩn bị chuyển sàn, niêm yết ở HOSE, Ngân hàng Bản Việt cũng đang làm thủ tục niêm yết cổ phiếu… góp thêm thông tin tích cực cho nhóm cổ phiếu ngân hàng.
“Ngân hàng trở thành nhóm được quan tâm nhất trong thời gian gần đây, chiếm tỷ trọng lớn trong đà tăng của thị trường. Đây là nhóm dẫn sóng chính, cải thiện tâm lý đầu tư và chiếm một phần lớn thanh khoản của thị trường” bà Giao chia sẻ.
Chứng khoán “phiêu lưu ký”
Ở thời điểm hiện tại, đâu đó vẫn có những khuyến nghị thận trọng hay hô hào chốt lãi trên các diễn đàn chứng khoán, nhưng VN-Index vẫn lừ lừ đi lên. Trái ngược với sự sôi động của khối nội, khối ngoại vẫn ra sức bán.
Phiên 15/10, tại sàn HOSE, nhà đầu tư nước ngoài rút ròng hơn 267 tỷ đồng. Giá trị mua vào và bán ra của khối này trên HOSE chiếm lần lượt 11,89% và 14,73% giá trị giao dịch trên thị trường.
Sự vận động của dòng tiền vượt trên những kỳ vọng ban đầu về một nhịp hồi phục, với hành trình tăng điểm kéo dài gần 2 tháng (kể từ tháng 9), khi Việt Nam kiểm soát tốt dịch bệnh lần thứ 2.
Thị trường vận động trong sự hưng phấn quá đà, vượt xa các dự báo, phân tích về nền tảng cơ bản của doanh nghiệp, kinh tế vĩ mô và gợi nhớ về kỷ niệm thời kỳ 2006.
Ông Dương Hoàng Linh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Sacombank
Theo đánh giá của ông Dương Hoàng Linh, Trưởng phòng Phân tích, Công ty Chứng khoán Sacombank, thị trường chứng khoán đang vận động theo cách hưng phấn quá đà, vượt xa các dự báo và phân tích, đánh giá về nền tảng cơ bản, kinh tế vĩ mô, chưa biết thời điểm kết thúc và gợi nhớ về những kỷ niệm thời kỳ 2006.
Bản chất của sự vận động này tới từ sự dịch chuyển của dòng tiền nóng trong nền kinh tế, đó là tiền nhàn rỗi của người dân, tiền của doanh nghiệp chưa đổ vào sản xuất – kinh doanh và cả nguồn tiền từ các gói kích cầu…
Ông Nguyễn Hữu Bình, chuyên gia chứng khoán cảnh báo, ở thời điểm hiện tại, những cổ phiếu được kỳ vọng có kết quả kinh doanh tích cực đã phản ánh vào giá.
Sau khi mặt bằng các cổ phiếu đã ghi nhận đà hồi phục, đây là giai đoạn mà nhà đầu tư cần có sự chọn lọc hơn, ưu tiên các cổ phiếu có công bố kết quả kinh doanh quý III khả quan.
Dẫu vậy, vẫn có một số ngành đáng nằm trong tầm ngắm, theo ông Bình, như chứng khoán (lãi tốt nhờ thị trường sôi động), vật liệu xây dựng (nhờ hưởng lợi từ đầu tư công đẩy mạnh) và thủy sản (hưởng lợi từ Hiệp định EVFTA).
Về xu hướng ngắn hạn, chỉ số vẫn tiếp tục vận động trong kênh giá lên, tuy nhiên hiện tại nhiều cổ phiếu bước vào vùng quá mua.
Áp lực chốt lời sẽ ngày càng mạnh. Đó là lý do khiến thanh khoản gần đây luôn duy trì ở ngưỡng rất cao và liên tục lập đỉnh. Khả năng kiếm lợi nhuận vẫn còn do dòng tiền nóng đang hào hứng, nên chưa thể xác định được đâu là vùng đỉnh.
Ở góc nhìn thận trọng, việc đua tiền vào chứng khoán hiện nay được ví như một cuộc phiêu lưu. Rất cần kiểm soát sự hưng phấn quá đà, thay vào đó là quan tâm đến quản trị rủi ro để bảo vệ những gì đã đạt được.
Quý III/2020, Đầu tư Thương mại SMC (SMC) báo lãi tăng gần gấp 3 lần
Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại SMC (mã chứng khoán SMC - sàn HOSE) vừa công bố báo cáo tài chính quý III/2020.
Theo đó quý III/2020, SMC đạt hơn 4.133 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, giảm nhẹ 2,5% so với cùng kỳ năm 2019. Mặc dù doanh thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh, chi phí quản lý doanh nghiệp tăng, tuy nhiên nhờ tiết giảm được chi phí tài chính, đồng thời cải thiện được biên lợi nhuận, lãi sau thuế của doanh nghiệp ghi nhận 100 tỷ đồng, tăng vọt 183%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2020, doanh nghiệp đạt doanh thu hơn 11.265 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hơn 165 tỷ đồng, lần lượt giảm 12,7% và tăng 42% so với cùng kỳ năm ngoái.
Năm 2020, SMC lên kế hoạch đạt 15.200 tỷ đồng doanh thu hợp nhất và 120 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt giảm 10% và tăng 20% so với thực hiện năm 2010. Doanh nghiệp dự kiến trả cổ tức tỷ lệ 10% cho năm 2020.
Như vậy, sau 9 tháng, SMC đã hoàn thành 74% chỉ tiêu doanh thu và vượt 37,5% chỉ tiêu lợi nhuận năm.
Trước đó, tại báo cáo tài chính soát xét riêng 6 tháng đầu năm 2020, SMC ghi nhận lãi sau thuế 6 tháng đầu năm tăng gấp 3 lần so với con số trong báo cáo tự lập, sau khi bổ sung chiết khấu thưởng sản lượng cho các nhà máy 6 tháng đầu năm.
Tổng tài sản của SMC tại thời điểm 30/9/2020 là 5.629 tỷ đồng, giảm 553 tỷ đồng so với thời điểm 1/1/2020. Trong đó, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 15%, đạt 837 tỷ đồng, tăng 40% so với con số hồi đầu năm. Doanh nghiệp cũng đang có hơn 2.590 tỷ đồng nợ vay ngắn hạn và gần 69 tỷ đồng nợ vay tài chính dài hạn.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu SMC đang được giao dịch ở mức giá 10.950 đồng/cổ phiếu (giá đóng cửa phiên 14/10/2020). Khối lượng khớp lệnh bình quân 10 phiên gần đây đạt 62.682 đơn vị/phiên.
Bàn tròn chứng khoán: Nhóm cổ phiếu nóng sẽ tiếp tục tạo cơ hội tốt? Tuần qua, thị trường đã trải qua những biến động lớn trong những phiên cuối tuần khi áp lực chốt lời gia tăng mạnh và lan rộng. Tuy nhiên, nhiều cổ phiếu nhỏ tăng nóng thời gian qua vẫn chưa "ngắt sóng". Liệu nhóm cổ phiếu này có tiếp tục tạo cơ hội tốt cho những nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm...