Thanh khiết bánh quế hoa Trung Quốc
Trung Quốc trong mắt du khách vốn là vùng đất xinh đẹp với những nét văn hóa độc đáo, cuốn hút. Bên cạnh đó nền ẩm thực nơi đây cũng vô cùng đa dạng, phong phú. Đặc biệt, món bánh quế hoa thanh khiết, nhẹ nhàng sẽ khiến bạn thích mê.
Nếu như bạn đã từng xem những bộ phim cổ trang Trung Quốc thì chắc sẽ không còn xa lạ với món bánh quế hoa đầy hấp dẫn. Món bánh này thường xuất hiện trong các gia đình quý tộc hoặc hoàng cung. Các cung tần mỹ nữ trong cung xem món bánh quế hoa như một món quà vặt độc đáo. Loại bánh này cũng thường được các cung nữ dâng lên quý phi vào khi tiết thu mát mẻ và mùa hoa quế nở rộ.
Quế hoa, chỉ cần nghe tên thôi bạn cũng đã có thể liên tưởng đến sự thanh thanh, nhẹ nhàng và tràn đầy hương thơm. Bánh quế hoa được làm từ hoa quế, hay còn có tên gọi khác là hoa mộc chi, có tính hàn, tươi mát và mang mùi thơm rất dễ chịu. Người ta thường lấy hoa tươi phơi khô dùng làm trà, làm gia vị thêm vào các thức ăn nhẹ hoặc làm thuốc trong y học. Mùi hoa khi nở rộ có mùi hương thoảng thơm của đào chín, mơ chín.
Video đang HOT
Món bánh quế hoa được xem là sự sáng tạo độc đáo, ôm chứa tinh hoa ẩm thực riêng biệt của Trung Hoa. Thoạt nhìn, món bánh này khá đơn giản, nhưng để có được mùi thơm đặc trưng, người thợ phải lựa chọn thật kỹ từng cánh hoa quế nhỏ xíu, bởi chỉ cần hoa vàng úa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị bánh. Để làm được món bánh ngon đúng điệu thì đòi hỏi người chế biến phải tỉ mỉ và cẩn thận.
Nguyên liệu của món bánh đặc sắc này bao gồm quế hoa phơi khô, bột củ năng hoặc củ sắn, đường, lá gelatin chưng cách thủy tan chảy. Đầu tiên người ta trộn các hỗn hợp bột, đường, gelatin lại hòa tan cùng nước đun sôi để nguội. Rồi lại bắc một nồi khác đun sôi nước, cho một thìa quế hoa để có hương thơm. Chỉ cần trộn các hỗn hợp lại, khuấy cho đến khi đặc, nặng tay và bột trong. Cuối cùng, tắt bếp và giữ lạnh là có thể dùng được.
Bánh hấp dẫn với hương quế thoang thoảng, chỉ cần thử qua một lần thì khó có thể quên được hương vị ấy. Đó là vị thơm, vị thanh hòa kết tạo nên sức hấp dẫn không ai có thể chối từ.
Bún qua cầu: Món ăn thấm đậm nghĩa tình vợ chồng
Nếu có dịp ghé Vân Nam, Trung Quốc, du khách đừng bỏ qua món bún qua cầu độc đáo và đầy ý nghĩa của người dân nơi đây.
Món bún qua cầu được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau như thịt gà, thịt lợn, mực, đậu phụ, nấm, hành, hẹ, bún, trứng chim cút, hành tây, rau cải, đu đủ, cà rốt cùng các gia vị như nước tương, muối, gừng, tỏi...
Các bước sơ chế và chế biến món bún này rất công phu. Đặc biệt, nước dùng của nó phải được ninh từ thịt gà trong khoảng từ 5 - 6 tiếng để có được vị ngọt thanh thơm ngon. Phía trên mặt nước luôn có một lớp mỡ nhằm giữ cho nước dùng nóng lâu. Mặc dù có lớp mỡ béo ngậy nhưng món ăn không bị ngấy bởi nước dùng được nêm nếm thêm ít vị chua, làm tăng khẩu vị của người dùng. Sợi bún của món bún qua cầu là sợi to, tròn.
Khi ăn, thực khách sẽ được kích thích cả về vị giác lẫn thị giác. Các trình bày món ăn này nhìn sơ qua có vẻ giống như cách trình bày khi chúng ta hay ăn lẩu. Người ta sẽ mang ra một cái mâm lớn, các nguyên liệu như thịt lợn, mực, đậu phụ, nấm, rau cải, đu đủ, cà rốt được sơ chế và bày ra trong từng bát, từng đĩa khác nhau cùng với một bát bún và một bát nước dùng.
Việc thưởng thức món bún qua cầu là cả một nghệ thuật bởi mọi thứ phải được làm theo đúng trình tự: trước tiên thì phải cho trứng vào bát nước dùng, đợi một lúc trước khi cho thịt, rau, nấm... vào. Cuối cùng mới cho bún vào bát. Nếu ăn cay, bạn có thể cho thêm một chút ớt.
Người dân Vân Nam truyền nhau kể rằng, món bún qua cầu chính là một câu chuyện về nghĩa tình phu thê sâu nặng của tổ tiên. Ngày xưa, có một chàng thư sinh thông minh nhưng lại không chuyên tâm học hành. Sau khi được người vợ khuyên nhủ và động viên, chàng liền tỉnh ngộ và chuyên tâm tu chí học hành tại một hòn đảo nhỏ giữa hồ. Hàng ngày, người vợ đều phải nấu cơm, băng qua một cây cầu dài nên cơm canh khi đến nơi thường nguội lạnh, người chồng ăn không ngon miệng nên gầy đi. Mặc dù vợ chàng đã tìm nhiều cách để cải thiện bữa ăn nhưng đều không thành công.
Về sau, trong một lần luộc gà và làm bún mang sang cho chồng, đứa con nhỏ đùa nghịch cho miếng thịt vào bát canh. Tuy nhiên, sau khi vớt miếng thịt lên thì nàng thấy thịt đã chín và có mùi vị rất thơm ngon. Nàng bèn để thịt, bún riêng còn nước canh thì cho vào ấm. Khi mang đến cho chồng, nước canh vẫn còn ấm nóng mà không bị nguội đi dù phải đi một quãng đường xa. Từ đó trở đi, người chồng ăn ngon hơn và thi đỗ cử nhân để không phụ công vợ mình. Món bún này được người chồng gọi là bún qua cầu và về sau trở thành món ăn nổi tiếng của Vân Nam.
Đến Trung Quốc thưởng thức món ăn ở 8 trường phái ẩm thực nổi tiếng Dựa vào vị trí địa lý, khẩu vị và phong cách chế biến, ẩm thực Trung Quốc được chia thành 8 trường phái ẩm thực lớn, bao gồm: Sơn Đông, Quảng Đông, Tứ Xuyên, Hồ Nam, Phúc Kiến, Chiết Giang, Giang Tô và An Huy. 8 trường phái như 8 mảnh ghép góp phần tạo nên bức tranh ẩm thực đặc sắc. SƠN...