Thanh Hóa: Xuống hồ thủy điện ở sông Mã nuôi toàn loài cá ngon
Để tạo công việc, hàng trăm hộ dân sống gần khu vực lòng hồ thủy điện Bá Thước 2 ( tỉnh Thanh Hóa) đã phát triển nghề nuôi trồng thủy sản, nhất là nuôi cá lồng. Đây là nghề mới giúp nhiều hộ nông dân có thu nhập.
Kể từ khi thủy điện Bá Thước 2 đi vào hoạt động, nhiều gia đình tại huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đã biết thêm nghề nuôi cá lồng. Với diện tích mặt nước rộng, nguồn thức ăn như: lá cây, cỏ, sắn, chuối, mía…có xung quanh nhà đang giúp các hộ giảm nhiều chi phí.
Lợp mái cọ vừa làm nơi trông coi cho người nuôi, vừa tạo bóng mát cho cá lồng. Ảnh: Vũ Thượng
Đến nay, số lượng lồng nuôi cá trên địa bàn huyện Bá Thước là 539 lồng, với 411 hộ tham gia. Nuôi cá lồng tập trung chủ yếu ở các xã như: Ái Thượng, Lâm Xa, Hạ Trung, Ban Công…Mô hình nuôi cá lồng đã giải quyết cho hàng trăm hộ dân sống trên lòng hồ thủy điện Bá Thước 2 không có đất sản xuất, nay thoát nghèo, tăng thêm thu nhập.
Người dân chèo thuyền ra thăm lồng cá hằng ngày. Ảnh: Vũ Thượng
Để thấy hiệu quả từ mô hình nuôi cá lồng, phóng viên Dân Việt cùng ông Trương Văn Hoàng (trú tại phố 2, xã Lâm Xa) chèo thuyền ra dòng sông Mã để thăm bè cá lồng của gia đình.
Ông Hoàng nói: “Trước kia gia đình tôi sống bằng nhiều nghề khác nhau nhưng vẫn không thoát được cái nghèo, nhưng kể từ khi nuôi cá ở lòng hồ thủy điện trên sông Mã, có hôm tôi đi làm xa, ở nhà các cháu ũng giúp cho cá ăn được, cuộc sống cũng ổn định hơn. Hiện tại, tôi nuôi 2 lồng cá với với gần 200 con cá trắm cỏ, bình quân một năm cá không thất thoát thì thu về khoảng 35-40 triệu đồng”.
Lồng nuôi cá được các hộ thiết kế chủ yếu từ các thanh tre, nứa ghép lại cùng nhau và được kiên cố bởi bốn góc như một cái bè nổi có thể di chuyển khi nước cạn. Phía trên lồng nuôi được đóng khung và lợp một lớp lá cọ lên trên nhằm tạo mát, yên tĩnh cho cá khỏi sợ.
Video đang HOT
Lồng cá nuôi chủ yếu ghép từ các thanh tre. Ảnh: Vũ Thượng
Thông thường lồng nuôi cá có chiều dài 3 mét, cao 1,8 mét. Cá nuôi chủ yếu là cá trắm cỏ, cá chép, cá chim…đây là những loài cá nuôi phù hợp, lớn rất nhanh và giá bán dao động từ 60.000-100.000 đồng/kg.
Có nhiều năm kinh nghiệm nuôi cá lồng, ông Bùi Văn Thìn (trú tại xã Lâm Xa) chia sẻ:”Nuôi cá lồng không khó, chủ yếu thức ăn sẵn có như lá cây, rau cỏ có xung quanh nên không phải lo, cá bán cũng được giá. Tuy nhiên hộ nuôi nên lưu ý, khi trời mát cá ăn nhiều, còn trời u ám nên cho cá ăn ít. Thức ăn thừa vớt bỏ đi tránh cá ăn vào bị mắc bệnh về tiêu hóa. Nếu quan sát màu nước có vấn đề phải di chuyển lồng nuôi về vị trí khác, nên buộc các túi vôi khô ở bốn góc lồng và bơm nước từ giếng khoan xuống để tạo thêm khí oxy cho đàn cá”.
“Như nhà tôi nuôi 3 lồng, chủ yếu cá trắm cỏ thả loại 3 con/kg, cứ thả đầu năm đến cuối năm trọng lượng khoảng 2 – 2,5kg mỗi con là cho thu hoạch. Tôi nuôi ít khi cá bị chết nhờ áp dụng các mẹo trên, mỗi năm thu về cũng gần 100 triệu đồng. Ở đây nhiều hộ nuôi thành công đã vươn lên thoát nghèo, con em được tới trường, học hành phương trưởng…”. ông Thìn chia sẻ thêm.
Theo kinh nghiệm, các lồng cá nên được bố trí khoảng cách thưa. Nếu các lồng cá đặt quá gần nhau thì cá lồng có nguy cơ mắc dịch bệnh. Ảnh: Vũ Thượng
Tuy nhiên, việc nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện gặp không ít khó khăn, khi các hộ nuôi phải đối mặt với các vấn đề như: Dịch bệnh, ô nhiễm môi trường…Thông thường cá nuôi ở trên sông hồ hay mắc các bệnh vi rút dẫn đến cá chết trắng, môi trường nước cũng tác động mạnh đến sự phát triển của đàn cá.
Ông Nguyễn Văn Tâm – Phó Phòng NNPTNN huyện Bá Thước cho biết: “Nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy điện đang là hướng đi thoát nghèo của địa phương. Ngoài ra, ở đây nhiều điều kiện thuận lợi để con cá phát triển. Chúng tôi cũng đã mở các lớp tập huấn, giúp bà con có thêm kiến thức nuôi cá lồng hiệu quả. Đồng thời, huyện có quy hoạch lồng nuôi, khoảng cách giữa các lồng với nhau và kích thước từng lồng để đảm bảo đúng khoa học kỹ thuật”.
Theo Danviet
Sơn La: Vùng lòng hồ sông Đà nỗ lực cán đích nông thôn mới
Sau 9 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (XDNTM), dù còn nhiều khó khăn thách thức ở phía trước, do địa bàn đồi núi hiểm trở... Nhưng xã Mường Trai nằm ven lòng hồ sông Đà thuộc (huyện Mường La, tỉnh Sơn La) đã đạt 14/19 tiêu chí, phấn đấu đến cuối năm 2019 cán đích NTM.
Mường trai là xã đặc biệt khó khăn của huyện Mường La, phía đông giáp xã Hua Trai, Pi Toong ; phía tây giáp xã Nặm Giôn, Chiềng Lao; phía nam giáp thị trấn Ít Ong; phía bắc giáp xã Chiềng Lao, Hua Trai. Trung tâm xã nằm cách trung trâm huyện 12 km, tổng diện tích tự nhiên 5517 ha, 475 hộ, 2.075 nhân khẩu.
Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Thường trực huyện ủy, HĐND - UBND và sự giúp đỡ của các Phòng, Ban chuyên môn của huyện; đặc biệt là nhận được sự chỉ đạo sát sao của Ban Chỉ đạo Xây dựng NTM huyện Mường La, công tác tuyên truyền, vận động bà con tham gia hiến đất, quyên góp tiền và ngày công lao động được đông đảo nhân dân đồng tình ủng hộ. Do vậy tiến độ triển khai thực hiện XDNTM đã đạt một số kết quả tích cực, đời sống của nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt.
Đường sá được chú trọng đầu tư xây dựng, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại và vận chuyển hàng hóa buôn bán.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Lò Văn Hoa, Phó chủ tịch xã Mường Trai cho biết: Thời gian qua, chúng tôi đã phân công các thành viên trong Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới của xã xuống các chi bộ, bản, tổ chức hội nghị tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa về Xây dựng NTM đến toàn thể cán bộ, Đảng viên và người dân để bà con chung tay xây dựng NTM. Bên cạnh đó, chúng tôi đã tổ chức tuyên truyền đến10/10 chi bộ, bản trên toàn xã thu hút 1.250 lượt người tham gia.
Chúng tôi còn vận động bà con chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, góp phần nâng cao nguồn thu nhập cho người dân. Hiện thu nhập của người dân trên địa bàn xã đặt hơn 18 triệu đồng/người/năm.
Trụ sở xã Mường Trai được xây dựng kiên cố và khang trang.
Sau 9 năm thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng NTM, xã Mường Trai đã đạt 14/19 tiêu chí như: 1- Tiêu chí Quy hoạch; 2 - Tiêu chí Giao thông; 3 - Tiêu chí Thủy lợi; 4 - Tiêu chí Điện; 6 - Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa; 7 - Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn; 9 - Tiêu chí Nhà ở dân cư; 12 - Tiêu chí Lao động có việc làm; 13 - Tiêu chí Tổ chức sản xuất; 14 - Tiêu chí Giáo dục và Đào tạo; 15 - Tiêu chí Y tế; 16 - Tiêu chí Văn hóa; 18 - Tiêu chí Hệ thống chính trị và tiếp cận pháp luật; 19 - Tiêu chí Quốc phòng và An ninh.
Trường học được xây dựng khang trang, sạch đẹp, tạo điều kiện cho con em vùng cao yên tâm học tập.
Hưởng ứng phong trào XDNTM trên toàn xã Mường trai có hàng trăm hộ dân hiến hàng nghìn m2 đất sản xuất, hoa màu, cây cối, đóng góp ngày công... để mở rộng, mở mới, bê tông hóa đường giao thông nông thôn, đường nội bản. Hiện tại đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã Mường Trai, về cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hóa của người dân, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Mô hình nuôi cá lồng ven lòng hồ sông Đà được người dân nhân rộng, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
"Gia đình tôi phát triển kinh tế bằng nghề nuôi cá lồng ven lòng hồ sông Đà, nhờ có chương trình XDNTM chúng tôi đã có đường sá đi lại thuận tiện, vận chuyển nông sản ra huyện bán dễ dàng hơn, trời mưa không còn lo lắng bùn lầy như trước nữa. Mỗi năm gia đình tôi có thu nhập hơn 200 triệu đồng"- ông Lường Văn Thủy, bàn Bó Ban, xã Mường Trai cho hay.
Từ khi XDNTM, đời sống của bà con nhân dân xã Mường Trai đã được cao rõ rệt.
Chia sẻ với PV Dân Việt, ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường La cho biết: Thời gian tới, chúng tôi sẽ chỉ đạo xã Mường Trai tập trung thực hiện tiêu chí về thu nhập và phát triển sản xuất thông qua việc thưc hiên Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Ngoài ra chúng tôi sẽ tiếp tục nhân rộng các mô hình sản xuất đạt hiệu quả cao như: Mô hình nuôi cá lồng ở lòng hồ thủy điện, cây ăn quả... đưa xã Mường Trai cán đích NTM vào cuối thansg11/2019.
Trạm y tế xã được xâu dựng khang trang, tạo điều kiện cho người dân đến khám chữa bệnh.
"Chúng tôi tiếp tục sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ Nhà nước và trong dân, để thực hiện các công trình giao thông nông thôn tại các bản, các xã trên địa bàn huyện. Tăng cường hướng dẫn đôn đốc, theo dõi và hỗ trợ kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện các đề án, dự án, kế hoạch, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất và các chính sách khác về xây dựng nông thôn mới góp. Phấn đấu hết năm 2019 toàn huyện đạt 166 tiêu chí, bình quân đạt 11.07 tiêu chí/xã trở lên"- ông Nguyễn Văn Tâm, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường La thông tin thêm.
Theo Danviet
Sơn La: Nước sông Đà đột ngột rút mạnh, dân nuôi cá lo sốt vó Hơn một tháng nay, nhiều hộ dân nuôi cá lồng dọc sông Đà đoạn chảy qua địa phận huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La đang chật vật ứng phó với tình trạng nước sông xuống thấp. Năm nay, nước rút mạnh khiến nhiều khúc sông biến thành bãi bùn lầy, nước sông trở nên đục ngầu khiến hàng trăm hộ nuôi cá lồng...