Thanh Hóa: T.Ư Hội NDVN tặng quà đồng bào bị lũ quét ở Quan Sơn
Ngày 24/9, đoàn công tác Trung ương Hội NDVN đã tới thăm, tặng quà động viên bà con bản Sa Ná, xã Na Mèo và xã Sơn Thủy (huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa)- nơi đây bị thiệt hại nặng nề bởi trận lũ quét vừa qua.
Đại diện Trung ương Hội NDVN, bà Nguyễn Thị Vân Anh – Ủy viên Ban thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hội NDVN đã đến thăm hỏi, động viên bà con bản Sa Ná bị thiệt hại nặng trong trận lũ quét kinh hoàng vừa qua.
Trung ương Hội NDVN tặng quà cho bà con vùng lũ huyện Quan Sơn. Ảnh: Vũ Thượng
“Na Mèo là xã bị thiệt hại nặng nhất trong trận lũ quét vừa qua, cả xã có 38 hộ bị ảnh hưởng, 11 ngôi nhà bị nước cuốn trôi, 34 ha hoa màu bị ngập…Tổng thiệt hại ước 23 tỷ đồng. Riêng bản Sa Ná bị 5 người chết, 5 người mất tích và 4 người bị thương. Chúng tôi đang cố gắng tìm kiếm người mất tích, cũng như khắc phục tình hình thiệt hại”, ông Phạm Văn Tiêu-Chủ tịch UBND xã Na Mèo cho biết.
Nhận món quà từ Trung ương Hội NDVN, anh Hà Văn Vân ở bản Sa Ná lại khóc nấc lên như bao nhiêu lần từ khi tai họa ập xuống bản Sa Ná: “Gia đình tôi chết hết rồi, bố mẹ, vợ con 5 người bị lũ cuốn trôi, nay vẫn chưa tìm thấy bố và con trai….”.
Bản Sa Ná tan hoang sau lũ quét. Ảnh: Vũ Thượng
Nhìn về những căn nhà xơ xác, anh Lương Văn Chuyển bản Sa Ná kể: “Hôm đó khoảng 8h ngày 3/8, nước từ trên thượng nguồn chảy về rất nhanh, tôi chỉ kịp kêu vợ con bỏ chạy lên núi. Chỉ trong mấy phút, nhà cửa, tài sản bị trôi theo dòng nước…Thật sự, cảm ơn sự động viên, chia sẻ và những món quà từ phía Trung ương Hội NDVN đã hỗ trợ gia đình….”.
Video đang HOT
Ngôi nhà của con bà Lương Thị Soi, bản Sa Ná nằm lô nhô trên cồn cát trắng. Ảnh: Vũ Thượng
Cũng tại xã Sơn Thủy (huyện Quan Sơn), có 3 người chết, trong đó có 2 người là hội viên, nông dân; 5 nhà bị lũ cuốn trôi, 56 ha hoa màu bị ngập, 500 hộ bị ảnh hưởng bởi thiên tai…xã thiệt hại hơn 18 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Vân Anh – Ủy viên Ban thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hội NDVN cho biết: “Trung ương Hội NDVN luôn sát cánh cùng hội viên nông dân. Trung ương Hội NDVN, Hội ND các cấp tỉnh Thanh Hóa chia sẻ với những nổi đau, mất mát của đồng bào 2 xã Sơn Thủy và Na Mèo, mong đồng bào, bà con vượt qua khó khăn, đau thương để vươn lên trong cuộc sống. Các cấp, các ngành, trong đó có Hội Nông dân đồng hành, hỗ trợ bà con…”.
Được biết, trong trận lũ quét vừa qua, huyện Quan Sơn có 8 người chết, 5 người mất tích, 150 ha hoa màu các loại bị ảnh hưởng…Qua tính toán thiệt hại 121 tỷ đồng.
Khu tái định cư mới của bản Sa ná rộng hơn 5 ha đang đẩy nhanh tiến độ. Ảnh: Vũ Thượng
Ông Vũ Văn Đạt-Chủ tịch UBND huyện Quan Sơn cho biết: “Huyện rất cảm ơn Trung ương Hội NDVN đã về với bà con vùng lũ, trao những món quà vô cùng ý nghĩa. Trước mắt, để ổn định cuộc sống cho nhân dân bản Sa Ná, huyện đang quy hoạch khu tái định cư rộng hơn 5 ha, để xây một khu trường mầm non, nhà văn hóa…và đưa 51 hộ dân vào đó sinh sống”.
Theo Danviet
Tìm ra "thủ phạm" thổi bay bản Sa Ná ở Thanh Hoá
Sáng nay 17-8, Tổng cục Khí tượng - thủy văn (Bộ TN-MT) cho biết đã tìm ra "thủ phạm" gây ra lũ quét kinh hoàng tại bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hoá cuốn trôi nhiều ngôi nhà và làm nhiều người bị thiệt mạng hồi đầu tháng 8 vừa qua.
Theo kết luận, lũ quét ở suối Son làm bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa bị chôn vùi là lũ quét nghẽn dòng do cây cối từ thượng nguồn trôi về tạo đập tạm nơi dòng suối bị co hẹp tự nhiên, sau đó mưa với cường độ lớn làm nước dâng nhanh và phá vỡ đập tạm tạo sóng lũ về hạ lưu.
Cảnh hoang tàn ở bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Theo Tổng cục Khí tượng - Thủy văn
Dòng nước lũ kèm cây cối bị dồn vào đoạn suối hẹp hơn so với trước đó nên gia tăng tốc độ và chuyển hướng, hướng thẳng vào các ngôi nhà ở bản Sa Ná chứ không chảy theo dòng suối uốn lượn bên cạnh bản như các trường hợp lũ nhỏ. Đây là nguyên nhân chính gây thiệt hại về người, tài sản của bản Sa Ná.
Trước đó, ngày 10-8 vừa qua, Tổng cục Khí tượng - Thủy văn đã phối hợp với Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản tiến hành điều tra, khảo sát thực tế tại suối Son, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Thôn Sa Ná sau trận lũ quét
Trong báo cáo gửi Bộ trưởng Bộ TN-MT, cơ quan này cho biết: Suối Son là một nhánh của sông Luồng (một chi lưu của sông Mã), được bắt nguồn từ Lào chảy vào Việt Nam trên địa phận xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Suối Son có chiều dài khoảng 14,4km với diện tích lưu vực khoảng 42km, trong đó đoạn suối chảy trên lãnh thổ Lào gọi là Huổi Tả Ngươn (chiếm 30% diện tích lưu vực), sau khi vào Việt Nam, suối Son chảy trên địa phận xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa trước khi nhập vào sông Luồng (chiếm 70% diện tích lưu vực). Điểm cao nhất của lưu vực có độ cao 1722m và điểm thấp nhất của lưu vực suối có độ cao 281m (so với mực nước biển). Độ dốc trung bình lưu vực khoảng 4,7%, dốc cao nhất là 20,7%
Suối Son có điều kiện địa hình thuận lợi cho việc gây lũ quét. Do độ dốc lưu vực lớn, thời gian tập trung nước nhanh; lòng suối co hẹp và mở rộng liên tục, qua một số khe đá tạo ra các nút thắt dễ gây nghẽn dòng tạo nên lũ quét nghẽn dòng.
Vị trí và bản đồ dòng suối Son, bản Sa Ná do nhóm điều tra xác định
Tại vị trí đầu bản Son cách bản Sa Ná về phía thượng lưu 1,9km (theo đường chim bay), theo hướng dòng chảy là 2,4km có một vị trí lòng suối thắt lại, độ rộng lòng suối 4m, độ sâu 6m (đây là độ rộng và độ sâu khi bị lũ phá ra). Khi chưa bị phá độ rộng lòng suối rất nhỏ. Vị trí mặt cắt nơi này hẹp, hai bên có hai khối đá rất lớn và chắc như thành đập.
Thôn Sa Ná tan hoang sau trận lũ quét
Qua điều tra, vào khoảng 6 giờ 30 phút ngày 3-8, lượng cây gỗ và đá trôi về rất nhiều đã gây nghẽn dòng suối tạo thành đập tạm (từ vị trí đập đến bản Sa Ná chênh cao 57m). Lượng cây và đất đá trôi về ngày càng nhiều, có những cây dài tới 15m-17m, đường kính lên tới 2m nên làm nước dâng rất nhanh.
Đến khoảng 6-7 giờ thì đập tạm bị phá vỡ, tạo nên một đợt sóng lũ, tốc độ rất lớn mang theo cây to chảy về hạ lưu.
Tại vị trí bản Son - hạ lưu điểm nghẽn dòng 320m mặt cắt ngang được mở rộng ra đến 85m; Đoạn sông mở rộng này dài 1,1km (theo đường chim bay và khoảng 1,4km chiều dài suối). Đến đây lòng suối thu hẹp lại chỉ còn rộng 20m (đoạn này dài 200m), đoạn suối nhỏ hẹp đã làm gia tăng tốc độ của dòng chảy, đồng thời làm cho dòng chủ lưu chuyển hướng, hướng thẳng vào bản Sa Ná, cùng lượng cây và đất đá mang theo.
Đây là nguyên nhân chính gây nên thiệt hại nặng nề tại bản Sa Ná. Nhận định này phù hợp với các video ghi nhận được khi dòng lũ mang cây cối đâm thẳng vào các ngôi nhà của bản.
VĂN PHÚC
Theo SGGP
Sau cơn bão, sáng bừng những nụ cười Hướng về Thanh Hóa, nơi đang chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, Big C Thanh Hóa (thuộc Central Group Việt Nam) hy vọng chút hành động thiết thực sẽ góp phần mang những nụ cười trở lại bản xã nơi đây sau chuỗi ngày bão lũ vây kín. Theo báo cáo của Ban chỉ đạo trung ương...