Thanh Hóa: Trên 1,3 nghìn con trâu bò mắc bệnh viêm da nổi cục
Sau một thời gian tạm lắng xuống, đến ngày 28/3, bệnh viêm da nổi cục trâu bò đã lây lan ra 11 huyện của tỉnh Thanh Hóa.
Báo cáo mới nhất của Chi cục Chăn nuôi & Thú y tỉnh Thanh Hóa, chỉ trong ngày 28/3, trên địa bàn tỉnh có thêm 336 con trâu, bò tại 233 hộ, 40 thôn, 29 xã của 7 huyện mắc bệnh viêm da nổi cục.
Thanh Hóa thành lập nhiều tổ kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ trâu bò ở vùng dịch; phun tiêu độc khử trùng phương tiện giao thông ra vào vùng dịch. Ảnh: Võ Dũng.
Video đang HOT
Như vậy, kể từ ngày 3/2 – 28/3/2021, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra tại 976 hô chăn nuôi tai 181 thôn, 54 xã của 11 huyện gồm Yên Định, Vĩnh Lộc, Hoằng Hóa, Hậu Lộc, Nông Cống, Như Thanh, Ngọc Lặc, Cẩm Thủy, Như Xuân, Triệu Sơn và thị xã Nghi Sơn với 1.337 con trâu, bo măc bênh. Cơ quan chức năng buộc phải tiêu hủy 21 con trâu bò bị bệnh viêm da nổi cục.
Hiện nay, tại các địa phương có bệnh viêm da nổi cục trâu bò, các tổ công tác được thành lập để triển khai công tác phòng chống dịch.
Sau khi có vắc xin Thanh Hóa đã tổ chức tiêm phòng bao vây tại các vùng đệm, vùng bị dịch uy hiếp và vùng bị dịch.
Ngoài việc nghiêm cấm buôn bán, vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ trâu, bò và sản phẩm trâu, bò trên địa bàn xã, phường trong thời gian có dịch, Thanh Hóa đã lập nhiều chốt kiểm soát ngăn chặn không đưa trâu bò, sản phẩm trâu bò ra ngoài vùng dịch; ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vận chuyển trâu, bò ra, vào các xã, phường có dịch.
Các thôn có dịch phun tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi, chuồng trại, đường làng, ngõ xóm, bãi chăn thả 2 ngày 1 lần; các thôn chưa có dịch tiêu độc 3 ngày 1 lần bằng các loại hóa chất sát trùng liên tục trong vòng 3 tuần.
Đến nay, Thanh Hóa đã huy đông 21.000 lít hóa chất tiêu đôc, khư trung; 3 tân vôi bôt; trên 2,2 nghìn lit thuôc diêt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng … để phòng chống dịch bệnh viêm da nổi cục trâu bò.
Phát triển các mô hình liên kết sản xuất lúa ở huyện Hoằng Hóa
Đến cánh đồng thôn Quỳ Chữ, xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hóa) những ngày tháng 3. Thời điểm này, lúa vụ đông xuân 2020-2021 đang đẻ nhánh rộ, cả cánh đồng là một màu xanh mướt.
Ông Lê Văn Bàn, Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Quỳ Chữ, xã Hoằng Quỳ, cho biết: Toàn bộ cánh đồng trồng lúa 50 ha của thôn Quỳ Chữ đều được HTX sử dụng liên kết với các công ty giống khu vực phía Bắc để sản xuất hạt giống lúa lai F1. Vì vậy, quá trình trồng, chăm sóc hay thu hoạch đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo quy trình. Nhờ đó, diện tích lúa luôn sinh trưởng, phát triển tốt, khả năng kháng sâu bệnh cao, năng suất bình quân đạt từ 2,5 - 3 tấn/ha, lãi đạt từ 35 đến 40 triệu đồng/ha/vụ, cao gấp 2 đến 3 lần so với diện tích trồng lúa thông thường.
Nông dân xã Hoằng Quỳ chăm sóc lúa đông xuân.
Tại các xã Hoằng Sơn, Hoằng Trung, Hoằng Xuân, mô hình liên kết sản xuất lúa thuần chất lượng cao NA6, Bắc Thơm số 7 đang mở ra một hướng đi mới trong sản xuất cho bà con nông dân. Theo đó, toàn cánh đồng liên kết được canh tác duy nhất một giống lúa do doanh nghiệp cung ứng. Việc canh tác được thực hiện cơ giới hóa đồng bộ, kiểm soát kỹ thuật canh tác theo yêu cầu, nên năng suất đạt tới 68 đến 70 tạ/ha/vụ. Sau thu hoạch, sản phẩm của mô hình được doanh nghiệp cam kết thu mua với giá cao hơn từ 15 đến 20% so với giá thị trường. Điều đáng nói, do được tổ chức sản xuất theo cánh đồng lớn, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nên ít phải dùng thuốc bảo vệ thực vật, giảm chi phí trong các khâu sản xuất, năng suất lúa trong mô hình liên kết cao hơn so với canh tác truyền thống. Vì vậy, mô hình có lợi nhuận cao hơn canh tác truyền thống từ 750 đến 800 nghìn đồng/sào/vụ, tương đương 15 đến 16 triệu đồng/ha/vụ.
Từ hiệu quả kinh tế những năm qua, huyện Hoằng Hóa đã đẩy mạnh thực hiện các giải pháp phát triển các mô hình liên kết sản xuất lúa. Theo đó, cùng với việc thực hiện tích tụ, tập trung đất đai để xây dựng vùng lúa thâm canh tập trung có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, huyện Hoằng Hóa đã chỉ đạo UBND các xã, thị trấn vận động bà con nông dân đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng. Sử dụng chỉ 1 đến 2 giống lúa để gieo trồng trên 1 cánh đồng; thu hút doanh nghiệp đầu tư liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm lúa thương phẩm. Qua đó, toàn huyện đã xây dựng được vùng lúa thâm canh tại 27 xã, với tổng diện tích 3.250 ha/vụ; trong đó, mỗi vụ có gần 200 ha lúa được liên kết sản xuất và bao tiêu sản phẩm với các doanh nghiệp.
Ông Lê Văn Cường, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND huyện Hoằng Hóa, cho biết: Lợi nhuận của diện tích liên kết sản xuất hạt giống lúa và lúa thương phẩm cao hơn 2 đến 3 lần so với diện tích sản xuất lúa truyền thống. Tuy nhiên, yêu cầu lao động phải có trình độ thâm canh cao, tuân thủ nghiêm ngặt các khâu kỹ thuật về chọn tổ hợp sản xuất phù hợp, nhất là đối với diện tích sản xuất hạt giống lúa. Do đó, huyện Hoằng Hóa luôn chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật cho người dân về các kỹ thuật mới trong sản xuất hạt giống lúa. Tập trung mở rộng sản xuất các hạt giống lúa lai F1 với các tổ hợp lai hai dòng chủ động được nguồn giống, tạo ra các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đưa các giống lúa thương phẩm mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, được người tiêu dùng ưa chuộng vào gieo trồng. Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao vai trò của các HTX dịch vụ nông nghiệp để thực sự là cầu nối giữa nông dân với doanh nghiệp trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Không ghi nhận ca mắc mới Covid-19, hơn 37 nghìn người đang cách ly Tối 21/3, Bộ Y tế cho biết tròn 1 ngày Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới Covid-19. Các ca mắc trước đó cũng là những trường hợp đã được cách ly. Tính đến 18 giờ ngày 21/3, Viẹt Nam có tổng cộng 1.601 ca mắc Covid-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày...