Thanh Hóa thu hồi 2,6 ha đất của Hancorp.2
Do vi phạm điểm g, khoản 1, Điều 64, Luật Đất đai và khoản 13, Điều 2, Nghị định 01/2017/NĐ-CP, mới đây, Công ty cổ phần Xây dựng Hancorp.2 (Hancorp.2) đã bị UBND tỉnh Thanh Hóa thu hồi 2,6 ha đất tại xã Đông Văn, huyện Đông Sơn. Sau khi thu hồi, 2,6 ha đất này sẽ được giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất quản lý theo quy định.
Đối với phần diện tích còn lại 3,3 ha cho Hancorp.2 tiếp tục thuê đất để sử dụng vào mục đích sản xuất gạch ngói, thời hạn thuê đất đến ngày 13/1/2054.
Không chỉ bị thu hồi đất vì vi phạm, theo thông báo của Cục thuế Thanh Hóa, Hancorp.2 cũng nằm ở top những doanh nghiệp nợ thuế cao nhất tại tỉnh Thanh Hóa với số tiền gần 25 tỷ đồng. Văn phòng cục thuế đã thực hiện biện pháp cưỡng chế hóa đơn đối với doanh nghiệp này.
Thành Nguyễn
Theo Báo Đầu tư Bất động sản
Video đang HOT
Chủ dự án trên đất vàng 5.000 m2 'doạ' kiện UBND TP HCM
Tổng giám đốc Lavenue cho rằng công ty sẽ phá sản và buộc phải khởi kiện UBND TP HCM nếu dự án tại số 8-12 Lê Duẩn bị thu hồi.
Giữa tháng 10, Công ty cổ phần Đầu tư Lavenue gửi công văn đến Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề xuất được tiếp tục triển khai dự án xây khách sạn năm sao và trung tâm thương mại trên khu đất vàng 5.000 mét vuông tại 8-12 Lê Duẩn (quận 1, TP HCM). Đây là lô đất bị Thanh tra Chính phủ kiến nghị thu hồi do UBND TP HCM bán cho tư nhân sai quy định, gây thất thoát hàng nghìn tỷ đồng.
"Không thể vì thiếu sót của lãnh đạo thành phố mà đề nghị thu hồi dự án. Nếu lãnh đạo có thiếu sót thì một phần là do áp lực thu ngân sách của thành phố trong giai đoạn khủng hoảng, họ hoàn toàn không có vụ lợi gì từ việc chấp thuận cho dự án của chúng tôi", ông Đỗ Minh Quân (Tổng giám đốc Lavenue) viết.
Theo ông Quân, Lavenue là doanh nghiệp bỏ vốn kinh doanh và hoàn toàn không có vi phạm trong dự án này. Giá nộp tiền sử dụng đất cho ngân sách của thành phố cũng cao gấp hai lần giá thị trường vào thời điểm bất động sản đóng băng.
Doanh nghiệp này ước tính đến nay đã chi xấp xỉ 1.500 tỷ đồng để thực hiện dự án, bao gồm 624 tỷ nộp tiền sử dụng đất cho TP HCM, 23 tỷ nộp tiền thuê đất cho ngân sách nhà nước, 148 tỷ thuê tư vấn nước ngoài và 687 tỷ tiền lãi vay. Con số tương đương với giá thị trường của khu đất này theo khảo sát của Thanh tra Chính phủ là 2.000 tỷ đồng.
"Nếu dự án bị thu hồi, công ty sẽ phá sản, cán bộ nhân viên sẽ không có việc làm. Chúng tôi bắt buộc khởi kiện UBND TP HCM ra toà án và trọng tài kinh tế quốc tế để đảm bảo quyền lợi cũng như trách nhiệm với các cổ đông", ông Quân khẳng định.
Khu đất vàng toạ lạc tại số 8-12 Lê Duẩn, quận 1. Ảnh: Quỳnh Trần.
Khu đất gần 5.000 m2 tại số 8-12 Lê Duẩn có vị trí đắc địa bậc nhất Sài Gòn. Trước năm 2007, lô đất do Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP HCM quản lý và cho bốn công ty cổ phần: Thiết bị phụ tùng Sài Gòn, Kim khí Thành phố, Hóa chất vật liệu điện thành phố và Vận tải xăng dầu (thuộc Bộ Công Thương) thuê làm trụ sở.
Sau đó, UBND TP HCM có chủ trương sử dụng khu đất này để xây dựng khách sạn tiêu chuẩn năm sao và một phần trung tâm thương mại. Công ty Quản lý kinh doanh nhà TP HCM được giao trách nhiệm thu hồi và quản lý mặt bằng trong thời gian chuẩn bị đầu tư xây dựng dự án.
Theo nguyên tắc, TP HCM phải cho đấu thầu lựa chọn chủ đầu tư có uy tín, kinh nghiệm trong lĩnh vực khách sạn nhưng theo đề nghị của Bộ Công Thương (đơn vị thuê đất) và sau nhiều lần thay đổi về chủ trương, phương thức đầu tư, năm 2010, UBND TP đồng ý phương án thành lập công ty cổ phần để thực hiện dự án. Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhà TP HCM góp vốn 50%; còn lại do bốn công ty thuộc Bộ Công Thương góp (chia đều mỗi công ty là 12,5%).
Chỉ trong vòng hai tháng sau, dự án trên khu đất vàng này đã bán 80% cổ phần cho doanh nghiệp tư nhân. Trong đó, Công ty TNHH MTV Quản lý kinh doanh nhàchia lại 30% vốn góp (trong phần tỷ lệ vốn góp 50%) cho Công ty TNHH MTV Hoa Tháng Năm. Doanh nghiệp này chưa tham gia bất cứ dự án nào từ khi thành lập, về năng lực tài chính cũng không có cơ quan nào thẩm định. Bốn doanh nghiệp của Bộ Công Thương (sau này là cổ đông sáng lập Lavenue) ký thoả thuận nguyên tắc với Công ty TNHH Đầu tư Kinh Đô để chuyển nhượng quyền đầu tư phát triển dự án trên khu đất.
Tháng 6/2011, Lavenue được UBND TP HCM chấp thuận cho sử dụng toàn bộ khu đất trên để đầu tư xây dựng khách sạn cao cấp, thương mại dịch vụ, căn hộ cho thuê với thời hạn sử dụng đất là 50 năm. Hình thức sử dụng đất là Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất tại số 8 Lê Duẩn và cho thuê trả thuê hàng năm với khu đất số 12 Lê Duẩn.
Giá trị quyền sử dụng đất và giá trị công trình xây dựng trên đất tại số 8 Lê Duẩn (3.433 m2), theo giá trị trường là hơn 621,7 tỷ đồng. Đơn giá thuê đất tại số 12 Lê Duẩn theo giá thị trường là hơn 3,5 triệu đồng mỗi m2 một năm. Sở Tài chính TP HCM thẩm định giá lại kết quả của đơn vị tư vấn, đơn giá quyền sử dụng đất của khu đất số 8 Lê Duẩn là gần 177 triệu đồng mỗi m2 và đơn giá cho thuê đất trả tiền hàng năm là 3,53 triệu đồng mỗi m2.
Tuy nhiên, theo Thanh tra Chính phủ, hiện nay giá đất tại khu vực đường Lê Duẩn khu trung tâm tới trên 400 triệu đồng mỗi m2.Nếu đấu giá khu đất này có thể thu về trên 2.000 tỷ đồng.
Theo Phương Đông - vnexpress.net
Thanh tra TP.HCM chỉ ra nhiều sai phạm liên quan đến đất đai của Samco Thanh tra TP. HCM mới đây đã công bố kết luận thanh tra về vấn đề sử dụng đất của thành phố trong năm 2018, trong đó "điểm danh" các sai phạm của Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn - TNHH MTV (Samco) Trong Kết luận thanh tra (04/KLTTT-P6) về thanh tra toàn diện Tổng công ty Cơ...