Thanh Hoá: Thoát nghèo nhờ được tặng bò, hỗ trợ xóa nhà lá
Nằm trong diện huyện nghèo 30a, nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, tỉ lệ hộ nghèo ở huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đã giảm mạnh nhờ sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo của chính người dân, cùng với sự giúp đỡ, trợ lực của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức xã hội.
Giúp hộ nghèo xóa nhà tạm, có bò làm vốn
Theo chân cán bộ chính sách xã đi đánh giá tình hình giảm nghèo tại (bản Pạt, xã Kỳ Tân, Bá Thước), chúng tôi mới thực sự thấm thía hết sự nghèo khó của bà con. Ông Hà Xuân Thuỷ – Bí thư kiêm Trưởng bản Pạt cho biết, bản Pạt có 175 hộ thì có tới 49 hộ nghèo và 43 hộ cận nghèo (chiếm hơn 50% dân số toàn bản). Đa phần dân cư ở đây vẫn sống trong những ngôi nhà tranh vách lá, nhà nào khá giả lắm mới có vách xây gạch, mái lợp lá và có tivi hay tủ lạnh.
Bà Hà Thị Thẩm được tặng 1 con bò sinh sản và nay đã nhân giống thêm được 2 con. Ảnh: Nguyệt Tạ
Đến thăm nhà chị Lương Thị Thái (36 tuổi, dân tộc Thái) ở thôn Pạt – 1 trong 10 hộ dân mới thoát nghèo, chị Thái cho biết: “May có cán bộ của doanh nghiệp lên tặng bò, dạy kỹ thuật chăn nuôi, nhà mình mới thoát nghèo. Mặc dù thoát nghèo nhưng vẫn là hộ cận nghèo nên chồng mình vẫn phải đi làm thuê ở xa đấy”.
Nhìn ngôi nhà tường gạch dựng tạm bợ, mái lợp lá tranh, bên trong thì không có gì đáng giá ngoài mấy bộ quần áo cũ của chị Thái, nhiều người vẫn không khỏi ngậm ngùi. Mặc dù ngôi nhà chưa thành hình hài, cánh cửa chỉ được che tạm bằng tấm vải và mái lợp lá nhưng cũng là ngôi nhà kiên cố nhất nhì trong xóm. Để làm được ngôi nhà này, gia đình chị Thái đã được xã hỗ trợ theo diện hộ nghèo, xóa nhà tạm. Con bò cái được tặng đến nay đã đẻ được 2 lứa, xem như cũng là thành công.
“Mình dự định nhân giống vài con bò để chăm sóc, sau đó bán lấy tiền sửa nhà kiên cố hơn” – chị Thái chia sẻ.
Cách đó không xa, tại xã Lâm Xa, huyện Bá Thước, bà Hà Thị Thẩm (60 tuổi) – một hộ nghèo ở thôn Tráng cũng được tổ chức xã hội tặng bò sinh sản. Sau một thời gian chăm sóc, con bò cái của bà đã đẻ được 2 lứa. Con bò đầu là bò đực, còn con thứ hai là bò cái mới được 7 tháng tuổi. Hiện tại bà Thẩm dùng lá và thân mía được trồng từ vườn nhà để nuôi bò. Bà Thẩm cho biết, bà sẽ không bán bò ngay mà giữ lại để làm giống, nhân rộng đàn bò.
Video đang HOT
Anh Hà Xuân Doanh – một trong những gương điển hình trong xóa đói giảm nghèo vươn lên ở xã Điền Quang (Bà Thước) kể: Năm 2014, khi gia đình được Chương trình 135 hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản, đồng thời được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nên anh rất yên tâm. Khi bò sinh sản, anh Doanh giữ lại làm giống và đến nay, gia đình anh đã có 10 con bò sinh sản. Lợi nhuận thu được từ chăn nuôi bò, anh tiếp tục đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp với 3 ao cá, trồng 2,5ha keo, 2,7ha luồng…; thu nhập bình quân gần 200 triệu đồng/năm.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh
Chị Lương Thị Tăng – cán bộ chính sách xã Kỳ Tân cho biết, thời gian qua tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã đã giảm mạnh. Nếu năm 2015, toàn xã có hơn 40% hộ nghèo thì tới cuối năm 2018 chỉ còn 16,80% hộ nghèo, cụ thể có 160 hộ nghèo/950 hộ. Có được thành quả này là nhờ chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động bền bỉ nhằm thay đổi nhận thức của người nghèo trong việc chủ động phát triển kinh tế, tìm tòi những mô hình phù hợp với năng lực, điều kiện, từ đó vươn lên thoát nghèo.
“Đặc biệt thời gian qua, xã cũng được một số doanh nghiệp kết nghĩa tặng nhà, tặng bò để bà con có “đòn bẩy” vươn lên thoát nghèo. Không phải ai cũng được nhận bò tặng, mà trước khi triển khai, địa phương đã cho người dân tự nguyện đăng ký thoát nghèo nhằm loại bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước” – chị Tăng cho biết.
Thực tế, việc được tặng bò giống và hỗ trợ tiền xây nhà kiên cố cho người dân không tạo ra một cú nhảy vọt về giảm nghèo tại Bá Thước, thế nhưng những chiếc “cần câu” là con bò, hay căn nhà lại là bệ đỡ, động lực quan trọng để họ có thể nỗ lực thoát nghèo bền vững. Với căn nhà kiên cố, những hộ nghèo ở Bá Thước bớt ốm đau, con bò giúp họ tận dụng được các sản phẩm nông nghiệp họ trồng…
“Theo tính toán, tới hết năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã sẽ chỉ còn 1 con số. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự chủ động vươn lên của người nghèo trong xã” – chị Tăng chia sẻ.
Giai đoạn 2015 – 2018, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ở Bá Thước được hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng khoanh nuôi, bảo vệ rừng; hơn 5.000 hộ được hỗ trợ giống, phân bón trị giá hơn 6,7 tỷ đồng; 580 hộ được hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng mua trâu, bò sinh sản; 717 hộ được hỗ trợ gần 3 tỷ đồng mua dê, lợn nái; 162 hộ được hỗ trợ 407 triệu đồng chăn nuôi gia cầm; 98 hộ được hỗ trợ 192 triệu đồng làm chuồng trại chăn nuôi xa nhà ở…
Theo Danviet
Được tặng bò, hỗ trợ xóa nhà lá, người dân Bá Thước thoát nghèo
Nằm trong diện huyện nghèo 30a nhưng khoảng 5 năm trở lại đây, tỉ lệ hộ nghèo ở huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa) đã giảm mạnh nhờ sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo của chính người dân, cùng với sự giúp đỡ, trợ lực của chính quyền địa phương và các doanh nghiệp, tổ chức xã hội.
Giúp hộ nghèo xóa nhà tạm, có bò làm vốn
Theo chân cán bộ chính sách xã đi đánh giá tình hình giảm nghèo tại bản Pạt (xã Kỳ Tân, Bá Thước, Thanh Hoá), chúng tôi mới thực sự thấm thía hết sự nghèo khó của bà con.
Ông Hà Xuân Thuỷ - Bí thư, kiêm trưởng bản Pạt cho biết, bản Pạt có 175 hộ thì có tới 49 hộ nghèo và 43 hộ cận nghèo (chiếm hơn 50% dân số toàn bản). Đa phần dân cư ở đây vẫn sống trong những ngôi nhà tranh vách lá, nhà nào khá giả lắm mới có vách xây gạch, mái lợp lá và có ti vi, hay tủ lạnh.
Bà Hà Thị Thẩm được tặng 1 con bò sinh sản và nay đã nhân giống thêm được 2 con. Ảnh: Nguyệt Tạ
Đến thăm nhà chị Lương Thị Thái (36 tuổi, người dân tộc Thái) ở thôn Pạt, một trong 10 hộ dân mới thoát nghèo, chị cho biết: "May có cán bộ của doanh nghiệp lên tặng bò, dạy kỹ thuật chăn nuôi nhà mình mới thoát nghèo. Mặc dù thoát nghèo nhưng vẫn là hộ cận nghèo nên chồng mình vẫn phải đi làm thuê ở xa đấy".
Dù đã được thoát nghèo nhưng nhìn ngôi nhà tường gạch dựng tạm bợ, mái lợp lá tranh, bên trong thì không có gì đáng giá ngoài mấy bộ quần áo cũ, nhiều người vẫn không khỏi ngậm ngùi.
Mặc dù ngôi nhà chưa thành hình hài, cánh cửa chỉ được che tạm bằng tấm vải và nóc lợp lá nhưng cũng là ngôi nhà kiên cố nhất nhì trong xóm. Để làm được ngôi nhà này, gia đình chị Thái đã được xã hỗ trợ theo diện hộ nghèo, xóa nhà tạm. Con bò cái được tặng đến nay đã đẻ được hai lứa, xem như cũng là thành công.
"Mình dự định nhân giống vài con bò để chăm sóc, sau đó bán lấy tiền sửa nhà kiên cố hơn" - chị Thái nói.
Cách đó không xa, tại xã Lâm Xa (huyện Bá Thước), bà Hà Thị Thẩm (60 tuổi) một hộ nghèo ở thôn Tráng cũng được tổ chức xã hội tặng bò sinh sản (2014). Sau một thời gian chăm sóc, con bò cái của bà đã đẻ được 2 lứa. Con bò đầu là bò đực, còn con thứ hai là bò cái mới được 7 tháng tuổi. Hiện tại bà dùng lá và thân mía được trồng từ vườn nhà để nuôi bò. Bà Thẩm cho biết, bà sẽ không bán bò ngay mà giữ lại để làm giống, nhân rộng đàn bò.
Anh Hà Xuân Doanh, một trong những gương điển hình trong xóa đói giảm nghèo vươn lên ở xã Điền Quang kể: Năm 2014, khi gia đình được Chương trình 135 hỗ trợ 1 con bò cái sinh sản, đồng thời được hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nên anh rất yên tâm chăn nuôi. Khi bò sinh sản, anh Doanh giữ lại làm giống và đến nay, gia đình anh đã có 10 con bò sinh sản. Lợi nhuận thu được từ chăn nuôi bò anh tiếp tục đầu tư xây dựng trang trại tổng hợp với 3 ao cá, trồng 2,5ha keo, 2,7ha luồng,... thu nhập bình quân gần 200 triệu đồng/năm.
Tỉ lệ hộ nghèo giảm dưới 2 con số
Chị Lương Thị Tăng - Cán bộ chính sách xã Kỳ Tân cho biết, thời gian qua tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã đã giảm mạnh. Nếu năm 2015, toàn xã có hơn 40% hộ nghèo thì tới cuối năm 2018 chỉ còn 16,80% hộ nghèo, cụ thể có 160 hộ nghèo/950 hộ.
Có được thành quả này là nhờ chính quyền địa phương đã tuyên truyền, vận động bền bỉ nhằm thay đổi nhận thức của người nghèo trong việc chủ động phát triển kinh tế, tìm tòi những mô hình phù hợp với năng lực, điều kiện từ đó vươn lên thoát nghèo.
"Đặc biệt là thời gian qua, xã cũng được một số doanh nghiệp kết nghĩa tặng nhà, tặng bò để bà con có "đòn bẩy" vươn lên thoát nghèo. Không phải ai cũng được nhận bò tặng, mà trước khi triển khai, địa phương đã cho người dân tự nguyện đăng ký thoát nghèo nhằm loại bỏ tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước" - chị Tăng chia sẻ.
Thực tế, việc được tặng bò giống và hỗ trợ tiền xây nhà kiên cố cho người dân không tạo ra một cú nhảy vọt về giảm nghèo tại Bá Thước, thế nhưng những chiếc "cần câu" là con bò, hay căn nhà lại là bệ đỡ, động lực quan trọng để họ có thể nỗ lực thoát nghèo bền vững. Với căn nhà kiên cố, những hộ nghèo ở Bá Thước bớt ốm đau, con bò giúp họ tận dụng được các sản phẩm nông nghiệp họ trồng...
"Theo tính toán, tới năm 2019 tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn xã sẽ chỉ còn dưới 1 con số. Đây là kết quả từ sự nỗ lực của chính quyền địa phương, đặc biệt là sự chủ động vươn lên của người nghèo trong xã" - chị Lương Thị Tăng chia sẻ.
Được biết, trong giai đoạn 2015 - 2018, các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư ở Bá Thước được hỗ trợ hơn 5 tỷ đồng khoanh nuôi, bảo vệ rừng; hơn 5.000 hộ được hỗ trợ giống, phân bón trị giá hơn 6,7 tỷ đồng để trồng, thâm canh các loại cây trồng; 580 hộ được hỗ trợ hơn 6 tỷ đồng mua trâu, bò sinh sản; 717 hộ được hỗ trợ gần 3 tỷ đồng mua dê, lợn nái, 162 hộ được hỗ trợ 407 triệu đồng chăn nuôi gia cầm; 98 hộ được hỗ trợ 192 triệu đồng làm chuồng trại chăn nuôi xa nhà ở...
Ngoài ra, Chương trình 30a còn cấp vaccine tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm; hỗ trợ xây dựng 10 mô hình sản xuất cho người dân học tập và làm theo.
Theo Danviet
Nhiều hộ nghèo ở Bình Định bất ngờ... xin thoát nghèo Nói về câu chuyện bất ngờ tự xin rút khỏi danh sách hộ nghèo, nông dân Nguyễn Thường (ở xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định) cho rằng, gia đình mình không muốn ỷ lại sự giúp đỡ từ Nhà nước nữa và nhường "suất nghèo" cho người có hoàn cảnh khổ cực hơn mình. "Không muốn ỷ lại, nhường cho...