Thanh Hóa: Thai phụ bất ngờ tử vong trong khi chuyển dạ
Một thai phụ (xã Thạch Định, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) đã tử vong khi theo dõi chuyển dạ tại bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thành. Nguyên nhân được cho là do thuyên tắc ối.
Ngày 27/9, ông Nguyễn Đình Tam, Giám đốc Bệnh viện đa khoa huyện Thạch Thành, xác nhận, thai phụ B.T.Đ (trú tại xã Thạch Định) đã tử vong tại bệnh viện.
Cũng theo ông Tam, thai phụ nghi bị thuyên tắc ối dẫn đến băng huyết, phong huyết tử cung rau, thai nhi đã tử vong trước khi phẫu thuật. Trong quá trình phẫu thuật, sản phụ có dấu hiệu ngừng tim do bị mất máu quá nhiều và bệnh viện không đủ khả năng để cứu chữa.
Bệnh viện Đa khoa huyện Thạch Thành
Cụ thể, vào khoảng 21h30 phút ngày 25/9 BVĐK huyện Thạch Thành đã tiếp nhận sản phụ Đ. vào chờ sinh. Vào khoảng 3h ngày 26/9, khi đang được bác sĩ theo dõi, chị Đ. có dấu hiệu chuyển dạ.
Tuy nhiên, ngay sau đó sản phụ đột nhiên tụt huyết áp, trụy tim mạch. Các bác sĩ đã ngay lập tức đưa chị Đ. đến phòng phẫu thuật. Nhưng không lâu sau, bệnh viện xác nhận sản phụ và thai nhi đều đã tử vong.
Được biết, sản phụ Đ. mang bầu tuần thứ 40 và đây là lần sinh thứ 2. Sau khi sự việc xảy ra, BVĐK huyện Thạch Thành đã có báo cáo trình lên Sở Y tế Thanh Hóa về toàn bộ nội dung vụ việc.
Video đang HOT
Bình Minh
Theo Dân trí
70.000 sản phụ mỗi năm đã chết vì rơi vào tình trạng này, nhưng mọi chuyện sẽ được giải quyết nhờ một đột phá khoa học
Đây là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở các bà mẹ mới sinh. Ước tính, cứ 10 phút lại có 1 sản phụ qua đời vì nó.
Sinh nở là thiên chức của người phụ nữ, nhưng các bà mẹ cũng phải hy sinh quá nhiều. Họ mang nặng suốt 9 tháng, trong khi đau đẻ là cơn đau được đánh giá là khủng khiếp nhất.
Và nào đã hết! Sau khi chuyển dạ, người mẹ còn có nguy cơ rơi vào một trong những tình trạng nguy hiểm bậc nhất, mang tên "băng huyết sau sinh" (Postpartum hemorrhage - PPH), hoặc xuất huyết sau sinh.
Theo WHO, băng huyết là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến sản phụ tử vong tại các nước có thu nhập thất. Thống kê cho thấy hiện tượng này thường gặp ở những người mới làm mẹ lần đầu, và có thể xảy ra ở bất kỳ đâu. 1/4 các trường hợp sản phụ tử vong là vì nó.
Cách chữa thì có, nhưng lại không thể áp dụng ở các vùng hẻo lánh, khô hạn. Thông thường để ngăn băng huyết xảy ra, sản phụ trước khi sinh sẽ được tiêm một liều hormone oxytocin, nhằm giúp tử cung co bóp thoải mái hơn, dễ dàng đẩy em bé ra ngoài.
Băng huyết là tình trạng máu chảy bất thường ở người phụ nữ sau khi sinh. Có hai loại băng huyết.
- Loại nguyên phát: tình trạng mất máu nhiều hơn 500ml trong vòng 24h đầu.
- Loại thứ phát: Chảy máu bất thường tại âm đạo trong 24h đầu đến 12 tuần sau.
Nguyên nhân gây băng huyết thường là do quá trình tử cung co bóp gặp trục trặc, hoặc do nhau thai bị nhiễm trùng...
Nhưng vấn đề là oxytocin phải được lưu trữ và vận chuyển trong điều kiện hết sức ngặt nghèo - nhiệt độ từ 2C đến 8C. Đối với các quốc gia còn nghèo, cơ sở vật chất còn thiếu, thì đó là vấn đề hết sức khó khăn. Bởi vậy nên mới có tới hơn 70.000 sản phụ tử vong mỗi năm vì tình trạng này.
Tóm lại, băng huyết là một tình trạng có thật, và là vấn đề hết sức nghiêm trọng ở phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đến từ Thụy Sĩ có thể là dấu chấm hết cho vấn đề này. Nhóm chuyên gia từ công ty dược Ferring đã đưa ra một phương pháp điều trị chứng băng huyết một cách hiệu quả hơn rất nhiều.
Cụ thể, các dữ liệu từ hơn 30.000 sản phụ cho thấy nếu sử dụng carbetocin - hợp chất ngăn tình trạng tử cung co bóp - trong quá trình sinh sản, tình trạng băng huyết sẽ bị chấm dứt với hiệu quả tương đương với phương pháp tiêm oxytocin.
Oxytocin đòi hỏi phải được bảo quản lạnh
Nó cũng ưu việt hơn vì có thể áp dụng ở bất kỳ đâu. Vậy nên nếu kết hợp cùng WHO, hàng vạn sản phụ trên thế giới sẽ được cứu sống, cả ở những nơi cơ sở vật chất vẫn còn non kém.
Carbetocin vốn được dùng với các sản phủ sinh mổ, nhưng các chuyên gia đã tự hỏi không biết có thể áp dụng được trên sinh thường hay không? Và kết quả thì thật mỹ mãn.
Nhưng quan trọng hơn, carbetocin là một hợp chất có thể ổn định nhiệt, tức là nó không cần phải bảo quản lạnh. Các dữ liệu cho thấy carbetocin có thể được lưu trữ khi nhiệt độ là 30C, và độ ẩm không khí ở mức cao.
Ở thời điểm hiện tại, carbetocin không phải là phương pháp trị băng huyết phổ biến, nhưng thực tế rằng nó không cần bảo quản lạnh lại là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Việc vận chuyển và lưu trữ sẽ dễ dàng và rẻ tiền hơn, nhờ thế các cơ sở có thể tiết kiệm được tiền đầu tư nghiên cứu vào các lĩnh vực khác.
Và quan trọng nhất, sẽ có hàng vạn sản phụ được cứu, hàng vạn đứa trẻ không phải mất mẹ. Còn gì phù hợp hơn nữa?
Tham khảo: Science Alert
Theo Helino
2 sản phụ bị băng huyết thoát chết nhờ tắc động mạch tử cung Liên tiếp 2 sản phụ sau sinh bị đờ tử cung, băng huyết gây mất máu cấp. Bằng phương pháp chủ động thuyên tắc động mạch tử cung, các bác sĩ đã giúp bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ tử vong. Ngày 4/7, thông tin từ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TPHCM cho biết, tại đây vừa kịp thời cứu sống 2...