Thanh Hóa: Ra công điện khẩn yêu cầu tạm dừng các hoạt động lễ hội
Tối 28/1, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ban hành công điện khẩn, trong đó yêu cầu tạm dừng các hoạt động lễ hội, sự kiện, hội nghị, hội thảo tập trung đông người khi không cần thiết.
Công điện nêu rõ, hiện nay, diễn biến tình hình dịch Covid-19 rất phức tạp, khó lường, khó kiểm soát; nguy cơ dịch bùng phát và lây lan trên địa bàn tỉnh là rất lớn. Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh yêu cầu các sở, ngành, đơn vị cấp tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện ngay các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
Đặc biệt, tạm dừng các hoạt động lễ hội, sự kiện, hội nghị, hội thảo tập trung đông người khi không cần thiết. Nếu xét thấy thật sự cần thiết phải báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét quyết định; trực tiếp là Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh.
Bên cạnh đó, yêu cầu thực hiện khai báo y tế tất cả các trường hợp người từ nước ngoài, người từ các tỉnh khác lưu trú tại địa phương.
Cũng trong tối 28/1, Thông tin từ Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Thanh Hóa cho biết, trường hợp F1 của bệnh nhân 1553 được cách ly tại Bệnh viện Phổi Thanh Hóa đã có kết quả xét nghiệm lần 1 âm tính với SARS-CoV-2.
Video đang HOT
Trước đó, B. T. T. X., sinh năm 1982; phường Phú Sơn, TP Thanh Hóa có tham gia hội nghị tại Khách sạn Mường Thanh Quảng Ninh cùng với bệnh nhân 1553, hiện đang được cách ly tại Bệnh viện Phổi Thanh Hóa, sức khỏe bình thường.
Phân loại đối tượng và tổ chức giám sát, cách ly y tế phù hợp theo hướng dẫn của cơ quan y tế địa phương; đảm bảo tất cả các đối tượng có tiền sử dịch tễ không rõ ràng và các trường hợp có bất kỳ các biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở phải được cách ly tại cơ sở y tế và lấy mẫu để xét nghiệm.
Ngoài ra, rà soát, siết chặt việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại các cơ sở y tế, trường học, khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, nhà ga, bến xe, chợ, siêu thị và các khu vực thường xuyên có hoạt động tập trung đông người.
Tỉnh cũng yêu cầu kiểm soát chặt chẽ người nhập cảnh trái phép qua biên giới đường bộ, đường mòn, lối mở, đường biển; tổ chức truy vết triệt để các trường hợp F1, F2 và tiếp tục theo dõi các trường hợp đã hoàn thành cách ly tập trung trở về địa phương hoặc nơi lưu trú.
Các phương tiện giao thông công cộng hạn chế tối đa việc vận chuyển hành khách đi – về từ các vùng dịch và thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch Covid-19.
Thực hiện việc tổ chức cách ly các đối tượng nguy cơ, trong đó áp dụng các biện pháp cách ly tập trung các trường hợp F1 trong thời gian 21 ngày kể từ ngày trở về địa phương; cách ly tại nhà, nơi cư trú trong thời gian 14 ngày đối với các trường hợp F2 và tất cả những người từ Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và các địa phương có dịch trở về từ ngày 10/1.
Yêu cầu tất cả người dân thực hiện việc đeo khẩu trang bắt buộc khi ra khỏi nhà và trên các phương tiện giao thông công cộng, cơ sở khám chữa bệnh, chợ, siêu thị, nơi công cộng, nơi tập trung đông người…
Quản lý tài nguyên khoáng sản ở Thanh Hóa: Xử nghiêm sai phạm, hỗ trợ bảo vệ môi trường
Các cơ quan ban, ngành tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu cho UBND tỉnh ban hành nhiều chính sách, giải pháp để quản lý, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm trong lĩnh vực khai khoáng.
Quyết liệt trong chỉ đạo
Từ đầu năm 2020 đến nay, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều công văn chỉ đạo Sở TNMT chủ trì phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm tra, rà soát, đánh giá tình hình cấp phép thăm dò, khai thác đối với các khu vực khoáng sản đã khoanh định, công bố các khu vực khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.
Một mỏ khai thác đá không đúng thiết kế được phê duyệt tại huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa). Ảnh: T.T
Sở TNMT và các địa phương đã tham mưu cho UBND tỉnh Thanh Hóa cấp 390 giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản. Thu tiền cấp quyền khai thác khoáng sản 468,8 tỷ; thuế tài nguyên 578,8 tỷ.
Sau khi kiểm tra, đánh giá, Sở TNMT đã báo cáo UBND tỉnh dừng khai thác, đóng cửa mỏ, cải tạo phục hồi môi trường những khu vực khai thác không hiệu quả, gây ô nhiễm môi trường; yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với công tác bảo vệ môi trường trong khai thác, chế biến khoáng sản; rà soát, kiểm tra công tác đóng cửa mỏ đối với các giấy phép khai thác khoáng sản đã hết hiệu lực...
Đồng thời, Sở TNMT cũng phối hợp với các ban, ngành tham mưu cho UBND tỉnh đẩy mạnh công tác đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ. Nâng cao chất lượng thẩm tra, thẩm định báo cáo thăm dò khoáng sản thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh.
Công tác thanh tra, kiểm tra về hoạt động khai thác khoáng sản được triển khai mạnh mẽ. Theo thống kê từ năm 2016 đến nay, Sở TNMT đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác khoáng sản trái phép. Tình trạng khai thác các loại khoáng sản trái phép cơ bản đã được ngăn chặn, các doanh nghiệp đã nâng cao hiệu quả khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tiến hành tổ chức 95 cuộc kiểm tra, thanh tra hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; kiểm tra theo kế hoạch 286 mỏ đá, cát trên địa bàn, yêu cầu dừng khai thác 28 đơn vị; đóng cửa 96 mỏ do khai thác không hiệu quả, ảnh hưởng đến môi trường...
Khuyến khích các doanh nghiệp đảm bảo môi trường
Sau kiểm tra, UBND tỉnh đã chỉ đạo các địa phương nhanh chóng xử lý, ngăn chặn các vi phạm; kiểm điểm tập thể, cá nhân, làm rõ trách nhiệm trong việc buông lỏng quản lý, để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.
Để tạo đà phát triển, UBND tỉnh Thanh Hóa còn ban hành nhiều cơ chế, chính sách khuyến khích các doanh nghiệp khai thác khoáng sản, đồng thời yêu cầu các đơn vị chú trọng tới công tác đảm bảo vệ sinh môi trường. Đơn cử, tại huyện Triệu Sơn, HTX Khai thác - chế biến đá Đồng Thắng xác định theo hướng phát triển nghề khai thác lâu dài gắn với bảo vệ môi trường. HTX đã có đề nghị UBND tỉnh xin mở rộng khai trường khu vực mỏ đá, để có quỹ đất tiến hành xây dựng hệ thống xử ý nước thải, hệ thống phun tưới giảm thiểu bụi và xây dựng các công trình phụ trợ khác.
Theo Chủ nhiệm HTX KT-CB đá Đồng Thắng, môi trường có đảm bảo thì sự phát triển của nghề đá mới bền lâu, chính vì vậy HTX đã gửi hồ sơ trình UBND tỉnh Thanh Hóa về việc xin mở rộng khai trường làm mặt bằng sản xuất, chế biến đá và xây dựng các hạng mục công trình xử lý chất thải do khai thác đá. Sau khi kiểm tra, các sở đều có ý kiến thẩm định về sự phù hợp với quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất... Đây được xem như tín hiệu đáng mừng, tạo tiền đề cho sự phát triển của HTX Đồng Thắng.
Nam thanh niên chết tại nhà với vết cắt trên cổ Một nam thanh niên quê Thọ Xuân (Thanh Hóa) vừa được phát hiện chết bất thường tại nhà riêng với vết cắt trên cổ. Ngày 5/10, tin từ UBND xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết, trên địa bàn vừa phát hiện một nam thanh niên chết bất thường tại nhà riêng với vết cắt trên cổ. Thông tin...