Thanh Hóa: Phát hiện nhiều bình gốm cổ đời Tiền Lê
Trong quá trình tôn tạo chùa Đồng Đó, thờ Thái úy Tô Hiến Thành, tại xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn, người dân đã phát hiện 19 bình sành, gốm có niên đại vào khoảng thế kỷ XV.
Theo cách gọi lâu nay của người dân địa phương, khu vực đặt lư hương thờ tự Thái úy Tô Hiến Thành, tại thôn 9, xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn (Thanh Hóa) là chùa Đồng Đó, nhưng vẫn còn nằm lộ thiên bên ngoài. Để đưa lư hương vào trong và lấy chỗ để nhân dân địa phương và du khách hương khói vào những dịp lễ tết, thời gian qua, chính quyền địa phương và nhân dân quanh vùng đã quyên góp công đức để xây dựng ngôi chùa này.
Một số di vật cổ mới được phát hiện
Trong quá trình thi công xây dựng chùa, chiều tối 8/11, trong lúc đang đào hố chôn chột mái chùa, sau khi đào sâu xuống cách mặt đất khoảng 40cm, người dân đã phát hiện nhiều bình sành và bình vôi bằng gốm.
Ngay sau đó, người dân đã báo cáo lên chính quyền địa phương, UBND huyện Triệu Sơn và các cơ quan chức năng về thu thập, xác minh và kiểm tra những di vật cổ mới được phát hiện.
Đến sáng ngày 9/11, chính quyền địa phương và các ngành chức năng đã tiến hành khai quật khu vực trên. Qua quá trình phát hiện và khai quật, cơ quan chức năng đã phát hiện 19 bình cổ, trong đó có 2 bình sành và 17 bình vôi bằng gốm. Trong số 2 bình sành, một bình còn nguyên vẹn và một bình bị sứt miệng; còn 17 bình vôi bằng gốm có một bình còn nguyên vẹn và 16 bình còn lại đã bị sứt mẻ.
Hiện số di vật trên đã được chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tiến hành niêm phong, bảo vệ để phục vụ công tác nghiên cứu.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, ông Đào Xuân Cường, Phó chủ tịch UBND xã Dân Lý cho biết: “Lâu nay người dân địa phương vẫn thường gọi đây là chùa Đồng Đó. Hiện chúng tôi đang nhờ Sở văn hóa xác minh lại tích cũ trên cơ sở một số bể đá để xem đây là chùa hay đền thờ để có cách gọi chính xác. Qua nhận định ban đầu của một số nhà nghiên cứu thì các di vật mới được phát hiện này có niên đại vào đời Tiền Lê (khoảng thế kỷ XV). Hiện địa phương đang tổ chức lực lượng bảo vệ khu vực phát hiện những di vật cổ trên. Chúng tôi cũng đang cố gắng tôn tạo để di tích này sớm được công nhận”.
Video đang HOT
Một số hình ảnh về các di vật cổ mới được phát hiện tại xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn:
Những bình vôi bằng gốm còn khá nguyên vẹn
Một số di vật được phát hiện trước đó đã được cơ quan chức năng niêm phong cận thận.
Những bể đá còn sót lại tại khu vực phát hiện di vật cổ
Lư hương thờ Thái úy Tô Hiến Thành lâu nay nằm lộ thiên ở ngoài trời.
Khu vực phát hiện những di vật cổ.
Nơi thờ Thái úy Tô Hiến Thành đang được, xây dựng tôn tạo.
Theo Dân Trí
Tạm dừng khai quật hai mộ cổ ở Ciputra
Hôm nay (ngày 21/4), công việc khảo cổ hai ngôi mộ ở Ciputra đang phải tạm thời dừng lại để chờ ý kiến từ ngành chức năng của Hà Nội.
PGS.TS Nguyễn Lân Cường từng khẳng định với VietNamNet, có thể còn có thêm nhiều ngôi mộ cổ có niên đại tương đương, nếu như tiếp tục khai quật tại Khu đô thị Ciputra, Hà Nội.
chiếc bình gốm đầu gà được lấy ra khỏi ngôi mộ (Nguồn: Thể thao văn hóa)
Tuy nhiên, PGS. TS Cường cũng cho biết trên VnMedia, nếu Hà Nội không có quyết định giữ lại để phục vụ cho công tác khảo cổ học thì buộc phải lấp đi để trả lại cho công tác thi công của dự án.
Theo đó, Xí nghiệp Xây dựng số 1 (thuộc Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển hạ tầng đô thị), đơn vị đang tiến hành thi công tại Ciputra sẽ buộc phải san lấp đi để phục vụ thi công dự án đang dang dở.
Và hiện tại, đến thời điểm này, vẫn chưa có một thông báo chính thức nào về việc giữ hay bỏ hai ngôi mộ này.
Hai ngôi mộ thu hút sự quan tâm rất lớn của dư luận (Ảnh: VietNamNet)
Trước đó, vào sáng 1/4, trong khi thi công đặt cống tại thôn Nhật Tảo, xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội, Xí nghiệp xây dựng số 1, vô tình để gầu xúc đất quệt vào cửa một ngôi mộ cổ.
Đây là hai ngôi mộ cổ rất đặc biệt và là "của hiếm" đối với công tác nghiên cứu, khảo cổ học, bảo tồn - bảo tàng của Việt Nam và thu hút được sự quan tâm rất lớn của giới chuyên môn cũng như dư luận.
Hai ngôi mộ gần 2.000 năm tuổi này hầu như còn nguyên vẹn với hơn 30 món đồ cổ, trong đó có đồ trang sức bình cổ quý hình đầu gà, những hạt thóc còn nguyên cả cuống...
Phát hiện thêm giếng cổ cho phép các nhà khảo cổ tin rằng, bên dưới khu vực này, chắc chắn còn những quần thể di tích, và vì chúng thường nằm ở độ sâu đến 2m, cho nên chắc chắn chúng còn khá nguyên vẹn, ít bị tác động bởi việc xây dựng nhà cửa các thời kỳ trước đây.
Theo Vietnamnet
Chiêm ngưỡng chiếc chum trị giá 20 tỷ đồng Chiếc chum Khang Hy thuộc hàng đẹp nhất hiện nay được định giá tới triệu đô là một trong những cổ vật trong bộ sưu tầm đồ cổ giá trị của ông Trần Thao (Nghi Tàm - Hà Nội). Xét về số lượng và họa tiết uốn lượn phong phú thì có lẽ cổ vật sứ đứng bậc nhất ở Việt Nam. Đến...