Thanh Hóa: Nát bàn tay do đèn pin loại đội đầu phát nổ
Thông tin từ lãnh đạo Bệnh viện Nhi ( Thanh Hóa) cho biết: Ngày 16/11, kíp bác sĩ đã mổ cấp cứu cắt bỏ bàn tay bị tổn thương cho một cháu bé bị rập nát bàn tay do đèn pin loại đội đầu phát nổ khi đang sạc.
Theo đó khoảng 7h30, ngày 16/11, cháu Lang Văn Núi (SN 10/02/2010, trú tại xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân, Thanh Hóa) đang sạc đèn pin loại đèn pin đội đầu. Khi phát hiện tiếng nổ lách tách, Núi định đưa tay rút phích cắm thì đèn phát nổ. Sau đó, Núi thấy bàn tay và ngón tay bị dập nát chảy nhiều máu. Bệnh nhân được đưa xuống bệnh viện huyện sơ cứu băng cầm máu và chuyển sang bệnh viện Nhi – Thanh Hóa.
Bệnh nhân Lang văn Núi sức khỏe đang bình phục sau khi phẫu thuật (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
Video đang HOT
Tại bệnh viện Nhi Thanh Hóa, qua thăm khám ban đầu, bệnh nhân bị tổn thương bàn tay phải, dập nát hoàn toàn không còn khả năng bảo tồn. Bệnh nhân đã được chuyển mổ cấp cứu, cắt bỏ bàn tay bị tổn thương, tạo mỏm cụt cổ tay phải. Hiện tại, tình trạng bệnh nhân đã ổn định, còn đau nhẹ vết mổ.
Hiện vẫn chưa rõ đèn pin này do nước nào sản xuất, đã sử dụng được thời gian bao lâu.
Theo khoe365
Bệnh viện Nhi Thanh Hóa: Can thiệp bít lỗ thông thành công cho cháu bé 13 tháng tuổi bị bệnh tim bẩm sinh
Một bệnh nhân 13 tháng tuổi mắc bệnh tim bẩm sinh cửa sổ chủ phế - một bệnh tim rất hiếm gặp nhưng gây suy tim và tử vong rất sớm ở trẻ, đã được các bác sỹ khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa can thiệp bít lỗ thông thành công. Đây là lần đầu tiên bệnh này được can thiệt và điều trị tại Thanh Hóa.
Các bác sỹ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa thực hiện quá trình bít lỗ thông cho bệnh nhân tim bẩm sinh cửa sổ chủ phế.
Bệnh nhân là cháu Nguyễn Thị Bình An (13 tháng tuổi, xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương), nặng 7kg, mắc bệnh tim bẩm sinh cửa sổ chủ phế - đây là căn bệnh hiếm gặp (chiếm 0,2% các bệnh tim bẩm sinh) và chưa từng được can thiệp, điều trị tại Thanh Hóa.
Bệnh nhân được đưa đến khoa ngày 14-10 với tình trạng suy tim độ 3-4, kèm theo viêm phổi. Với một cháu bé 13 tháng tuổi, nặng 7 kg việc mổ hở là rất khó khăn, để tránh cho bệnh nhân phải trải qua một cuộc phẫu thuật hở, sau nhiều ngày cân nhắc, xin ý kiến từ Bệnh viện Nhi Trung ương và Bệnh viện Tim Hà Nội, sáng ngày 30-10, ê kíp y bác sỹ Khoa Tim mạch đã quyết định sử dụng phương pháp bít lỗ thông bằng cách đưa các dụng cụ từ đùi lên tim, qua mạch máu.
Cháu Nguyễn Thị Bình An (13 tháng tuổi) vừa được các bác sỹ khoa Tim mạch, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa can thiệp bít lỗ thông thành công.
Sau 50 phút thực hiện, ca can thiệp đầu tiên rất khó khăn nhưng đã thành công tốt đẹp. Lỗ thông được bít hoàn toàn bằng dụng cụ đóng ống động mạch 8/6 Cocoon.
Được biết, bệnh nhân An suy tim nặng, có nguy cơ tử vong cao nên không thể đợi được đến lúc 3-4 tuổi mới can thiệp. Nếu mổ hở, bệnh nhân phải nằm điều trị lại viện từ 15-20 ngày, còn can thiệp bằng phương pháp này, cháu bé có thể xuất viện trong vài ngày tới và không để lại dấu vết gì trên cơ thể bệnh nhân.
Hoài Thu
Theo baothanhhoa
Cứu sống bé gái sơ sinh bị xuất huyết phổi nặng bằng phương pháp thử máy cao tần HFO, cầm máu và bơm sunfactan Bằng phương pháp thử máy cao tần HFO, cầm máu và bơm sunfactan, các bác sỹ Bệnh viện nhi Thanh Hóa vừa cứu sống thành công một bé gái sơ sinh bị xuất huyết phổi nặng trong tình trạng rất nguy kịch. Cháu Nguyễn Thị Ngọc đã được các bác sỹ Bệnh viện Nhi Thanh Hóa cứu sống, trở về với vòng tay...