Thanh Hóa: Một người trên chuyến bay VN 1274 sốt cao, dương tính SARS-CoV-2
Đêm 18/6, tỉnh Thanh Hóa ghi nhận một ca dương tính với SARS-CoV-2 ở xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân.
Sáng 19/6, thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Thanh Hóa, trên địa bàn tỉnh này vừa ghi nhận thêm một ca dương tính với SARS-CoV-2.
Người phụ nữ đi máy bay về sốt cao, xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Theo đó, trường hợp dương tính SARS-CoV-2 là nữ, sinh năm 1992, ở thôn Lùm Nưa, xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân đi xuất khẩu lao động tại Malaysia về Việt Nam ngày 6/5, được cách ly tập trung tại tỉnh Tiền Giang; trong quá trình cách ly đã ghi nhận ca dương tính trong khu cách ly nên thời gian cách ly kéo dài 40 ngày.
Video đang HOT
Đến ngày 14/6 hoàn thành thời gian cách ly và có kết quả xét nghiệm 3 lần âm tính với SARS-CoV-2, bệnh nhân được khu cách ly liên hệ xe khách chở lên TP Hồ Chí Minh (trên xe khách có 2 người ở Hòa Bình và thành phố Thái Nguyên, có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 ngày 16/6).
Từ trưa 14/6 đến sáng 15/6, bệnh nhân nghỉ tại khách sạn Hoàng Kim Long, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh, cùng phòng có 2 người ở Đắk Lắk và Gia Lai (2 người này ngày 18/6 được định dương tính với SARS-CoV-2).
Ngày 15/6, bệnh nhân bắt taxi ra sân bay Tân Sơn Nhất đi chuyến bay VN 1274, số ghế 44D hãng hàng không Airlines cất cánh lúc 11h05 ngày 15/6, hạ cánh xuống Cảng hàng không Thọ Xuân lúc 13h ngày 15/6, gọi xe có địa chỉ cùng thôn xuống đón về nhà qua Trạm Y tế xã Vạn Xuân khai báo y tế và được hướng dẫn cách ly tại nhà.
Đến ngày 16/6, bệnh nhân có biểu hiện sốt, tuy nhiên đến ngày 17/6 khi sốt cao kèm theo ho, mệt mỏi bệnh nhân mới liên hệ với Trạm Y tế xã Vạn Xuân và được đưa đi cách ly, theo dõi tại Bệnh viện Đa khoa huyện Thường Xuân, được lấy mẫu xét nghiệm, tối 18/6 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Sau khi ghi nhận ca dương tính với SARS-CoV-2, ngay trong đêm 18/6, Sở Y tế, CDC Thanh Hóa đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo công tác khoanh vùng, truy vết, khống chế dịch bệnh.
Sân bay Thọ Xuân, Thanh Hóa.
Đến 2h ngày 19/6, lực lượng chức năng đã truy vết được 9 F1, 138 F2.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa đã phát đi thông báo khẩn tìm người liên quan đến ca dương tính SARS-CoV-2 ở xã Vạn Xuân, huyện Thường Xuân; đề nghị người đi trên chuyến bay VN 1274 Hãng hàng không Việt Nam Airlines từ sân bay Tân Sơn Nhất về sân bay Thọ Xuân lúc 13h ngày 15/6 liên hệ ngay với cơ quan y tế gần nhất hoặc gọi điện thoại đến số đường dây nóng của ngành Y tế: 0916.803.115 để được hỗ trợ.
Để sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hiệu quả, an toàn
Thanh Hóa là địa phương có tổng diện tích gieo trồng lớn. Điều này đồng nghĩa với việc lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được sử dụng trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh ta khá lớn.
Nông dân xã Xuân Thái (Như Thanh) bón phân cho lúa đông xuân.
Việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV nhằm đạt năng suất cao cho cây trồng, từ đó bảo đảm được hiệu quả kinh tế cho diện tích sản xuất. Tuy nhiên, có một thực tế đang tồn tại trong việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV của bà con nông dân tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh là vấn đề lạm dụng về liều lượng, chủng loại phân bón, thuốc BVTV trong quá trình sử dụng.
Theo kết quả nghiên cứu, thử nghiệm của các đơn vị chuyên môn, mỗi loại cây trồng có nhu cầu được cung cấp dinh dưỡng khác nhau. Do đó, việc sử dụng phân bón cần được thực hiện theo đúng nhu cầu của từng loại cây khác nhau. Đơn cử như trên cây lúa, để tạo ra 1 tấn thóc, diện tích trồng lúa cần phải hấp thu 17 - 21 kg đạm, 6 - 8 kg lân, 19 - 20 kg kali. Như vậy, trên 1 ha trồng lúa, tổng lượng dinh dưỡng cây lúa cần hấp thu là 120 - 150 kg đạm, 45 - 56 kg lân và 135 - 165 kg kali. Nếu lượng phân bón thấp sẽ không đạt được năng suất cao, song nếu lượng phân bón cao thì sẽ gây lãng phí. Tuy nhiên, hiện nay do thiếu hiểu biết nên nhiều hộ dân vẫn có thói quen sử dụng lượng phân bón cao hơn gấp 1 đến 2 lần.
Bà Trần Thị Nga, xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống, cho biết: Vụ đông xuân năm nay, gia đình gieo cấy 5 sào lúa. Để diện tích lúa sinh trưởng, phát triển tốt, đạt năng suất cao, bà đã mua sẵn hơn 100 kg đạm, 100 kg lân và 200 kg kali về để bón cho lúa. Đây cũng là lượng phân bón bà thường sử dụng để bón cho lúa trong nhiều năm qua. Như vậy, thói quen sử dụng lượng phân bón nói trên của bà Nga đang nhiều gần gấp đôi so với quy định. Bà Nga cho biết thêm: Không chỉ bà mà còn nhiều hộ dân khác cũng đã và đang sử dụng lượng phân bón như trên để bón cho lúa.
Sở dĩ, bà con nông dân có thói quen sử dụng lượng phân bón nhiều hơn so với quy định là do nghĩ rằng, cứ sử dụng nhiều phân bón là lúa sinh trưởng, phát triển tốt và đạt năng suất cao hơn. Tuy nhiên, theo ông Vũ Quang Trung, Phó chi cục trưởng, Chi cục Trồng trọt và BVTV, thì: Việc sử dụng lượng phân bón nhiều hơn so với quy định, nhất là đối với lượng phân đạm không những khiến cây trồng sinh trưởng, phát triển mất cân đối, lá non, thân yếu, dễ bị lốc đổ, sâu bệnh dễ tấn công, cây đẻ nhánh không đều, năng suất, chất lượng cây trồng không đạt cao, mà con gây lãng phí lớn trong chi phí sản xuất, ảnh hưởng môi trường, mất cân bằng sinh thái.
Không chỉ phân bón, việc sử dụng thuốc BVTV của bà con nông dân trên địa bàn tỉnh cũng đang gặp tình trạng lạm dụng tương tự. Theo khảo sát của Chi cục Trồng trọt và BVTV Thanh Hóa, hàng năm, trung bình trên địa bàn tỉnh tiêu thụ khoảng 200 - 300 tấn thuốc BVTV các loại.
Trước thực trạng trên, để nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón, thuốc BVTV cho bà con nông dân, tránh lãng phí, từ năm 2015 đến nay, ngành nông nghiệp cùng chính quyền các địa phương và doanh nghiệp đã tổ chức 200 cuộc hội nghị, hội thảo về phân bón, thuốc BVTV với khoảng 32.500 lượt người tham gia. Tập huấn chuyên môn về sử dụng thuốc BVTV cho 753 người. In ấn, phát hành 6.000 bộ tài liệu về quản lý và sử dụng thuốc BVTV an toàn, hiệu quả; phát 800 poster và 24.000 tờ rơi tuyên truyền về việc sử dụng phân bón, thuốc BVTV trong sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả. Đồng thời, bố trí cơ cấu thời vụ, cơ cấu giống cây trồng hợp lý, giảm thiểu sự phát sinh, phát triển của các loại sâu bệnh, từ đó hạn chế việc sử dụng thuốc BVTV để phòng trừ. Qua đó, 2 năm trở lại đây, mỗi năm đều giảm thiểu từ 80 đến 90 tấn thuốc BVTV các loại. Việc bón phân của bà con nông dân được thực hiện cân đối hơn. Tuy nhiên, Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh khuyến cáo: Để sử dụng phân bón, thuốc BVTV hiệu quả, an toàn trong sản xuất, ngoài vệc thực hiện đúng quy trình kỹ thuật canh tác, bà con nông dân cần tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc "4 đúng", gồm: đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng cách. Bên cạnh đó, đối với phân bón cần có thêm "4 phải", gồm: phải hiểu cây để biết nhu cầu cây cần gì, cần bao nhiêu; phải hiểu đất để biết khả năng cung cấp các yếu tố dinh dưỡng của đất; phải hiểu phân để biết khả năng đáp ứng của phân và phải có trang thiết bị máy móc để hỗ trợ quá trình định lượng. Đối với thuốc BVTV, sau khi tuân thủ nguyên tắc 4 đúng trong quá trình phun cần đặc biệt chú ý tuân thủ thời gian cách ly khi phun thuốc lần cuối đến ngày thu hoạch để bảo đảm an toàn thực phẩm cho sản phẩm và sức khỏe người tiêu dùng.
Tiếp tục duy trì giám sát, sàng lọc đối tượng nguy cơ cao để phòng chống dịch COVID-19 Để kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh COVID-19, Thanh Hóa đã huy động tối đa mọi nguồn lực trên toàn tỉnh để triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp hữu hiệu nhất để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh, với biến thể mới của SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan nhanh. Trong đó truy vết thần tốc,...