Thanh Hóa: Lá dong rừng tấp nập đổ về xuôi
Bánh chưng là một nét văn hóa không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền của người Việt. Và lá dong là thứ nguyên liệu để góp phần làm nên nét đặc trưng đó. Những ngày qua, hàng loạt chuyến xe chở lá dong rừng “ùn ùn” kéo về phố.
Những ngày qua, nhiều điểm thu gom lá dong rừng ở các huyện như: Thọ Xuân, Thường Xuân, Ngọc Lặc… (Thanh Hóa) để từ đây vận chuyển về xuôi tiêu thụ. Theo ghi nhận của PV, các lái buôn thường thu gom lá dong từ các xã miền núi, tập hợp lại đủ một chuyến xe mới chuyển về thành phố bán lại.
Những điểm tập kết lá dong rừng.
Lá dong được bó thành từng cuộn và xếp lên xe ô tô. Ngay tại chân cầu Bái Thượng, xã Xuân Bái, huyện Thọ Xuân, từng đoàn xe máy, xe thồ, thậm chí cả xe đạp chở đầy lá dong từ các ngã rừng kéo về đây tập kết chờ xe ô tô lên bốc hàng.
Anh Lê Văn Hải, ở xã Xuân Dương, huyện Thọ Xuân, một người buôn lá dong cho hay: “Thời tiết năm nay mưa nhiều nên lá dong rừng rất to và đẹp, thế nhưng giá cả vẫn cao hơn so với năm trước. Giá nhập xỉ năm ngoái chúng tôi thường nhập 10 – 12.000đ/100 lá, thế nhưng năm nay giá đã lên tới 20 – 25.000đ/100 lá”.
Cũng theo anh Hải thì lá dong ở đây thường nhập từ các xã giáp biên giới Việt Lào như Bát Mọt, Lương Sơn, Yên Nhân… Bởi đây là khu vực rừng rậm núi cao, cũng chính là nơi phân bố nhiều loại lá dong rừng. Sau khi được thương lái thu mua mang về dưới xuôi tiêu thụ, giá của nó được đẩy lên rất cao, cao gấp nhiều lần so với giá gốc.
Ông Vi Văn Thức, ở xã Lương Sơn, huyện Thường Xuân) tâm sự: “Năm nay gia đình tôi cũng “săn” được mấy xe lá dong mang xuống đây bán. So với mọi năm, thì giá năm nay có cao hơn đôi chút nên gia đình cũng kiếm được khá khá tiền, lo cho cái Tết được tươm tất hơn”.
Nhiều xe tải chở lá chờ xuất bến
“Ở bản tôi năm nay có nhiều người đi hái lá dong lắm, nghề hái lá dong này không đơn giản đâu, phải biết chọn địa điểm. Lá dong muốn không bị rách, dập nát trong quá trình vận chuyển, phải chọn lá dong “bánh tẻ” (tức không già cũng không non quá), thì khi gói chiếc bánh mới được đẹp, vuông vắn, bánh mới xanh”. ông Thức cho biết thêm.
Theo tìm hiểu chúng tôi được biết, ngoài tiêu thụ ở trung tâm các huyện thị, thành phố trên địa bàn Thanh Hóa, lá dong rừng còn được các thương lái đưa ra một số tỉnh ở khu vực phía Bắc tiêu thụ như: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định…
Những ngày cận tết, chúng tôi tìm về xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa, một vùng quê vốn nổi tiếng với nghề trồng cây cảnh và các loài hoa phục vụ ngày tết, nay đang ngập tràn trong sắc xuân với những cánh đồng hoa, cây cảnh tươi tốt.
Video đang HOT
Ghé thăm vườn quất trĩu quả của vợ chồng anh Chương Sỹ Bình ở đội 8, xã Hợp Lý, huyện Triệu Sơn với khoảng 200 cây, cây nào cũng xum xuê quả, gặp anh Bình rạng rỡ: “Năm nào vợ chồng tôi cũng thu được hàng trăm triệu đồng từ vườn quất này. Thời tiết năm nay có phần khắc nghiệt nhưng chỉ cần biết chăm sóc là quất vẫn đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hôm trước có người về trả 400.000 đồng/cây nhưng vợ chồng tôi vẫn chưa bán, có cây trả đến 1 triệu đồng. Nhìn chung quất năm nay được giá hơn mọi năm”.
Anh Bình đang chăm sóc từng chiếc lá trong vườn quất của gia đình
Chị Lê Thị Yến, ở đội 7, xã Hợp Lý cũng đang chăm sóc vườn hoa đua nở. Chị hồ hởi không kém anh Bình: “Vườn hoa của gia đình tôi nam nay cũng được mùa so với bà con nông dân quanh vùng. Do tính chất và sở thích của khách hàng khác nhau nên các loài hoa cũng phải cho nở khác nhau. Với hoa ly, lay ơn thì phải chớm nụ mới bán được, vào tết hoa nở là vừa, còn loài cúc để được lâu nên phải nở một chút mới khoe được sắc vàng rực rỡ… Năm nay, một số gia đình không chăm sóc được hoa nên bị mất mùa, vì vậy giá hoa ở đây cũng cao hơn mọi năm”.
Sắc vàng ngày Xuân
Cũng là người trồng hoa nhưng chị Hương năm nay lại không có một mùa làm ăn hiệu quả. Chị cho biết do thời tiết đầu vụ trồng quất khắc nghiệt nên vườn quất của gia đình không được mùa, cây còi cọc và ít quả hơn mọi năm, giá bán vì vậy không cao.
Theo Dân Trí
Làng bánh chưng vào Tết
Cô con gái rượu của ông Tâm là Nguyễn Thị Nghiên, một cao thủ bóng bàn vừa vô địch giải trẻ toàn tỉnh, đang ngồi gói bánh, chiếc bát sứ lia ngang, lia dọc xúc gạo, tay bỏ nhân bánh nhanh đến chóng mặt, y như khi cô đánh bóng bàn.
Làng nghề vào xuân
Làng Vĩnh Hòa, xã Hợp Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An lâu nay vốn nổi tiếng làm bánh chưng như một thứ nghề cha truyền con nối. Sản phẩm của làng từ lâu đã trở thành thương hiệu trong lòng mọi người, bánh chưng xanh Vĩnh Hòa đang vượt lũy tre làng vươn ra nhiều thị trường mới.
Vĩnh Hòa vùng quê của nghèo khó, chưa mưa đã ngập, chưa nắng đã hạn, về mùa lũ đây là rốn nước, làng mạc nhà cửa đều ngập chìm, đất canh tác lúa chỉ được 41 ha không thế nuôi 215 hộ dân. Có thời nghề bánh cũng gặp lao đao, dân tình khốn khổ phải bỏ làng nghề phiêu bạt đi làm thuê tứ tán. Nhờ nghề gói bánh chưng, giờ thì cuộc sống của người dân đã đổi đời.
Về Vĩnh Hòa những ngày tháng cuối năm nay mới thấy được không khí thật nhộn nhịp: Người ngâm gạo, người róc lá, gói bánh, tiếng cười rộn rã.
Ông Nguyễn Văn Tâm, một thờ nghề có tiếng làm bánh chưng ở đất Vĩnh Hòa kể, người làng kể rằng nghề này cũng chẳng biết có từ bao giờ. Thời kháng chiến chống Pháp, có quán bánh chưng bà cố Hiền ngon nổi tiếng, khách xa đi qua về lại đều nhớ, loại bánh vừa dẻo, vừa thơm. Sau đó làng xuất hiện nhiều người gói bánh chưng bán và có tiếng tăm từ thời chống Mỹ, cho đến nay bánh chưng Vĩnh Hòa đã gây được tiếng vang khắp khu vực Bắc Miền Trung.
Con gái làng Vĩnh Hòa xưa nay nổi tiếng da trắng tóc dài, xinh đẹp nhất vùng lại có biệt tài gói bánh không cần khuôn như một số nơi khác, thao tác cả bỏ gạo, bỏ nhân trên lá khác, thao tác cả bỏ gạo, bỏ nhân trên lá chuối, chưa đầy một phút đã hình thành nên chiếc bánh chưng vuông thành sắc cạnh trông thật đẹp mắt.
Cô con gái rượu của ông Tâm là Nguyễn Thị Nghiên, vừa là một cao thủ bóng bàn khét tiếng vùng Diễn Châu, Yên Thành, Quỳnh Lưu của tỉnh Nghệ An, vừa vô địch giải trẻ phù đổng toàn tỉnh, đang ngồi gói bánh, chiếc bát sứ lia ngang, lia dọc xúc gạo, tay bỏ nhân bánh đến chóng mắt, cứ y như cô đang đánh bóng bàn. Nghiên kể: Nếu có đầy đủ nguyên liệu lá chuối, gạo, nhân, một buổi có thể gói 150 đến 300 chiếc bánh chưng.
Giờ đây đã là người làng Vĩnh Hòa thì từ con trẻ cho đến bà lão, ai cũng biết gói bánh. Nhiều cố bà giờ đã mắt mờ chân yếu, cháu con chuẩn bị sẵn nguyên liệu là tay thoăn thoắt như thuở xuân xanh. Cháu đứng xem bà gói, rồi làng nghề ngấm vào máu thịt lúc nào chẳng hay.
Clip cách gói bánh chưng.
Nghề làm quanh năm nhưng vui nhất vẫn là những ngày tháng giáp Tết, gió đông hun hút, cái lạnh căm căm, nam thanh nữ tú bên nồi bánh chưng rực lửa chuyện trò thâu đêm. Bao nhiêu chuyện tình nãy nở nên vợ nên chồng xuất phát từ nồi bánh chưng, những chuyện hài, chuyện trạng cười vỡ bụng cũng từ đó mà ra.
Người làng chuẩn bị nguyên liệu chia phường, chia tổ đến giúp nhau gói bánh, cứ gói hết nhà này sang nhà khác, có khi đến sáng cũng không chợp mắt, mệt thật đấy nhưng mà vui.
Để có được tiếng tăm và bán đi lượng sản phẩm khổng lồ, thì bánh chưng Vĩnh Hòa có yếu tố là vừa ngon, vừa rẻ chất lượng là mấy chốt hàng đầu.
Bà Vũ Thị Luận bật mí, trước tiên là khâu chọn gạo, gạo nếp là loại ngon nhất, mình tròn mẩy, trắng, mua về phải rà lại những hạt tẻ vào sau đó mới ngâm, rắc một ít muối trắng vào để khi ăn cảm thấy đậm đà. Nhân bánh ngoài thịt lợn, hành, đậu tằm xanh, bất luận không được lẫn đậu trắng, nếu rặt đậu xanh, nhân bánh mới thơm, mới bùi. Bánh chưng có thể nấu bằng củi, than hầm khoảng 6-7 tiếng đồng hồ là vừa. Nếu bánh tét có thể lâu hơn từ 10-12 tiếng đồng hồ.
Mang mùa xuân đến với mọi nhà
Ông Lê Quốc Việt, xóm trưởng làng Vĩnh Hòa cho biết: Xóm có 215 nóc nhà thì có 150 nóc nhà chuyên làm nghề gói bánh chưng, hàng năm xuất đi thị trường một lượng bánh rất lớn. Thị trường tiêu thụ gần là Đô Lương, Diễn Châu, Quỳnh Lưu, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình....Mỗi năm doanh thu của làng nghề Vĩnh Hòa vượt từ 30-40 tỷ đồng.
Vĩnh Hòa sản xuất bánh quanh năm, nhưng dịp giáp Tết do khác tứ xứ đặt nhiều làng mới mở hết công suất phục vụ, có khi cả nhà 8-9 người đều gói bánh. Nhờ có nghề này mà người dân chân lắm tay bùn đã đổi đời, đỡ phải bán tống, bán tháo hạt lúa củ khoai khi ngày mùa rẻ rúng, nuôi con ăn học Đại học.
Chị Lê Thị Sâm đã 10 năm nay trong nghề cho biết mỗi ngày bình thường chị tiêu thụ hết 10 kg gạo nếp, làm được khoảng 200 chiếc bánh, bán ở chợ với giá nhập 2.000 đồng/ chiếc, cũng có lãi 60-80.000 đồng/ ngày.
Riêng dịp Tết nguyên đán này, chị cũng chuẩn bị khoảng 1,5 tấn gạo nếp, khoảng ngày 25 âm lịch sẽ gói và nấu bánh đại trà, nhà chị cũng như nhiều hộ dân khác phải vận chuyển bánh băng xe bò lốp, xe ô tô bán tải, tấp nập đường làng, nhừng chồng bánh cao quá đầu người.
Theo chị Sâm, thì một khi đã giữ được chữ tín với khách hàng thì khỏi phải lo đầu ra, khách xa, khách gần cứ thế yên tâm đến lấy. Ngoài một số đặt hàng Tết, cũng có số nhập về bán lại. Nói chung nghề này cũng khá nhẹ nhàng, không phải tính toán lỗ lãi nhiều mệt óc, không phải dầm mưa dãi năng cực nhọc, lại vẫn còn thời gian chăn nuôi, trồng trọt, chăm sóc con cái học hành.
Ở Vĩnh Hòa, mỗi khi bước vào dịp Tết, doanh thu ở một số hộ gia đình thường đạt từ 12-15 triệu đồng. iện tại người làng gói đủ các loại bánh, cũng có loại gói theo yêu cầu của khách.
Thấy được tiềm năng và sự phát triển của làng nghề, tỉnh Nghệ An đã về khảo sát, thẩm định và có quyết định Vĩnh Hòa hội đủ các tiêu chuẩn để hình thành một làng nghề thực thụ, theo hướng quy mô hàng hóa tập trung.
Việc thành lập làng nghề sẽ tháo gỡ một số khó khăn như xây dựng hệ thống thoát nước sạch, cũng như hỗ trợ vốn vay cho một số hộ khó khăn, phấn đấu 100% số hộ làm nghề bánh chưng, xây dựng một thương hiệu vững chắc và lâu bền.
"Tết đến dưa hành câu đối đỏ"- bánh chưng xanh Vĩnh Hòa đang đem mùa xuân đến khắp mọi nhà, nó cũng là hồn quê bản sắc của văn hóa dân tộc Việt Nam, đồng làng thẳng cánh cò bay, cây lúa đơm bông trĩu hạt, thì vẫn còn đó bánh chưng xanh để người đi khắc khoải nhớ về.
Giang Uyên
Theo Bưu Điện Việt Nam
Đua nhau gói bánh chưng thời @ Trong thời buổi mà mỗi khi Tết đến, số nhà bày biện gói bánh chưng ở các TP lớn chỉ "lác đác như lá mùa thu" thì nhiều bà mẹ lo ngại rằng, sau này khi con cái lớn sẽ không còn nhớ hương vị Tết cổ truyền để mà xúc động nữa. Vậy là năm nay, nhiều bà mẹ, thậm chí có...