Thanh Hóa kiểm soát chặt người đi và đến từ các vùng có dịch SARS-CoV 2
Thanh Hóa đã xác định số lao động đi làm việc ở Trung Quốc qua con đường không chính thức là một trong những nguồn nguy cơ lây lan dịch.
Ngay từ khi bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (SARS – CoV-2) bùng phát ở Trung Quốc, Thanh Hóa đã xác định số lao động đi làm việc ở Trung Quốc qua con đường không chính thức là một trong những nguồn nguy cơ lây lan dịch. Do vậy, công tác giám sát lao động từ vùng có dịch trở về đã được tăng cường với giải pháp hạt nhân là phát huy vai trò quản lý của chính quyền cấp xã và sự ủng hộ của nhân dân để phòng chống dịch bệnh.
Khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa là khu vực cách ly, theo dõi sức khỏe bệnh nhân.
Video đang HOT
Trở về từ Trung Quốc trong thời điểm dịch SARS – CoV-2 diễn biến phức tạp, chị Lê Thị Nga cùng 21 người khác ở xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương đã được cách ly, theo dõi tại nhà. Qua 14 ngày cách ly, đến nay, tất cả những trường hợp này đều không có biểu hiện của dịch bệnh viêm đường hô hấp, sức khỏe tốt. Chị Lê Thị Nga, Xã Quảng Nham, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Sau khi trở về từ Trung Quốc được cán bộ trạm y tế xã đến quan tâm hỏi thăm, tuyên truyền cho cách ly, bên ngoài, mình cũng không tiếp xúc với ai cả, chỉ ở nhà thôi. Trong thời gian cách ly cán bộ y tế xã đến ngày 2 lần để kiểm tra. Rất may không sao cả”.
Không chỉ kiểm soát những lao động làm việc tại các vùng dịch đã trở về địa phương, huyện Quảng Xương cũng tập trung rà soát danh sách những lao động là người địa phương đi làm việc ở vùng có dịch chưa trở về để chủ động trong phát hiện, giám sát dịch . Bác sỹ chuyên khoa 2 Nguyễn Văn Chiến, Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: “Huyện Quảng Xương lập danh sách của các xã đưa lên, hiện còn 138 trường hợp đang làm việc tại Trung Quốc và một số nước chưa về. Chúng tôi đã lập danh sách, nếu về là chúng tôi quản lý”.
Để giám sát chặt số lao động đi và đến từ các vùng có dịch, Thanh Hóa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền tại cơ sở nhằm nâng cao nhận thức của ngươi dân về các biện pháp phòng chống dịch SARS – CoV-2, trong đó có việc giám sát, cách ly các nguồn lây bệnh. Do đó, việc giám sát, cách ly, theo dõi y tế đối với những người trở về từ các vùng dịch và những người tiếp xúc đã được người dân các đơn vị, doanh nghiệp đồng tình ủng hộ.
Đến nay, 2.086 người Thanh Hóa trở về từ các vùng có dịch và 842 lao động người nước ngoài làm việc tại Thanh Hóa đã qua thời gian cách ly theo dõi 14 ngày sức khỏe đều ổn định, đã trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường.
Tiến sỹ Trịnh Hữu Hùng, Giám đốc sở Y tế tỉnh Thanh Hóa cho biết: Thanh Hóa chỉ còn gần 350 người đi và đến từ các vùng có dịch đang được cách li theo dõi tại các doanh nghiệp và gia đình: “Các địa phương làm nghiêm túc cách ly y tế đối với nguời nước ngoài đi từ vùng dịch đến lao động tại Thanh Hóa và người Thanh Hóa lao động từ các vùng dịch trở về. Tuy nhiên, người lao động Thanh Hóa đi lao động theo đường tiểu ngạch ở nước ngoài còn tương đối đông. Chúng tôi yêu cầu các địa phương nắm chắc số lượng người này để khi họ quay trở về là phải được theo dõi cách ly về y tế ngay”- Tiến sỹ Hùng nói./.
Theo VOV
Báo cáo việc sử dụng dịch vụ đưa đón học sinh trước ngày 28/12
Bộ GDĐT vừa có văn bản gửi các Sở GDĐT nhắc nhở về việc tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm an toàn cho học sinh khi sử dụng dịch vụ đưa đón bằng xe ô tô.
Ảnh minh họa
Theo đó, Bộ GDĐT yêu cầu các Sở GDĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn tổ chức kiểm tra, rà soát và báo cáo tổng hợp thực trạng về việc sử dụng dịch vụ đưa đón học sinh bằng xe ô tô. Ngoài ra, các đơn vị tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan trên địa bàn kiểm tra, rà soát việc thực hiện quy định pháp luật và hợp đồng vận chuyển đối với các cơ sở giáo dục và đơn vị kinh doanh vận tải tổ chức đưa đón học sinh bằng xe ô tô. Sau khi tổ chức kiểm tra, rà soát, các đơn vị phải báo cáo kết quả triển khai về Vụ Công tác học sinh- sinh viên (Bộ GDĐT) trước ngày 28/12/2019, trong đó có thống kê cụ thể về các trường có sử dụng dịch vụ đưa đón học sinh bằng xe ô tô trên địa bàn.
Trước đó, ngày 16/8/2019, Bộ GDĐT cũng đã yêu cầu các sở giáo dục và đào tạo rà soát, báo cáo về thực trạng sử dụng dịch vụ đưa đón học sinh bằng xe ô tô, song nhiều địa phương thực hiện chưa nghiêm túc. Đến nay, Bộ GDĐT mới nhận được 8 báo cáo của các tỉnh: Ninh Bình, Quảng Nam, Bến Tre, Bắc Giang, Cao Bằng, Gia Lai, Khánh Hòa, Thanh Hóa về kết quả triển khai việc rà soát, thống kê tình hình đưa đón học sinh bằng xe ô tô.
Mới đây nhất, tại các tỉnh Đồng Nai và Bình Dương đã xảy ra sự việc học sinh bị văng khỏi xe đưa đón khi xe đang di chuyển. Sự việc dù không gây thiệt hại về người, nhưng đã khiến phụ huynh hoang mang và lo lắng về thực trạng xe đưa đón học sinh hiện nay.
Xe khách giường nằm bốc cháy dữ dội trên quốc lộ 1A, 12 hành khách cùng tài xế hoảng loạn chạy thoát thân Vụ hoả hoạn xảy ra khi xe khách giường nằm đang đi qua địa phận huyện Hà Trung, Thanh Hoá khiến 12 hành khách và tài xế kịp thoát thân. Khoảng gần 13h ngày 5/12, một xe khách loại giường nằm mang BKS 12B 005xx mang biển hiệu Dũng Lan, trú tại tỉnh Lạng Sơn do tài xế Hoàng Việt Hùng (41 tuổi,...