Thanh Hoá: Khởi công khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao 3.000 tỷ đồng
Hôm qua, tại xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc (Thanh Hoá) đã diễn ra lễ khởi công khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng.
Theo đại diện chủ đầu tư Tập đoàn Xuân Thiện, khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện sau khi hoàn thành, mỗi năm sẽ tạo ra khoảng 180.000 tấn thực phẩm từ thịt lợn; 50.000 tấn thành phẩm từ trái cây, rau củ quả; 1,2 triệu tấn thức ăn chăn nuôi; 600.000 tấn phân vi sinh hữu cơ; hình thành tổng đàn lợn 67.500 lợn nái và cung cấp 1,5 triệu lợn thịt/năm.
Các đại biểu tham dự lễ khởi công dự án sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện.
Dự kiến khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện sẽ hoàn thành vào quý II/2021, đến quý IV/2021 sẽ đưa sản phẩm ra thị trường.
Để sản xuất bền vững, phòng tránh, kiểm soát tốt được dịch bệnh, các dự án của Tập Đoàn Xuân Thiện đều áp dụng công nghệ cao 4.0 của châu Âu và công nghệ sinh học vào sản xuất và chế biến.
Với công nghệ này, chuỗi dự án sẽ tận dụng được các phụ phẩm từ quá trình sản xuất, theo hướng nông nghiệp tuần hoàn để làm ra các sản phẩm phục vụ ngược lại các công đoạn sản xuất, chế biến… Chính vì vậy, chuỗi dự án được đánh giá vừa tiết kiệm, vừa thân thiện với môi trường.
Lễ ký hợp tác giữa Tập đoàn Xuân Thiện và UBND huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa).
Sau khi dự án đi vào hoạt động, các nhà máy sẽ thu mua nông sản của bà con tại huyện Ngọc Lặc và vùng lân cận của Thanh Hóa để làm nguyên liệu sản xuất. Qua đó, giúp thay đổi cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, cải thiện đời sống của bà con nông dân.
Ngoài ra, Tập đoàn Xuân Thiện còn đề xuất đầu tư dự án khu liên hợp sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện (Thanh Hóa) với tổng mức đầu tư 36.000 tỷ đồng.
Phát biểu tại lễ khởi công, ông Lê Đức Giang – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đánh giá cao dự án chăn nuôi gắn với chế biến của Tập Đoàn Xuân Thiện. Dự án đi vào hoạt động sẽ tạo ra các sản phẩm nông nghiệp theo chuỗi có giá trị gia tăng cao, tạo nhiều việc làm và thu nhập ổn định cho lao động địa phương.
Video đang HOT
Các đại biểu bấm nút khởi công sản xuất, chăn nuôi công nghệ cao Xuân Thiện với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng.
Cũng theo ông Lê Đức Giang, dự án chăn nuôi gắn với chế biến của Tập Đoàn Xuân Thiện không những góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, mà còn đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn Thanh Hóa.
Chính vì vậy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang đề nghị Tập đoàn Xuân Thiện tiếp tục thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các quy định của pháp luật về xây dựng, bảo vệ môi trường… đồng thời, ông cũng mong muốn Tập đoàn Xuân Thiện tập chung nguồn lực, trang thiết bị, phương tiện để đầu tư dự án, sớm đưa chuỗi dự án vào hoạt động.
Vượt dịch Covid-19, Việt Nam mở cửa xuất khẩu nhiều cây trái
Phóng viên Báo NTNN phỏng vấn ông Hoàng Trung - Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (BVTV- Bộ NNPTNT) về những kết quả đạt được trong năm 2020 và những định hướng lớn của ngành trong những năm tới.
Vượt các rào cản kỹ thuật
Năm nay hầu hết các ngành đều chịu ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Vậy, Cục BVTV đã có những giải pháp gì để thích ứng và thực hiện các nhiệm vụ Bộ NNPTNT giao?
- Năm 2020 là một năm rất nhiều khó khăn. Đại dịch Covid-19 xảy ra trên toàn cầu làm đứt quãng nhiều khâu trong quá trình sản xuất, đàm phán mở cửa thị trường cũng như xuất khẩu và các dịch vụ logistic khác.
Đối với nhiệm vụ mà Cục BVTV được Bộ giao liên quan đến bảo vệ sản xuất, chúng tôi đang cố gắng bám sát kế hoạch sản xuất của từng địa phương, đặc biệt là bảo vệ thành công 43,5 triệu tấn lúa. Ngoài ra, các cây trồng khác cũng đảm bảo không để thiệt hại do sâu bệnh gây ra. Cho đến giờ phút này, phải khẳng định rằng, tất cả các vụ lúa cũng như các cây trồng chính đều được bảo vệ thành công và không có thiệt hại đáng kể nào do sâu bệnh gây ra.
Xoài là loại trái cây thứ 6 của Việt Nam được phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Ảnh: P.V
Để bảo vệ sản xuất, chúng tôi đã hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương tập trung sử dụng các biện pháp tổng hợp, trong đó có biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), "3 giảm - 3 tăng"..., đặc biệt sử dụng vật tư đầu vào là phân bón hữu cơ và thuốc BVTV sinh học.
Nhờ đó, chúng ta đảm bảo được hai yếu tố: Một là góp phần bảo vệ môi trường, đặc biệt là hệ sinh thái và các quần thể thiên địch trên đồng ruộng để phát triển theo hướng bền vững, nông nghiệp hữu cơ; hai là đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các sản phẩm trồng trọt được tạo ra.
Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Cục BVTV đã triển khai công tác kiểm dịch thực vật phục vụ xuất - nhập khẩu cũng như việc đàm phán mở cửa thị trường như thế nào?
- Hàng năm, cơ quan kiểm dịch của Việt Nam thực hiện kiểm dịch trung bình khoảng 400.000 lô hàng với hơn 70 triệu tấn hàng, trong đó 60% là xuất khẩu, 40% là nhập khẩu.
Năm vừa qua, qua kiểm dịch đối với hàng hóa nhập khẩu, cơ quan kiểm dịch đã ngăn chặn được hơn 5.000 trường hợp bị nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam. Chúng tôi đã cùng với doanh nghiệp và các nước đưa ra biện pháp xử lý phù hợp để đảm bảo nguyên tắc ngăn chặn và diệt trừ triệt để các đối tượng kiểm dịch thực vật nhưng vẫn duy trì được hoạt động xuất nhập khẩu và các nguồn nguyên liệu để sản xuất.
Cùng với đó, Cục BVTV đã tích cực đàm phán để giải quyết các rào cản kỹ thuật nhằm mở cửa thị trường. Trong năm 2020, Cục đã tiến hành đàm phán với 19 nước, tập trung vào 10 loại quả Việt Nam có lợi thế để xuất khẩu. Mặc dù rất khó khăn do đại dịch Covid-19, nhưng tiến độ đàm phán cũng như mở cửa thị trường và kết quả đạt được rất khả quan.
Cụ thể, chúng ta đã đàm phán và mời chuyên gia của Nhật Bản sang kiểm tra và tiến hành xuất khẩu thành công vải thiều sang thị trường Nhật Bản; thứ hai, quả bưởi với Mỹ chuẩn bị hoàn tất hồ sơ là xong; thứ ba, quả thanh long ruột đỏ chúng ta cũng làm và chính thức xuất khẩu sang Hàn Quốc.
Hiện nay, nhiều loại trái cây và củ chúng ta đã đàm phán xong phần kỹ thuật, chỉ chờ phía bạn đưa chuyên gia sang kiểm tra, đánh giá thực tế tại Việt Nam, sau đó hoàn tất các hồ sơ kỹ thuật và ký Nghị định thư chính thức.
Chúng tôi hy vọng, trong thời gian tới khi thế giới không chế tốt đại dịch Covid-19 và có vaccine thì việc đẩy nhanh tiến độ đàm phán sẽ tốt hơn và chúng ta có thể mở cửa nhiều hơn các sản phẩm trồng trọt của Việt Nam sang thị trường các nước.
Hướng đến nông nghiệp bền vững
Để hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, theo hướng hữu cơ, Cục BVTV đã hướng dẫn và chỉ đạo các địa phương tập trung sử dụng vật tư đầu vào là phân bón hữu cơ và thuốc BVTV sinh học. Ông có thể nói rõ hơn về vấn đề này?
- Việc phát triển và sử dụng phân bón hữu cơ và thuốc BVTV sinh học là hai chương trình lớn đã được Ban cán sự Đảng bộ NNPTNT thông qua. Đây là những chương trình rất quan trọng để Việt Nam chuyển đổi sang sản xuất nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và bảo đảm chất lượng hàng hóa phục vụ cho 100 triệu dân tiêu dùng và hướng tới xuất khẩu.
Trong 3 năm qua, từ chỗ chúng ta mới chỉ có 8% phân bón hữu cơ thì đến nay đã có 18,5% với tổng số sản phẩm phân bón hữu cơ đã cấp quyết định lưu hành là 4.468 sản phẩm, tăng hơn 4 lần so với thời điểm 2017.
Tổng công suất các nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ cũng tăng trong thời gian qua và đến nay đã đạt 3,5 triệu tấn.
Hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp và địa phương đã tham gia, đồng hành với Cục BVTV để đẩy nhanh tiến độ xây dựng, vận hành nhà máy để đến hết năm 2020 đạt 2 triệu tấn và những năm tiếp theo đạt 3-5 triệu tấn.
Tương xứng với đó, đến hết năm 2020, chúng ta đạt ít nhất 1% diện tích đất trồng trọt theo hướng sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Về chương trình phát triển và sử dụng thuốc BVTV sinh học, chúng tôi đã tập trung ưu tiên chính sách để các doanh nghiệp đăng ký và sử dụng thuốc BVTV sinh học nhiều hơn. Đến nay, số lượng thuốc BVTV sinh học đã được đưa vào danh mục là 18,26%, đưa Việt Nam đứng đầu trong khu vực ASEAN về số lượng thuốc BVTV sinh học.
Cùng với đó, chúng tôi đã lựa chọn các sản phẩm thuốc BVTV sinh học mới, tốt, hiệu quả. Từ đó, phối hợp cùng với khuyến nông và các địa phương tuyên truyền cho người dân.
Hiện nay, nhiều thị trường đang yêu cầu thực hiện vấn đề truy xuất nguồn gốc rất khắt khe, Cục đã có giải pháp nào để triển khai cũng như quản lý chặt chẽ vấn đề này?
- Phải nói rằng hầu hết các nước đều có quy định về truy xuất nguồn gốc. Ngay khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) được ký kết, một trong những quy định bắt buộc là các sản phẩm trồng trọt, đặc biệt rau và quả khi xuất khẩu sang EU phải có mã số vùng trồng.
Mã số vùng trồng này được cơ quan có thẩm quyền là Cục BVTV kiểm tra, cấp và thông báo cho EU cũng như đưa lên các trang web của Cục. Và khi xuất khẩu, chúng ta đều phải chứng nhận vào trong giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật xuất khẩu.
Hiện nay, với thị trường Trung Quốc và các thị trường "khó tính" đã mở cửa thị trường, Cục đã cấp được gần 2.000 mã số vùng trồng và khoảng 1.800 cơ sở đóng gói.
Cục BVTV đang hướng dẫn, tập huấn cho các địa phương để đảm bảo việc cấp mã số vùng trồng phải đúng theo quy định, đảm bảo chất lượng và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu và ngăn chặn một cách có hiệu quả việc mạo danh, sử dụng không đúng các mã số vùng trồng đã xảy ra trong thời gian qua.
Xin cảm ơn ông!
Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất liên tiếp xảy ra 4 vụ tai nạn lao động, khiến 6 người tử vong Thanh tra sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ngãi cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, tại Khu liên hợp sản xuất gang thép Hòa Phát Dung Quất (huyện Bình Sơn) xảy ra 4 vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 6 người chết, nhiều người bị thương. Theo thanh tra sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ngãi, tính từ đầu năm 2020, Khu liên...