Thanh Hóa: Hàng loạt giáo viên cấp 2 chuyển sang dạy… mầm non
Hiện nay, tình trạng giáo viên dôi dư đang là vấn đề “ nóng” của huyện Ngọc Lặc (Thanh Hóa). Do tình trạng dôi dư nhiều nên trong năm học 2015 – 2016, địa phương này đã ra quyết định luân chuyển hơn 20 giáo viên THCS sang bậc học mầm non.
Theo thống kê của Phòng GD-ĐT huyện Ngọc Lặc, hiện nay, trên địa bàn huyện này còn dôi dư hơn 180 giáo viên, trong đó chủ yếu là giáo viên cấp THCS.
Bà Phạm Thị Ngân -Trưởng phòng GD-ĐT huyện Ngọc Lặc cho biết, địa phương này đang tìm cách để giải quyết dần trên cơ sở tính toán lại nhu cầu hiện nay. Trong đó, năm học 2015 – 2016 sẽ điều chuyển thêm một số giáo viên dôi dư sang bậc học mầm non.
Trường THCS xã Ngọc Khê dôi dư nhiều giáo viên nhất địa bàn huyện Ngọc Lặc
Trước thực tế, những giáo viên lâu nay công tác chuyên môn ở cấp THCS, sau khi được điều chuyển sang bậc học mầm non sẽ có sự “lệch pha”, bà Ngân cho biết, về vấn đề này, Sở GD-ĐT sẽ hỗ trợ tập huấn lại cho những người phải luân chuyển sang bậc học mầm non.
Cũng theo thống kê của Phòng GD-ĐT, hiện nay, đơn vị dôi dư nhiều nhất là Trường THCS Ngọc Khê với 18 giáo viên. Trên thực tế, do tình trạng giáo viên dôi dư nhiều, để đảm bảo đủ thời gian đứng lớp nên lâu nay, phương án mà huyện Ngọc Lặc đưa ra là tổ chức bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém không thu tiền…
Năm học 2014 – 2015, nhiều giáo viên ngoài giờ lên lớp ở trường, tối đến thường được phân công phối hợp cùng với chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể đến nhà học sinh để kiểm tra việc học tập, phụ đạo học sinh, kiểm tra góc học tập…
“Việc phân công ngoài tiết dạy trên lớp, nhiều hoạt động ngoài giờ và phân công nhiệm vụ khác để tạo sự công bằng trong công việc. Tư tưởng giáo viên ổn định trong năm học vừa rồi. Kế hoạch đến năm 2017 là giải quyết xong số giáo viên dôi dư”, bà Ngân cho biết.
Video đang HOT
Được biết, những giáo viên dôi dư chủ yếu là những trường hợp được ký quyết định tuyển dụng năm 2008. Đối tượng luân chuyển đợt này chủ yếu là giáo viên nữ ở các bộ môn thừa giáo viên.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, thầy Đỗ Ngọc Đức – Hiệu trưởng Trường THCS Ngọc Khê, huyện Ngọc Lặc cho biết: “Khó khăn nhất của nhà trường là bố trí việc, người thì nhiều mà việc thì ít. Dạy thêm buổi chiều để có giờ làm việc”.
Theo thống kê của nhà trường, bình quân giáo viên chỉ đứng lớp 11,5 tiết/tuần. Thời gian qua, nhà trường bố trí dạy thêm 2 buổi chiều/tuần. Trong năm học này có 4 giáo viên nữ phải chuyển sang dạy mầm non.
Cô Nguyễn Thị Hồng – giáo viên Trường THCS Ngọc Khê chia sẻ: “Tôi về trường từ năm 2008, dạy môn Sử, các chế độ được hưởng bình thường, nếu ngành điều công việc gì thì mình làm công việc đó. Tôi sẵn sàng đi theo sự phân công của Phòng GD-ĐT”.
Cũng theo thầy Đức cho biết, hiện nay nhà trường có 16 giáo viên tuổi từ 50 trở lên nên hạn chế trong vấn đề cập nhật thông tin. Trong khi đó, số giáo viên trẻ lại nằm trong diện dôi dư nên phải luân chuyển cũng là một khó khăn của nhà trường. Người dạy không yên tâm làm việc, có những cô rất khó khăn, cần phải ổn định công tác tổ chức.
Ngày 18/9, Chủ tịch UBND huyện Ngọc Lặc đã ký quyết định điều chuyển 26 giáo viên THCS trên địa bàn sang bậc học mầm non.
Duy Tuyên
Theo Dantri
Khai giảng trên "cổng trời" xứ Nghệ
Năm học mới 2015 - 2016, thầy và trò của cả 3 bậc học mầm non, tiểu học, THCS của xã Nậm Cắn, Kỳ Sơn (Nghệ An) cùng tổ chức chung lễ khai giảng vào ngày 5.9 tại trường Tiểu học Nậm Cắn, nơi được người dân địa phương gọi là "cổng trời".
Tới dự lễ khai giảng có ông Hồ Đức Phớc - Bí thư Tỉnh ủy, lãnh đạo Sở GD&ĐT Nghệ An cùng lãnh đạo huyện Kỳ Sơn và đông đảo thầy cô, các em học sinh, bà con các dân tộc thiếu số.
Được biết, xã Nậm Cắn là một trong những xã biên giới xa xôi nhất của huyện Kỳ Sơn, cách TP Vinh gần 300km. Các em học sinh tại đây đều là người dân tộc thiểu số, trong đó có 70% các em là người dân tộc Mông, còn lại là người Khơ - Mú, Thái.
Ngày hôm nay, các em mặc những bộ váy, những bộ quần áo truyền thống của dân tộc mình đến trường dự lễ khai giảng năm học mới. Nhiều phụ huynh thức dậy từ tờ mờ sáng, vượt hàng chục km đường rừng từ các bản xa xôi như Huồi Pốc, Nọng Dẻ... đưa con đến trường kịp giờ khai giảng. Các em nhanh chóng làm vệ sinh lớp học, sân trường và đứng xếp hàng ngay ngắn, chỉnh sửa trang phục cho nhau.
Người dân địa phương gọi xã Nậm Cắn là cổng trời là bởi nơi đây là vùng biên giới sát với nước bạn Lào. Để đến được xã Nậm Cắn, phải vượt qua những con đường núi quanh co, dốc thẳng đứng. Xã Nậm Cắn có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 200 đến 300m. Chính vì những lý do trên mà người dân địa phương gọi Nậm Cắn là "cổng trời".
Cả sân trường như vườn hoa rực rỡ khi có đến hơn 300 học sinh. Ngày khai giảng, các em mầm non còn bỡ ngỡ, học sinh tiểu học đã người lớn thêm một chút, hay các anh chị THCS mạnh dạn, chững chạc rất nhiều... tất cả đều chung niềm vui náo nức, rộn ràng, pha lẫn hồi hộp khi được lên lớp, bước vào năm học mới.
Tại buổi lễ khai giảng, em Lầu Y Huyền, trường Tiểu học Nậm Cắn 1 thay mặt cho các bạn học sinh bày tỏ niềm vui, xúc động trong ngày khai giảng, và hứa với thầy cô, các bác, các cô, chú sẽ chăm chỉ học tập, rèn luyện.
Nhân dịp này, ông Hồ Đức Phớc thay mặt lãnh đạo tỉnh cũng đã trao các suất quà cho hộ nghèo xã Nậm Cắn, Kỳ Sơn và trồng cây lưu niệm tại trường Tiểu học Nậm Cắn 1. Bí thư tỉnh ủy Nghệ An cũng động viên và khích lệ thầy trò trường mầm non, tiểu học, THCS Nậm Cắn tiếp tục vượt khó bám trường, bám lớp dạy bảo các em học sinh.
Hai em học sinh người dân tộc Thái của trường THCS Nậm Cắn mặc những bộ quần áo mới dự lễ khái giảng năm học 2015- 2016
Những em học sinh người dân tộc thiểu số ở huyện miền núi Kỳ Sơn vượt những con suối, cánh rừng từ những bản làng xa xôi đến trường THCS Nậm Cắn dự lễ khai giảng.
Các em học sinh từ mầm non, tiểu học, THCS ở xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn được lãnh đạo tỉnh, địa phương và thầy cô giáo chào đón nồng ấm trước thềm năm học mới.
Màn văn nghệ chào mừng ngày khai giảng năm học mới.
Các em học sinh đang say mê với những tiết mục văn nghệ do các bạn cùng trang lứa biểu diễn chào mừng năm học mới.
Theo_Dân việt
Ngày khai giảng ở nơi lũ lịch sử vừa đi qua Đúng 8 giờ, sáng nay 5.9, gần 300 nghìn học sinh từ cấp mầm non đến cấp THPT trên toàn tỉnh Quảng Ninh đều có mặt đầy đủ tham dự Lễ khai giảng năm học mới 2015-2016. Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh đã đến chung vui, chúc mừng trên 1.200 giáo viên và học sinh Trường THPT Cẩm Phả nhân...