Thanh Hóa, Hải Phòng chủ động ứng phó với bão và áp thấp nhiệt đới
Để ứng phó với bão và áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, các tỉnh Thanh Hóa và Hải Phòng đã yêu cầu các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan theo dõi chặt chẽ tình hình và chủ động ứng phó.
Thanh Hóa chủ động ứng phó với bão TRAMI
Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa vừa có Công điện số 33 gửi Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ngành, đơn vị liên quan chủ động ứng phó với bão TRAMI.
Theo đó, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa yêu cầu các địa phương, đơn vị liên quan theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, từ đó quản lý chặt chẽ phương tiện ra khơi và tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ phương tiện, thuyền trưởng tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm. Vùng nguy hiểm trong 72 giờ tới được tính từ vĩ tuyến 15 – 20 độ vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 115 độ Kinh Đông (vùng nguy hiểm được điều chỉnh trong các bản tin dự báo).
Các đơn vị, địa phương sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu cũng như tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên báo cáo về Văn phòng Thường trực Chỉ huy Phòng chống thiên tai tỉnh và Văn phòng Thường trực Chỉ huy Phòng thủ dân sự, Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh.
Theo bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 7 giờ ngày 23/10, bão TRAMI (tiếng Việt là Trà Mi), có vị trí tâm ở vào khoảng 15,7 độ Vĩ Bắc; 124,6 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông đảo Luzon (Philippines).
Dự báo đến chiều 24/10, bão sẽ đi vào Biển Đông với cường độ cấp 10, giật cấp 12; đến ngày 25/10, bão mạnh lên cấp 11, giật cấp 14, vùng nguy hiểm từ vĩ tuyến 15 – 20 độ vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 115 độ Kinh Đông.
Video đang HOT
Hải Phòng chủ động ứng phó áp thấp nhiệt đới
Tàu thuyền neo đậu an toàn tại cảng Đồ Sơn (Hải Phòng). Ảnh tư liệu: Minh Quyết/TTXVN
Ngày 23/10, UBND thành phố Hải Phòng đã yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện theo dõi chặt chẽ, chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão và đi vào Biển Đông.
Theo đó, UBND thành phố yêu cầu các sở, ban, ngành và UBND các quận, huyện quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, lồng bè nuôi trồng thủy sản, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của áp thấp nhiệt đới để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Các địa phương, đơn vị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu; tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của áp thấp nhiệt đới đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó. Các đơn vị tổ chức trực ban nghiêm túc, theo dõi chặt chẽ diễn biến của áp thấp nhiệt đới, sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu có thể xảy ra; báo cáo kịp thời về Cơ quan Thường trực phòng, chống thiên tai (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết; chủ động tham mưu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự thành phố, UBND thành phố các nội dung chỉ đạo để ứng phó áp thấp nhiệt đới.
Biển Đông có thể đón 5 cơn bão trong 3 tháng cuối năm
Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu dự báo tháng 10-12, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm.
Viện Khoa học khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu cho biết, tổng hợp kết quả dự báo của các trung tâm dự báo khí hậu trên thế giới, hiện nay ENSO có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina trong tháng 10-12 với xác suất khoảng 50-70%.
Cơ quan này dự báo trong 3 tháng 10-12, bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam xấp xỉ đến cao hơn trung bình nhiều năm (trung bình nhiều năm có 4-5 cơn vào Biển Đông, trong đó có 2-3 cơn ảnh hưởng đến Việt Nam).
Khu công nghiệp Đồ Sơn (Hải Phòng) thiệt hại sau bão Yagi (Ảnh: Ngọc Tân).
Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu dự báo, gió mùa mùa đông có khả năng đến muộn hơn so với trung bình nhiều năm; có cường độ thấp hơn ở các tháng 11-12 và mạnh hơn trong các tháng 1-3/2025.
Đề phòng các đợt rét đậm, rét hại xảy ra trong các tháng chính đông.
Về xu thế nhiệt độ trong 3 tháng cuối năm, trên hầu hết cả nước nhiệt độ xấp xỉ hoặc cao hơn trung bình nhiều năm.
Lượng mưa 3 tháng cuối năm ở Bắc Bộ xấp xỉ trung bình nhiều năm, nhưng cao hơn ở Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Đề phòng các đợt mưa lớn xảy ra gây lũ, ngập lụt nghiêm trọng cho khu vực Trung Bộ. Mùa mưa ở Tây Nguyên, Nam Bộ có khả năng kết thúc muộn hơn.
ENSO là chữ viết tắt của các từ ghép El Nino Southern Oscillation để chỉ cả hai hiện tượng El Nino và La Nina.
Trong đó những năm có hiện tượng El Nino hoạt động mạnh thì nắng nóng, khô hạn kéo dài, mùa mưa đến muộn. Lũ lụt ở mức xấp xỉ hoặc thấp hơn trung bình nhiều năm. Đồng thời bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông ít hơn trung bình.
Ngược lại, vào những năm có hiện tượng La Nina hoạt động mạnh thì những đợt gió mùa đông bắc hoạt động liên tục với cường độ mạnh.
Gió mùa mùa hè cũng hoạt động khá mạnh và ổn định, đem đến lượng mưa mùa mưa vượt trung bình, số cơn bão và áp thấp nhiệt đới nhiều hơn trung bình.
Sau bão Yagi, 17 tỉnh miền Bắc có nguy cơ xảy ra sạt lở Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ NN&PTNT) cho biết, bão Yagi đã gây ra mưa lớn ở nhiều địa phương, 17 tỉnh miền Bắc có nguy cơ xảy ra sạt lở. Chiều 8/9, đại diện Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, bão Yagi (bão...