Thanh Hóa dự V.League 2020: Bất ngờ về 3 cặp anh em, chú cháu
Chính sách ưu tiên sử dụng cầu thủ bản địa của Thanh Hoá càng tạo điều kiện cho những cầu thủ có mối quan hệ huyết thống, họ hàng ra sân cùng nhau tại V.League.
1. Hoàng Đình Tùng – Hoàng Anh Tuấn
Đình Tùng và Anh Tuấn là 2 anh em ruột và đến nay đã là mùa giải thứ 4 họ thi đấu cùng nhau tại V.League. Tuy nhiên, số trận mà cả hai vào sân cùng lúc tương đối hiếm do Đình Tùng đá tiền đạo trái, Anh Tuấn lại chơi tốt ở vị trí hộ công vốn thường thuộc về Omar. Tiền vệ trẻ này cũng có thể chơi được ở biên trái thì vị trí lại được nắm giữ bởi chính anh trai mình.
Trong khi Đình Tùng đã được xem là một huyền thoại của bóng đá Thanh Hoá thì Anh Tuấn vẫn ở giai đoạn khẳng định bản thân mình. Tiền vệ sinh năm 1996 có cái chân trái rất khéo léo, thi đấu sáng tạo và khả năng đá phạt cũng rất ấn tượng. Từng là trụ cột của các tuyến trẻ Thanh Hoá, nhưng khi thi đấu ở môi trường chuyên nghiệp, Anh Tuấn chưa thể thoát khỏi cái bóng quá lớn của anh trai Đình Tùng.
2. Nguyễn Trọng Phú – Nguyễn Trọng Hùng
Đây là cặp anh em ruột thứ 2 trong đội hình của Thanh Hoá tại V.League 2020. Mùa giải này mới là lần đầu tiên mà Trọng Hùng và Trọng Phú mới được thi đấu cùng nhau trong một màu áo. Người anh trai Trọng Hùng phải chia tay PVF để trở lại đội bóng quê hương chỉ sau 2 năm tập luyện tại.
Trong khi đó, Trọng Phú thi đấu tương đối thành công, từng vô địch VCK U17 Quốc gia cũng như tuyển thủ như Bùi Tiến Dụng, Hà Đức Chinh, Thanh Thịnh… Chơi ở vị trí hộ công, anh từng được đánh giá rất cao nhờ cái chân trái “dị”, lối đá sáng tạo. Nhưng rồi những chấn thương nặng liên tiếp khiến Trọng Phú gặp quá nhiều khó khăn trong việc phát triển bản thân mình.
Video đang HOT
Đặc biệt hơn, Trọng Hùng và Trọng Phú lại là em họ của cựu tuyển thủ Quốc gia Mai Xuân Hợp. Bản thân Trọng Hùng cũng được HLV Park Hang-seo triệu tập vào ĐT Việt Nam. Giờ đây, nếu Trọng Phú cũng có cơ may như vậy, đây sẽ là gia tộc hiếm hoi có đến 3 cầu thủ khoác áo ĐTQG.
3. Nguyễn Hữu Lâm – Lê Văn Đại
Khác với các cặp đôi kể trên, Lê Văn Đại là… chú họ của Nguyễn Hữu Lâm. Do khoảng cách về tuổi tác khá gần (Văn Đại sinh năm 1996, Hữu Lâm sinh năm 1998) nên cả hai từng có khá nhiều cơ hội ra sân cùng nhau trong màu áo đội bóng quê hương. Điều đặc biệt, 2 chú cháu đều chơi ở vị trí trung vệ và còn được xem là sự bổ sung hoàn hảo của nhau.
Trong quá khứ, Hữu Lâm từng cùng U19 Việt Nam giành vé đến FIFA U20 World Cup 2017. Anh cũng có tên trong danh sách sơ bộ của U23 Việt Nam dự SEA Games 30. Trong khi đó, Văn Đại đã có ngôi Á quân ở VCK U23 châu Á 2018 cũng như được HLV Park Hang-seo triệu tập vào ĐT Việt Nam để chuẩn bị cho vòng loại World Cup 2022.
Như vậy, trong trường hợp tận dụng tối đa nhân sự, HLV Fabio Lopez có thể đưa đến 3 cặp cầu thủ có quan hệ huyết thống. Tất nhiên, đây là khả năng khó diễn ra do sự tương đồng về vị trí thi đấu giữa các cầu thủ này.
TS Thể thao TPHCM
Huỳnh Công Đến: Từ án kỷ luật 8 tháng đến biệt danh "tiểu Công Phượng"
Từng có lúc mắc phải lầm lỗi song Công Đến đã biết cách vượt qua tất cả để trở lại với niềm đam mê số một - bóng đá, đồng thời được NHM Việt Nam yêu mến đặt cho biệt danh "tiểu Công Phượng".
Tại Vòng chung kết U19 Quốc gia 2017 tổ chức tại Thành phố Quy Nhơn, một cầu thủ trẻ đã khiến giới chuyên môn và mộ điệu phải bất ngờ, đó chính là Huỳnh Công Đến.
Tiền vệ thuộc biên chế PVF, trong giải đấu cận chuyên đầu tiên của sự nghiệp, đã thể hiện một phong độ thi đấu đầy chững chạc, xuyên suốt từ Vòng loại tới Vòng bảng giai đoạn vòng chung kết.
Tuy nhiên, phải tới hai trận đấu cuối cùng, quan trọng nhất của giải thì tiềm năng của Công Đến mới thực sự khiến người ta phải chú ý. Đối đầu với hai lò đào tạo mạnh nhất Việt Nam thời điểm bấy giờ là Viettel tại bán kết và Hà Nội tại chung kết, cậu đã ghi 3/4 bàn thắng cho PVF trong hai trận.
Dẫu cho những đóng góp này không thể giúp PVF lần thứ 2 lên ngôi vô địch tại cấp độ U19 Quốc gia, song phong độ chói sáng của chàng trai trẻ chưa đầy 16 tuổi đã giúp cậu có tên trong đội hình U19 Tuyển chọn Việt Nam vô địch U19 Quốc tế Báo Thanh Niên 2017 ngay sau đó.
HLV Hoàng Anh Tuấn sau đó cũng đã triệu tập Đến lên Đội tuyển U19 Quốc gia với tư cách là cầu thủ trẻ tuổi nhất của thế hệ mới 1999-2000-2001 hướng tới mục tiêu tái lập kì tích U20 World Cup của đàn anh hai năm trước đó.
Không chỉ vậy, ở trận chung kết U17 Quốc gia ba tháng sau, Công Đến lại một lần nữa tỏa sáng giúp PVF vượt qua Viettel. Lần này, chức vô địch đã thuộc về lò đào tạo được thành lập từ cuối năm 2007.
Chỉ trong vòng chưa đầy 6 tháng, từ một tiềm năng chỉ giới hạn trong phạm vi PVF, Công Đến đã vụt sáng trở thành một hiện tượng ở cấp độ quốc gia. Bắt đầu xuất hiện những bình luận, sự khen tụng so sánh Đến với Quang Hải, người từng trải qua lộ trình tương tự khi đánh dấu sự xuất hiện của bản thân sau kì U19 Quốc gia ở tuổi 16.
Nhưng rồi, biến cố xảy ra. Ngay sau thời điểm VCK U17 Quốc gia kết thúc, một án kỉ luật nội bộ của PVF đã được đưa ra giành cho Công Đến và 5 đồng đội khác cùng lứa tuổi vì những vi phạm nghiêm trọng về sinh hoạt.
PVF rời bản doanh cũ ở Thành Long để chuyển tới trụ sở mới tại Hưng Yên, nhưng không có sự xuất hiện của cầu thủ trẻ được đánh giá tài năng nhất. Một án phạt mà người PVF phải thừa nhận là "đau, nhưng phải làm", khi tôn chỉ chung của học viện là "thượng tôn kỉ luật".
Thời gian nhận án treo giò chắc chắn là khoảng hẫng đáng tiếc trong sự nghiệp đang thăng tiến của Công Đến, nhưng chính 8 tháng phải rời xa PVF, mái nhà đã gắn bó mật thiết từ khi còn là cậu bé mới 10 tuổi đã khiến cầu thủ này trưởng thành hơn rất nhiều.
Tới đầu năm 2018, sau quá trình giám sát từ xa và nhận thấy sự tiến bộ, Ban Lãnh đạo PVF đã ra quyết định xóa án kỉ luật cho Đến và các đồng đội.
Không phụ lòng tin tưởng của thầy cô, Đến đã lao vào tập luyện lấy lại phong độ và đóng góp lớn vào thành tích thăng hạng từ Hạng Nhì lên Hạng Nhất của CLB Phố Hiến ngay ở mùa giải đầu tiên thành lập.
Cũng trong mùa giải này, Công Đến có sự tiến hóa về phong cách chơi bóng khi dần chuyển biến bản thân từ một "số 10" chơi sau lưng tiền đạo, xuống trở thành một "số 8", kiểm soát và phát động ở khu vực trung tuyến.
Ở vị trí này, với khả năng kĩ thuật khéo léo và nhãn quan tinh tế, Công Đến dường như có cơ hội phát huy tốt hơn nữa những điểm mạnh bản thân và dần xây chắc cho mình vị thế của một cầu thủ lớn trong tương lai.
Không phải ngẫu nhiên mà Đến luôn chắc chân trong đội hình xuất phát của các đội bóng mình thi đấu trong mùa giải vừa qua, đồng thời đóng góp xuất sắc vào thành tích chung của tập thể, từ U21 Phố Hiến giành Á quân U21 Quốc gia tới Đội tuyển U19 Việt Nam vượt qua Vòng loại U19 Châu Á.
Nhưng không phải lúc nào con đường cũng trải hoa hồng, khi Đến phải nếm trải những kỉ niệm đáng quên, khi U19 Việt Nam thất bại trước U19 Campuchia tại Giải U19 Đông Nam Á, hay khi CLB Phố Hiến để thua trong trận play-off thăng hạng V.League.
Tất nhiên, thất bại và thử thách luôn là một phần của bóng đá, bởi gian nan mới thử được vàng. Với tố chất sẵn có, cùng ý chí luôn cầu tiến vượt qua nghịch cảnh, chúng ta hoàn toàn có thể kì vọng vào Công Đến, một trụ cột và thủ lĩnh của bóng đá Việt Nam trong tương lai, một người được các CĐV yêu mến ví như "tiểu Công Phượng".
Anh Phương
Lê Văn Xuân: "Mũi tên bạc" thay thế Đoàn Văn Hậu tại CLB Hà Nội là ai? Với việc thi đấu xuất sắc và có một mùa giải thành công cùng CLB Hồng Lĩnh Hà Tĩnh tại giải hạng Nhất 2019, Lê Văn Xuân đã được CLB Hà Nội gọi trở lại và đặt niềm tin rất lớn về việc sẽ trở thành mảnh ghép hoàn hảo để thay thế vị trí Đoàn Văn Hậu đang để lại. Sản phẩm...