Thanh Hóa: Đi “săn” loài cá đẹp mà tên nghe phì cười, thịt ăn thơm ngon, béo ngậy hơn ăn thịt lợn bản
Thủy triều vừa rút, hàng chục người dân ven biển xã Đa Lộc (huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa) lại chuẩn bị dụng cụ như: Ván lướt, cần câu, giỏ tre,…để xuống biển “săn” con cá còi.
Đây là loại cá lạ nhất quả đất bởi cá còi vừa biết bơi, lặn, leo cây…
Nguy hiểm “thợ săn” cá còi thường gặp
Có mặt tại bãi bồi ven biển xã Đa Lộc, phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, quan sát có hàng chục người dân đang chuẩn bị dụng cụ như: Cần câu, ván lướt, giỏ tre,…để xuống biển “săn” con cá còi.
Đặc biệt, những người “thợ săn” là nông dân luôn nhắc nhau muốn bắt con cá còi phải đi tất cẩn thận không các vật sắc nhọn dưới lớp bùn cứa vào lại chảy máu.
“Thợ săn” cá còi đợi thủy triều rút là bắt đầu lồi xuống biển. Ảnh: Vũ Thượng
Quãng đường mà người dân nơi đây đi “thu phục” con cá còi, loại cá được cho lạ nhất quả đất này dài hơn 3 km. Quá trình đi luôn đối mặt với những nguy hiểm khi vượt qua những bãi đá ngầm, vũng bùn lầy sâu 40-60 cm, thời tiết nắng gắt hay bị mất nước,…
Video đang HOT
Phóng viên Dân Việt theo chân “thợ săn” cá lạ nhất quả đất giữa bãi bùn mênh mông. Ảnh: Vũ Thượng
Ông Vũ Văn Độ (xã Đa Lộc, huyện Hậu Lộc) người có nhiều năm “săn” con cá còi cho biết: “Thời gian mà loại cá kỳ lạ nhất quả đất này xuất hiện ở bãi bồi xã Đa Lộc khoảng từ tháng 2-8 dương lịch hằng năm. Cá còi di chuyển rất nhanh nhẹ, chỉ nghe tiếng động là chúng lập tức kéo xuống hang bùn ẩn nấp”.
Người dân học cách đứng “bất động” để câu cá còi. Ảnh: Vũ Thượng
“Nghề này cũng vất vả lắm, chúng tôi phải di chuyển nhiều giờ giữa bãi bùn lầy nên mất rất nhiều sức. Những hôm nắng to thì con cá còi lại mới bò lên mặt bùn tắm nắng, tìm thức ăn nhiều…”, ông Độ chia sẻ.
Cá còi món ăn đặc sản ở vùng biển Đa Lộc
Cá còi vừa biết lặn, chạy trên mặt nước, trên cạn, vừa biết leo cây…Cá còi sống ở cửa sông, biển, nơi có mực nước không cao, lên xuống hằng ngày.
Cá còi hiện giá bán gần 200.000 đồng/kg. Ảnh: Vũ Thượng
Cá còi thường đào hang, lỗ để sinh sống, khi thủy triều rút thì chúng kéo lên mặt bùn kiếm ăn và phơi nắng, nếu thấy tiếng động hay có bóng người lập tức chúng lao ngay xuống hang ẩn nấp.
Mỗi con cá còi chỉ to bằng ngón tay. Ảnh: Vũ Thượng
Quan sát của phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN, cá còi dài chừng 10-15 cm, lớn bằng ngón tay, mắt lòi ra, đầu hình cá trê với hàm răng sắc nhọn, da màu đen có nhiều hoa văn với hình dáng giống cá bống, tươi lâu.
Cá còi nấu cùng quả cà chùa ăn ngon nức tiếng. Ảnh: Vũ Thượng
Đặc biệt, thịt cá rất thơm được mọi người ví “cá còi béo hơn thịt lợn”, có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như: Kho, nấu, rán…tùy vào sở thích từng người. Đây là món ăn đặc sản vùng biển Đa Lộc hiếm có nơi nào có được.
Câu loại cá còi không cần mồi. Ảnh: Vũ Thượng
Bà Hạnh (xã Đa Lộc) một thương lái thu mua cá còi lâu năm tâm sự: “Cá còi đầu mùa số lượng có hạn mà ăn thịt rất thơm ngon, nhiều người thích nên để có cá bán thì phải đặt trước các “thợ săn”. Đồng thời, lấy số điện thoại hẹn khi nào vào bờ gọi không là có người mua trước”.
Giỏ tre dùng để đựng cá còi khi bắt được. Ảnh: Vũ Thượng
“Hiện tại, tôi đang mua cá còi còn sống từ người đi bắt về giá giao động 180.000-200.000 đồng/kg, có hôm khách đặt mua đông quá không có cá mà bán”, bà Hạnh nói.
Phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN trò chuyện với những người thợ bắt cá giữa bãi bồi mênh mông, được biết, mỗi con nước (từng tháng) thì có thể xuống biển khoảng 15 ngày.
Cá còi “ngụy trang” nên rất khó phát hiện đòi hỏi “thợ săn” phải tinh mắt mới thấy. Ảnh: Vũ Thượng
Thông thường đầu con nước thời gian bắt cá kéo dài hơn, người bắt giỏi cũng bỏ túi 600-800.000đồng, người bắt kém bình quân cứ 300-400.000 đồng. Khi về cuối con nước, cá cũng giảm bớt và nước lên nhanh nên bắt được ít hơn.