Thanh Hóa: CSGT gắn camera trên mũ để xử lý vi phạm
Công an thành phố Thanh Hóa đã thử nghiệm gắn loại camera nhỏ trên mũ bảo hiểm của cảnh sát giao thông trong quá trình làm nhiệm vụ nhằm tăng hiệu quả xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Theo Thiếu tá Nguyễn Hồng Hải – Đội trưởng CSGT, Công an thành phố Thanh Hóa, tuy đang trong quá trình thử nghiệm, nhưng việc gắn camera trên mũ đã phát huy nhiều tác dụng trong xử lý vi phạm giao thông tại chỗ và xử lý nguội.
Camera được gắn trên mũ của lực lượng CSGT
Với việc gắn camera giám sát này trên mũ, lực lượng CSGT đã phát hiện nhiều lỗi như vi phạm không đội mũ bảo hiểm, nồng độ cồn, vượt đèn đỏ hay những xe chở đất đá rơi vãi. Những hình ảnh của camera ghi lại là bằng chứng không thể chối cãi được đối với những đối tượng vi phạm luật giao thông.
Việc gắn camera trên mũ sẽ tăng hiệu quả xử lý vi phạm giao thông
Vấn đề kinh phí đối với việc gắn camera rộng rãi khi tham gia tuần tra kiểm soát là rất lớn. Tuy nhiên, nếu mô hình này được đưa vào sử dụng thì hiệu quả sẽ rất cao trong quá trình xử lý vi phạm.
Duy Tuyên
Video đang HOT
Theo Dantri
CSGT có thể phạt "nguội" từ hình ảnh vi phạm người dân cung cấp
Theo đại diện Phòng Cảnh sát giao thông - CATP Hà Nội, nếu người dân cung cấp hình ảnh phương tiện vi phạm trật tự an toàn giao thông cho lực lượng CSGT, CSGT sẽ phân loại để xác minh tính xác thực và tính chất của vi phạm để có căn cứ xử lý.
Những ngày qua, lực lượng Cảnh sát giao thông - Công an thành phố Hà Nội tiếp tục triển khai xử lý các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) qua hệ thống camera giám sát. Các trường hợp vi phạm bị camera ghi lại hình ảnh, chuyển về Trung tâm chỉ huy giao thông và điều khiển đèn tín hiệu giao thông. Khi trung tâm có tín hiệu cảnh báo có xe vi phạm tại chốt, lực lượng tuần tra kiểm soát sẽ được thông báo qua bộ đàm để tiến hành xử lý tại chỗ.
Hình ảnh phương tiện vi phạm TTATGT được camera ghi lại, truyền về Trung tâm chỉ huy giao thông và điều khiển tín hiệu đèn giao thông.
Bên cạnh đó, một số trường hợp phương tiện vi phạm TTATGT bị người dân chụp ảnh, ghi hình lại, đăng tải trên mạng internet. Từ những thông tin này, lực lượng Cảnh sát giao thông đã vào cuộc xử lý các trường hợp có hành vi nguy hiểm.
Dư luận băn khoăn, liệu lực lượng CSGT có xử lý hết các trường hợp phương tiện vi phạm TTATGT từ những hình ảnh, clip do người dân quay, chụp được và cung cấp cho CSGT không? Việc xử lý này gặp phải vướng mắc nào? PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với Thiếu tá Phạm Quang Minh - Phó Đội trưởng Đội chỉ huy giao thông và điều khiển đèn tín hiệu giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông (PC67 - CATP Hà Nội).
Phân loại để xử lý
Xin ông giải đáp những băn khoăn, thắc mắc của người dân về việc xử phạt phương tiện vi phạm TTAGT từ những hình ảnh, clip do người dân cung cấp?
Hiện nay, lực lượng CSGT Hà Nội đang triển khai xử phạt các phương tiện vi phạm TTATGT thông qua hệ thống phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ của ngành công an. Các phương tiện, thiết bị này được quy định trong các văn bản pháp quy của Nhà nước và Bộ Công an.
Nhiều người dân vẫn thường sử dụng máy ảnh, điện thoại hay các phương tiện cá nhân để quay, chụp các hành vi vi phạm TTATGT. Sau khi ghi hình lại, họ gửi tới lực lượng CSGT, chúng tôi sẽ tiếp nhận với tính chất tham khảo, xem xét làm căn cứ để xử lý các vi phạm nếu có.
Ông có thể nói rõ hơn về việc tiếp nhận, xử lý những hình ảnh, clip do người dân cung cấp?
Cần phải nói rõ, những hình ảnh, clip do người dân cung cấp là những tư liệu có tính chất không chính thống. Vì vậy, sau khi tiếp nhận, chúng tôi sẽ phân loại, xác minh, làm rõ tính xác thực của các hình ảnh, clip này; xem xét liệu người cung cấp những tư liệu đó có mang tính trung thực, khách quan không hay cung cấp với mục đích cá nhân...
Tiếp đó, chúng tôi sẽ xem xét tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm TTATGT trong các hình ảnh, clip đã được phân loại, xác minh tính trung thực. Hành vi nào có tính chất nguy hiểm, chúng tôi sẽ lấy các hình ảnh, clip đó làm căn cứ để xử lý nghiêm.
Người dân có thể gửi các hình ảnh, clip về phương tiện vi phạm TTATGT về đâu? Nếu lượng hình ảnh, clip quá nhiều, lực lượng CSGT sẽ xử lý thế nào?
Mọi người dân có những hình ảnh, clip ghi lại hành vi vi phạm TTATGT của các phương tiện có thể gửi về Phòng CSGT - CATP Hà Nội, địa chỉ: số 86 phố Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm.
Trong thực tế, bên cạnh việc tiếp nhận, xem xét các hình ảnh, clip do người dân cung cấp, lực lượng CSGT vẫn chủ động ghi nhận qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, các kênh thông tin trên mạng internet... để nắm bắt, xử lý các trường hợp phương tiện vi phạm TTATGT. Một số trường hợp bị xử lý gần đây như lái xe tải đi ngược chiều trên cầu Nhật Tân, xe vi phạm trên Đại lộ Thăng Long...
Sẽ xử phạt "nguội" dù khó!
Nhiều người dân vẫn chưa nắm rõ về phạt "nguội". Ông có thể nói cụ thể về lộ trình tiến hành xử phạt "nguội"?
Hiện nay, chúng tôi đang chuẩn bị cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, hoàn thiện phòng xử lý vi phạm, lắp đặt hệ thống camera ở các nút giao thông để đưa hình ảnh về trung tâm xử lý vi phạm... Song song với đó, chúng tôi đang xây dựng quy chế phối hợp với các lực lượng khác của CATP Hà Nội.
Hoàn thiện những phần việc trên, chúng tôi sẽ báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Ban Giám đốc CATP, nếu được sự đồng ý của Ban Giám đốc, chúng tôi có thể triển khai xử lý các phương tiện vi phạm thông qua hệ thống camera.
Ông có thể chia sẽ một số khó khăn mà lực lượng CSGT có thể gặp phải khi triển khai xử phạt "nguội"?
Việc xử phạt "nguội" chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn. Cùng với việc hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật và xây dựng quy chế phối hợp với các lực lượng liên quan, chúng tôi cũng đặt ra các trường hợp khó khăn có thể gặp phải khi thực hiện như xe không sang tên đổi chủ, người vi phạm không phục khi bị "bắt" lỗi vi phạm...
Quan điểm của chúng tôi là khó vẫn phải làm. Từ thực tế triển khai xử phạt "nguội", khi có các vấn đề phát sinh, chúng tôi sẽ đề xuất tiếp, tham mưu cho lãnh đạo để hoàn thiện các quy định, quy trình xử lý làm sao đạt hiệu quả cao nhất.
Xin cảm ơn ông!
Khánh Linh
Theo Dantri
Bắt giữ đối tượng giả làm người nhà học sinh để lừa đảo Đội điều tra tổng hợp, Công an thành phố Tam Điệp (Ninh Bình) vừa bắt giữ đối tượng có hành vi giả làm người nhà học sinh vào các trường học trên địa bàn tỉnh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Đối tượng bị bắt giữ là Dương Thị Thêm (sinh năm 1988, trú tại Đội 5, xã Xuân Quang, huyện Thọ...