Thanh Hóa: Cô giáo mầm non xin ra khỏi ngành sau 13 năm cống hiến
Đồng lương không đủ trang trải kinh tế gia đình, bản thân đã tìm được việc khác có thu nhập cao hơn, muốn nhường cơ hội cho người khác chưa có việc làm, sau nhiều đêm trăn trở, cô giáo mầm non quyết định xin ra khỏi ngành sau 13 năm công tác.
Đó là trường hợp của cô giáo Nguyễn Thị Thu (SN 1986) đang công tác tại Trường Mầm non Định Tiến, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Ngày 16/9 vừa qua, cô Thu đã có đơn xin nghỉ việc.
Trong đơn, cô giáo Thu viết: “Trong 13 năm qua, tôi đã cố gắng học tập, tự rèn luyện và cố gắng để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao với vai trò giáo viên mầm non.
Tuy nhiên, mức thu nhập của giáo viên không đủ để trang trải cho kinh tế gia đình nên ngoài giờ đi dạy học tôi đã phải đi làm thêm để phục vụ cho cuộc sống. Đến nay, công việc làm thêm đó đang mang lại thu nhập chính cho gia đình tôi.
Vì vậy để giảm áp lực cho bản thân cũng như tạo cơ hội việc làm (dạy học) cho giáo viên khác chưa có việc làm, tôi viết đơn này kính mong UBND huyện, Phòng Nội vụ, Phòng Giáo dục và BGH trường mầm non Định Tiến tạo điều kiện cho tôi được nghỉ việc để dành toàn thời gian cho công việc mới. Tôi cũng xin cảm ơn đồng nghiệp đã giúp tôi trưởng thành trong những năm tháng gắn bó với nghề giáo dục”.
Đơn xin ra khỏi ngành của cô giáo Nguyễn Thị Thu
Chia sẻ với PV, cô Thu tâm sự: “Khi mới vào ngành với đồng lương eo hẹp lúc đó thật sự là rất khó khăn. Ngoài thời gian đứng lớp, tôi tranh thủ đi làm thêm, hiện đang làm quản lý bên bảo hiểm. Mặc dù vẫn còn rất yêu nghề nhưng xét thấy công việc mới mang lại thu nhập chính cho gia đình, hiện điều kiện kinh tế gia đình rất ổn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, để làm tốt cùng một lúc cả hai công việc là rất khó khăn. Nên tôi xin ra khỏi ngành vì hiện nay bản thân tôi đã tìm được một công việc tốt hơn, có thu nhập cao hơn. Tôi tự nguyện xin ra khỏi ngành để nhường cơ hội cho người khác chưa có việc làm và muốn cống hiến cho ngành giáo dục”.
Ghi nhận sự nỗ lực không mệt mỏi, suốt 13 năm giảng dạy cô Thu nhận được rất nhiều giấy khen từ tỉnh đến huyện
Bà Phạm Thị Năm, Hiệu trưởng Trường mầm non Định Tiến cho biết: “Khi biết cô Thu có nguyện vọng xin ra khỏi ngành chúng tôi đã cố gắng động viên, thuyết phục nhưng không được. Cô Thu là giáo viên giỏi toàn diện, cốt cán không những của trường mà là của huyện. Thường xuyên đi dạy mẫu tại các chuyên đề, với bề dày thành tích như: giáo viên giỏi cấp tỉnh, 3 lần được giám đốc sở khen, 3 lần đạt chiến sĩ thu đua, sáng kiến kinh nghiệm cấp tỉnh được ứng dụng vào dạy học thực tế, là nữ giáo viên giỏi việc trường, đảm việc nhà, là bí thư đoàn giỏi…
Mặc dù làm thêm bên bảo hiểm được gần 10 năm nhưng chưa bao giờ cô ấy làm ảnh hưởng đến công việc nhà trường. Cô thường làm vào ban đêm hoặc hội thảo vào ngày nghỉ.
Chúng tôi rất lấy làm tiếc, mặc dù cô ấy vẫn rất yêu nghề nhưng do áp lực công việc không thể đảm nhiệm tốt cả 2 bên nên mới xin ra khỏi ngành. Để đi đến quyết định khó khăn này, thực sự cô Thu cũng rất khổ tâm. Nhiều lần tâm sự với tôi, cô ấy khóc. Bao nhiêu năm đèn sách, 13 năm gắn bó với biết bao thế hệ mầm non, giờ phải chia tay ai cũng xót xa, tiếc cho 1 tài năng”.
Trường mầm non Định Tiến, nơi cô Thu công tác suốt 13 năm qua
Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Khanh, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Yên Định, Thanh Hóa cho biết: “Cô Thu là người rất có năng lực, đã có nguyện vọng xin ra khỏi ngành cách đây 2 năm, chúng tôi cùng với nhà trường đã cố gắng vận động cô Thu ở lại để cống hiến cho ngành. Đến thời điểm hiện tại, cô ấy tiếp tục đề xuất xin ra khỏi ngành. Chúng tôi rất lấy làm tiếc. Hiện Phòng Nội Vụ đang làm thủ tục để giải quyết đơn của cô Thu theo quy định”.
Trước đó, cô giáo Bùi Thị Nhàn (SN 1980), trú tại xã Hoằng Thịnh, huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa là giáo viên Trường Tiểu học Hoằng Thái, huyện Hoằng Hóa làm đơn xin nghỉ việc. Lý do cô Nhàn làm đơn xin ra khỏi ngành vì tìm đã tìm được một công việc với mức lương cao hơn lương giáo viên.
Ngọc Hưng
Theo giadinh.net
Vì sao Thanh Hóa chưa giải quyết nguyện vọng ra khỏi ngành do 'lương không đủ sống' của nữ giáo viên?
Huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) chưa giải quyết nguyện vọng xin ra khỏi ngành giáo dục của cô giáo trong ngày khai giảng vì lá đơn chưa đầy đủ nội dung.
Ngày 24/9, ông Nguyễn Hùng Thao - Trưởng phòng Nội vụ huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa) chia sẻ với VTC News về nguyện vọng xin nghỉ của cô giáo Bùi Thị Nhàn SN 1980, thôn Bình Tây, Hoằng Thịnh, Hoằng Hóa) - người viết đơn ra khỏi ngành giáo dục gây xôn xao dư luận thời gian qua.
Theo ông Thao, hiện ông không rõ cô Nhàn có còn muốn xin nghỉ việc hay không, bởi lá đơn trước đây của cô giáo này chưa đầy đủ nội dung nên phòng Nội vụ đã trả lại và hướng dẫn cô về viết lại đơn khác cho phù hợp.
"Đến nay chúng tôi vẫn chưa nhận được đơn nên chưa có đủ căn cứ để tham mưu cho UBND huyện Hoằng Hóa giải quyết sự việc của cô giáo", ông Thao nói.
Cô giáo Nhàn cho biết xin nghỉ việc do tìm được công việc khác có thu nhập cao hơn chứ không phải vì lý do bất mãn nào đó.
Bà Nguyễn Thị Nguyệt - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Hoằng Hóa cho biết, do chưa có quyết định nào từ cấp trên nên đơn vị vẫn bố trí cho cô Nhàn giảng dạy bình thường.
Lá đơn xin nghỉ việc với lý do "lương không đủ sống" của cô Bùi Thị Nhàn lan truyền trên mạng đầu tháng 9 khiến nhiều người xót xa.
Cô giáo này đã có 19 năm công tác trong ngành giáo dục với 12 năm biên chế chính thức. 6 triệu đồng là mức lương hàng tháng cô Nhàn nhận được. Với người trong nghề có lẽ đây không phải là thấp nhưng với cô Nhàn thì không đủ trang trải cuộc sống. Vì vậy tìm được công việc khác có thu nhập cao hơn, cô liền viết đơn xin nghỉ, chứ không phải vì lý do bất mãn nào đó.
"Nghỉ hay không nghỉ, suy nghĩ đó cứ giằng co trong tôi cả năm nay rồi. Khi quyết định nghỉ dạy tôi đã khóc rất nhiều. Tôi nuối tiếc với những gì mình cống hiến cho ngành giáo dục", cô Nhàn bùi ngùi nói. " Tôi tiếc nuối vì bản thân bỏ nhiều thời gian, công sức để được biên chế vào ngành mà đến giờ lại từ bỏ. Bao nhiêu người muốn có việc làm, mong được dạy học, thế mà tôi là từ bỏ".
Cô Nhàn gắn bó với ngành giáo dục từ năm 2000, khi đó còn là giáo viên hợp đồng. Để theo được nghề giáo, cô làm giáo viên hợp đồng trong 7 năm ở 7 - 8 trường học khác nhau, có trường chỉ dạy 1 tháng khi họ thiếu giáo viên. Đây cũng là quãng thời gian cô chịu nhiều thiệt thòi, vất vả nhất.
Trao đổi với VTC News, cô Nhàn cho biết vẫn giữ ý định xin nghỉ việc và đang chờ hướng giải quyết từ UBND huyện Hoằng Hóa.
Theo VTC
Một phạm nhân bị quạt đổ, chém tử vong khi lao động ở mỏ đá Trong lúc làm việc tại xưởng chế tác đá, một phạm nhân bị chiếc quạt đổ trúng người. Cánh quạt chém nhiều nhát vào người khiến người này bị thương và tử vong tại bệnh viện. Tối 21/9, Công an xã Yên Lâm (huyện Yên Định, Thanh Hóa) xác nhận sự việc phạm nhân P.T.M (32 tuổi, quê Hà Nội) đang thụ án...